Truyện kể của Lu Hà Phần I. Mẹ Tôi
Lòng Mẹ Thương Con
Nhân
ngày giỗ 49 Ngày
Mẹ
đi đã bốn chín ngày
Con
nơi viễn xứ thở dài xót xa
Nhớ
thương vót bút tuôn ra
Câu
thơ phảng phất bao la cõi trời
Tám
lăm trụ thế rã rời
Còn
đâu bóng mẹ giữa đời trần ai
Nguyên
thần thể khí u hoài
Không
gian vắng lạnh tuyền đài trầm luân
Mẹ
như chiếc lá trên ngàn
Tháng
năm vò võ trăng tàn biển dâu
Sương
pha cát bụi dãi dầu
Nỗi
niềm cố quốc úa màu cỏ rơi!
Bây
chừ hồn lạc chơi vơi
Tiêu
tan trần tục biển khơi sa bà
Hay
vào thế giới Phật Đà
Cam
lồ Bồ Tát ngự tòa thảnh thơi
Con
còn trụ thế với đời
Gian
nan hoạn nạn tả tơi đối đầu
Phong
trần bể khổ thương đau
Sân
si ái dục âu sầu héo hon
Mênh
mông như sóng nước cồn
Tình
thương của mẹ bồn chồn lòng con
Hương
lòng bay khắp núi non
Giác
linh vời vợi tần ngần mây trôi...!
17.4.2011
Lu Hà
Hôm nay ở quê nhà, anh em họ mạc làm giỗ 49 ngày cho thân mẫu của tôi. Nhưng tôi cứ thẩn thơ nghĩ và tự trách mình là đưá con chả ra gì, tuy rằng xa cách nghìn trùng lại ở xứ Âu Châu chả mấy ai làm lễ cúng giỗ; người Âu Châu chỉ quen làm lễ sinh nhật thôi. Bởi vì tôi là người Việt Nam nên vẫn cứ thấy áy náy, ngày giỗ mẹ mà chẳng làm lấy một mâm cơm cho thịnh soạn cúng bái hương khói dưới bài vị tục lệ như ở Việt Nam....mà chỉ gửi về một số tiền mai táng là xong thôi ư?
Ở Việt Nam vẫn có câu: cơm Tàu, vợ Nhật, ở nhà Tây và chết Việt Nam. Vì chết ở Việt Nam nghe nói sướng lắm, con cái làm ma chay to, kèn trống linh đình mấy ngày liền. Đấy là tục lệ xã hội thôi, chứ những người nghèo hay mấy người bị công an đánh chết tươi, chết bất đắc kỳ tử thì oan ức là chính cả người sống lẫn người chết đều khổ cả, lấy đâu mà ma chay cho linh đình? Thực ra mẹ tôi sống đến 85 tuổi cũng gọi là thượng thọ lắm rồi, chứ có phải chết non đâu mà nuối tiếc ân hận với đời? Nhưng lòng tôi vẫn cứ áy náy mãi không yên, nên mới muốn chuộc lại lỗi lầm hương khói cúng tế bằng cách làm một bài thơ và viết một câu chuyện kể về cuộc đời của mẹ để tạ tấm lòng yêu thương công ơn, mà mẹ đã giành cho tôi. Chưa biết chừng cứ đà này mà chuyện nọ sang chuyện kia, tôi lại hứng lên dần dần viết cả một tập hồi ký cũng nên? Thật lòng cũng muốn lưu lại hình bóng một thời của mẹ trên quán trọ trần gian giả tạm này bằng một câu chuyện nghĩ sao viết vậy.
Tôi gọi là mẹ cũng không đúng lắm, thật ra phải gọi là bầm như hồi bé tôi vẫn thường gọi. Nhưng tôi là thằng lãng tử giang hồ đi đây đi đó nhiều, nên tôi cảm thấy gọi là bầm nghe nó quê quá và nhiều người không hiểu là tôi nói gì và họ còn chê tôi không thích nghi với ngôn ngữ đại chúng phổ thông. Cũng như trong Nam tiếng phổ thông mẹ là má vậy.
Tôi không phải là một Phật Tử thuần thành, công giáo thì cũng chỉ là thoang thoảng hoa nhài. Vậy niềm tin cuả tôi là gì? Tôi cũng không chắc chắn lắm mà chỉ tạm nghĩ rằng: con người ta sinh ra mỗi người có một nguyên thần khí, được tồn tại ở các vùng không gian khác nhau. Có nguyên thần chủ và phụ thần chủ. Chưa biết chừng còn có một người giống hệt như mình đang sống ở một tầng không gian hay hành tình khác. Mình làm thơ hay viết văn là nhờ phụ thần chủ cung ứng cảm xúc thêm cho? Những người thiên Chuá giáo, như Do thái, Công giáo, Tin lành và Đạo hồi tin có đức tin Chúa trời, sau khi chết đi thì linh hồn rời thể xác và trở về trời dự tiệc với Chúa và các Thiên thần. Nghĩa là linh hồn tồn tại bên trong thể xác và ai cũng chỉ được sinh ra có một lần. Còn Phật Giáo không tin có linh hồn mà bảo rằng: Nguyên thần khí của mỗi người gọi là giác linh. Giác linh là tổng hợp nghiệp lực của nhiều kiếp cứ luân hồi trôi nổi ngụp lặn trong 6 nẻo lục đạo. Người có trí túc mạng cao, sống kiếp này biết được kiếp trước mình làm gì và tiên đoán cho cả kiếp sau nữa. Người nghiệp lực quá nặng nề còn nặng tham ái, sân, si hoặc nhiều tội lỗi thì giác linh không tiêu tan để sinh vào thế giới cực lạc, thế giới của trời, thậm chí không được đầu thai làm người nưã, một khi nghiệp lực u mê còn dẫn đường đầu thai vào cõi ngạ quỷ, xúc sinh, atula, hoặc bị đày ải xuống dưới chín tầng điạ ngục?
Sự tái sinh không chỉ diễn ra trong cõi người. Đức Phật bảo: cõi người chỉ là một trong những cõi giới khác nhau mà thôi. Có đến những 28 cõi kia mà? Nhiều cõi còn thấp hơn cõi người như ma qủy súc sinh đáng sợ lắm.
Tại sao ở Việt Nam có tục lệ giỗ 49 ngày? Như trong sách Phật hình như đã giải thích sau khi người ta chết kẻ thì được Phật Di Lạc và các vi La Hán đón rước đi thẳng ngay về thế giới tịnh độ, người thì bị vua Diêm Vương cho sai nha đón sẵn và giải về Diêm phủ luận công tội, họ phải trải qua 7 phòng xét hỏi, mỗi phòng câu lưu là 7 ngày. Tổng cộng là 49 ngày chăng? Hay 49 ngày này có thể giác linh người chết vẫn còn lưu luyến quang cảnh căn nhà mình đã từng sống và còn nhớ thương con cháu đưá khá đưá hèn mà không chịu tiêu tan? Nên con cháu họ mạc mới bảo nhau 49 ngày này 7 tuần liên tục cầu siêu, để động viên linh giác đầu thai, đừng lởn vởn nữa mà gặp quỷ sứ của Diêm Vương đến bắt đưa đi mút mùa ?
Từ lâu lắm rồi, tôi còn bé lắm còn nhớ mang máng mẹ tôi là một cô thôn nữ sinh đẹp nhất làng. Nhà mẹ con tôi ở chỉ là một mái nhà tranh một gian và một cái bếp. Liền vách là nhà cô Vân, cháu gái gọi ông nội tôi là bác ruột. Chả là cha mẹ cô bị chết đói trong năm ất dậu mà ông tôi thương làm ra căn nhà này chia cho chị em cô Vân một nửa và một mảnh vườn nho nhỏ trồng mấy cây chuối góc trái nhà. Chú Hoàng cũng đã là một thiếu niên lớn hơn tôi vài tuổi , đen trùi trũi suốt ngày bắt cua mò ốc. Vì mẹ tôi là con dâu nên phiá sau nhà còn được mảnh vườn tương đối rộng hơn, quanh năm chỉ thấy trồng mía, gióng miá to bằng cổ tay màu tim tím hồng hồng. Mẹ tôi bảo: là mía Tư Hoà. Lúc thì lại thấy trồng giống mía phát triển nhanh như cỏ lau thì mẹ gọi là miá de chuyên để nấu mật và làm đường. Phiá trước sân nhà là 4 cây na, rất sai quả không biết trồng từ lúc nào? Khi tôi đã lẵm chẫm biết đi thì đã có nó ở đó rồi. Hiên nhà là mấy cái chum để hứng nước mưa, dùng nấu cơm và để tắm cho tôi. Lúc hết nước mưa mẹ phải gánh nước sông Thao cách nhà vài chục mét, phải muà lũ nước đỏ ngầu cứ phải dùng gốc dứa dại khoáng lên đánh cho trong, khi trong nhà không còn phen chua nữa.
Đặc biệt tôi thấy bên cạnh bờ giậu là một cái hố rác rất to, dưới hố là lổn nhổn toàn chai lọ và cóng bơ. Tôi nhìn cái hố sâu mà phát khiếp, một chân gần mép hố, một chân sau hơi lùi lại tò mò nhòm xuống thấy thăm thẳm chỉ sợ ngã xuống thì không leo lên được. Có lần tôi hỏi: Bầm ợi! Sao hố rác nhà mình lắm cóng bơ thế? Bầm tôi bật cười, cóng bơ, cóng biếc cái gì, cái đó gọi là hộp sữa bò để nuôi anh lớn lên bằng sào bằng gậy đấy. Ngày xưa bầm phải bán hết tất cả tư trang tiền của hồi môn dành dụm được để nuôi anh sống được thật là khổ cực vô cùng.
Lúc tôi chừng 2 hay 3 tuổi, Cô Lan tôi có lần cười đùa bảo: Nhân ơi! Ngoài ngõ có con bò cái chạy nhanh ra mà bú, chùn chụt như ngày xưa ấy sữa nó ngọt lắm lắm. Tôi ngơ ngác chẳng hiểu sao cô lại bảo như vậy, liệu con bò cái nó có chịu cho mình bú như bú bà nội không? Trông hai cái sừng nó chĩa ra như cái khoan sắt mà sợ. Tôi là loại háo của ngọt, rất thích tu trộm sữa bò trong hộp, mẹ thường đục ra hai cái lỗ một nhỏ một to.Tôi không hiểu tại sao mẹ cứ phải đục hai lỗ nhỉ? Chỉ cần một lỗ thôi là đủ? Nhưng thôi khi xung quanh chả có ai để ý và cầm lên mút đánh roạt một cái là xong, rồi để lại chỗ cũ, sữa vừa đặc đường lạo xạo trong mồm, ngọn lịm, chỉ một ngụm thôi mà đê mê ngây ngất khoái cảm lắm...Nhưng nghe cô nói vậy tôi vừa thèm sữa vừa sợ con bò chả dại gì mà bú, chứ còn bú bà nội mãi cũng chán...
Tôi nhớ hồi đó, mẹ cho tôi sao mà đeo lắm vòng bạc thế? Ở cổ một cái cái vòng rất to, hai tay và cả chân nữa. Mẹ bảo: Trông nó bụ bẫm mắt to đen lay láy ai nhìn cũng thích, muốn được bế. Có hồi mấy cô dân công đến ở nhà bà nội ở nhờ để đắp đê chống lụt, cứ chỉ chỏ tôi rồi họ trêu nhau muốn có một đưá con trai giống tôi, chả biết nói gì cứ đấm vào lưng nhau thùm thụp...
Tôi rất thích vào lúc gà lên chuồng để được xem nghệ thuật sân khấu bóng hình trên vách, mẹ tôi cô Vân chú Hoàng cứ chắp tay sau bóng đèn làm những con ngan, con cò, con hươu trông rất ngộ nghĩnh. Mẹ hát quan họ, trống quân cho cô Vân chú Hoàng nghe... Những đêm trời trở lạnh, giông bão sấm chớp mẹ lại kể chuyện cổ tích cho tôi nghe để tôi bớt sợ. Truyện Tấm cám, chuyện Thạch Sanh, nhiều lắm. Tôi đặc biệt hay mơ mộng về Thạch Sanh vào lúc nghe tiếng gà gáy o o, hoặc lúc gần sáng bất chợt thức giấc. Trong đầu tôi cứ miên man một niềm khoái cảm rất thú vị cứ lâng lâng khó tả .Khi tôi nghĩ mình là một chàng Thạch Sanh võ nghệ cao cường, hoặc là một hổ tướng cưỡi ngưạ nhanh như ông Thánh Gióng. Tôi cứ nằm im miên man nghĩ như vậy trong đầu thấy thinh thích thế nào ấy, thú cảm khoan khoái vô cùng mà lười không muốn dậy. Còn mẹ tôi lúc đó đang lúi húi dưới bếp nấu cơm và nắm lại vào cái mo cau. Mo cau được cắt ra vuông vắn và lột lớp vỏ cật xanh bên ngoài, bên trong thì mềm mãi trắng muốt và dai. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao người ta hay nói: Mày dầy như cái mo cau để chỉ loại người thiếu đức vô liêm sỉ? Có khi mẹ nắm cơm bằng lá chuối khô cũng rất bền, chuyên dùng loại lá chuối mắn, quê tôi gọi là chuối Sài Gòn? Tại sao lại gọi là chuối Sài Gòn? Thôi chịu, đến bây giờ đã hai thứ tóc trên dầu, tôi cũng không thể nào giải thích nổi? Quê tôi ở mãi tận miền trung du Bắc Bộ kia mà, chứ có phải trong Nam đâu mà gọi Sài Gòn?
Nắm cơm lúc thì muối vừng, lúc muối lạc,lúc vài con tôm vặt bỏ đầu, mẹ mang theo để gửi tôi cho một bà già tên biểu Thân trông coi, để mẹ còn đi làm tổ đổi công. Mẹ cõng tôi trên lưng cứ dỗ dành mãi:Nhân ơi! Ngoan nghe con, Đến nhà bà Biểu Thân chơi chiều tối bầm đón con về, đừng quậy phá nghịch ngượm gì nhé. Nếu bà Biểu Thân khen ngoan bầm sẽ mua cho con cái trống bỏi, cái kèn thổi tò tí te hay lắm. Sau này lớn lên đi đâu, làm gì thì đừng quên bầm nhé....
Bạn bè hàng xóm tôi thích nhất chị em cái Thu, đưá chị khoảng 4 tuổi ngang với tuổi tôi còn đưá em gái không nhớ tên là gì nhưng thấy nó cứ cạo đầu trọc lông lốc. Thằng Trường kề bên tôi không thích nó lắm vì chơi đáo hay ăn gian, mũi thì cứ thò lò như hai con điả xanh nên suốt ngày tôi chỉ quanh quẩn bên nhà bà Tha với chị em con Thu.
Mẹ tôi và bà Tha cứ thì thào cười bảo: tôi và con Thu hai đưá trẻ kháu khỉnh đẹp đôi quá trông như Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài ấy, sau lớn lên cho hai đưá kết duyên châu trần thành vợ thành chồng. Bọn trẻ con chúng nó bảo: thằng Nhân và con Thu cưới nhau đi, chúng tao sẽ tổ chức đám cưới cho, có cả hai họ nhà trai nhà gái tử tế đàng hoàng. Chúng nó quyên góp khoai nướng, ngô luộc, ổi na, mía Tư Hoà hẳn hoi v.v... để long trọng tổ chức đám cưới cho chúng tôi. Chúng nó hì hục đóng kiệu chuối, tết hoa để cô dâu đội trên đầu, kết vòng cổ bằng cỏ gà để đeo vào cổ và dựng lều hoa trúc cho chúng tôi bằng mấy cành xoan, một tàu cau bình phong, chặt thân cây chuối làm cột và những tàu lá chuối làm mái lợp dựng hoàng cung...
Lúc đó tôi cũng không hiểu tại sao lại gọi là vợ chồng thì mấy đưá lớn giải thích: vợ chồng là như bố mẹ tôi ở với nhau ấy là vợ chồng....
Rồi một hôm tôi mới khám phá ra cái ý nghĩa đích thực mà người ta gọi là vợ chồng. Chả là một hôm ấy trời ngà ngà tối dưới gốc cây na, nó nằm trên thân cây na cong cong gù gù như một bà lão vỏ sần sùi và dạng hai chân ra chỉ cho tôi xem con bướm trắng của nó đang mấp máy vẫy cánh ...Thì ra cái của nó khác với cuả tôi, con bướm nó trắng phau phau và rất hồng hào. Tôi thấy cả của con em gái nó mới 3 tuổi cũng y hệt như vậy. Lúc đó tôi khoảng 4 tuổi, cũng vạch cho nó xem quả ớt non của tôi cho nó coi. Xem chừng cô ả cũng rất thích thú và ngạc nhiên lắm....
Từ đó tôi tin tưởng là chồng con Thu thật và nó cũng rất ngoan ngoãn nghe lời tôi. Tôi bi bô giải thích cho nó biết : Thu ơi, bây giờ mày là vợ tao, còn tao là chồng mày. Mày chỉ được chơi với tao, không được chơi với thằng Trường; có cái kẹo, củ khoai nướng , ngô luộc, lạc luộc thì mày phải dấu đi cho tao ăn không thì tao sẽ không coi mày là vợ nưã. Con Thu cứ lí nhí ừ tao làm vợ mày. Hàng ngày tôi đứng bên bờ giậu nhìn sang bên nhà nó chờ bà Tha đi chợ là tôi lẻn sang để nướng khoai lang. Một buổi bà Tha bất ngờ đi về thấy tôi với con thu đang thổi lửa nướng khoai tro bếp vưong vãi khắp nhà. Bà Tha tức quá chửi toáng lên mắng con Thu sao lại đưa thằng quỷ sứ nhập tràng này sang để phá phách nhà tao. Bà đi tìm cái cái roi tre định đánh con Thu. Tôi đẩy con Thu ra chỗ khác và đội ngay cái rế lên đầu, lấy than và nhọ nồi bôi đen vào đầy mặt mặt cho thật gớm ghiếc như ma quỷ.
Cái ý tưởng làm ma qủy này là đã có lần tôi thấy một lần trong làng có ông thày cúng về làm phép yểm buà trừ ma cho một nhà nọ trong làng và tôi đã học lỏm được. Khi bà Tha tìm được cái roi hùng hổ, bỗng chững lại ngạc nhiên nhìn tôi. Bà tưởng tôi phát khùng vì thấy tôi hoa chân muá tay như kiểu lên đồng rất giống mấy ông thày mo vẫn làm. Bà Tha thấy tôi hoa chân muá tay, gào thét như ma quỷ để bênh con Thu, bà bật cười và không đánh nưã. Bắt con Thu phải quét dọn lại bếp và đuổi tôi về nhà.
Hàng chục năm sau khi tôi đã là người trưởng thành, đã yên bề gia thất. Nay nhớ lại những kỷ niệm đẹp thời ấu thơ, cái thời còn mặc quần thủng đít mà tôi vẫn còn những cảm giác lâng lâng rạo rực bồi hồi về một miền quê xa tít ở vùng trung du bắc bộ, tôi vẫn nhớ đến Thu và tôi có ý thức Thu gọi Thu là nàng. Chắc hẳn giờ đây Thu đã lên bà có cháu nội cháu ngoại rồi...? Vì nhớ Thu và cảm xúc thành bài thơ, không biết trong cuộc sống mưu sinh bề bộn Thu có bao giờ nhớ lại những kỷ niệm đẹp của chúng ta ở một miền quê, căn nhà cuả cha mẹ Thu, nhà cuả tôi và cả nhà cuả cô Vân bây giờ tất cả nằm giưã khoảng không nào đó mênh mông giữa dòng sông, năm nào cũng đục ngầu sủi bọt,Giải cát pha với những ruộng dâu, ruộng mía, khoai lang nay đã tan nát hết cả rồi, sông đã lở gần đến tận chân đê...
Bạn Gái Đầu Tiên
Nhà tôi cạnh nhà Thu
Cách mấy hàng cây na
Ven bờ sông nước chảy
Của một thời xa xưa
Khi tôi mới lên năm
Cô bạn gái đầu tiên
Tuổi cũng vưà sấp sỉ
Mặc quần đen lon ton
Mẹ tôi với bà Tha
Sớm tối thường lân la
Thì thào hay cười bảo
Chúng ta là dâu gia
Sơn Bái Chúc Anh Đài
Cũng chẳng còn xa xôi
Chờ cho hai trẻ lớn
Đếm bao muà trăng soi…
Chẳng đợi chờ cho lâu
Bọn trẻ con bảo nhau
Ta chơi trò đám cưới
Tôi rước Thu về nhà…
Chúng tôi thành vợ chồng
Tôi thường sang thăm nàng
Khi bà Tha đi vắng
Nhóm lưả nướng khoai lang
Hai tâm hồn ngây thơ
Yên vui thật hiền hoà
Ăn khoai cười khúc khích
Tro bếp vương đầy nhà
Bà Tha bỗng trở về
Đùng đùng như dầu sôi
Cầm roi tre quát tháo
Tôi hết đường tháo lui
Tôi đứng bên cạnh Thu
Đội cái rế lên đầu
Bôi mặt đen ma qủy
Múa may doạ bà Tha
Bà Tha bật phì cười
Sang mách bảo mẹ tôi
Nó sắp tròn năm tuổi
Mà gan lỳ thế thôi
Vào những chiều hoàng hôn
Chập chờn cánh chuồn chuồn
Trước quan viên hai họ
Tôi và Thu thành hôn
Tiệc cưới có ổi na
Vòng hoa cưới trên đầu
Bọn trẻ con hàng xóm
Rước kiệu đi quanh nhà...
Hơn hai mươi năm sau
Gặp lại Thu trên tàu
Gánh gồng cùng chúng bạn
Thu đi buôn cà chua
Thu bảo đã lấy chồng
Thu đã có nhà riêng
Tôi mừng Thu hạnh phúc
Mà lòng vẫn vấn vương!
2008 Lu Hà
Tuổi thơ ấu của tôi đẹp vô cùng, nhưng càng lớn thì đời tôi càng gặp nhiều tai ương trắc trở. Tôi sinh trưởng trong một gia đình có tiếng là nề nếp gia giáo. Ông ngoại tôi là Lý Trưởng trong làng, còn ông nội tôi là một thày Đồ dạy chữ nho nổi tiếng là hay chữ, đức độ, uyên bác. Cụ Lý không có con trai để nối dõi tông đường, cụ chỉ có ba cô con gái làm cảnh đẹp trong nhà, mẹ tôi là cô thứ hai có tiếng là xinh đẹp múa giỏi có giọng hát hay. Cụ Lý thích chàng trai con trai cả của cụ Đồ Thành tức là bố tôi sau này. Cụ muốn có một chàng rể xứng đáng để nối nghiệp cụ. Cụ hy vọng nhờ vào số phiếu cuả khối dân biểu hai họ có thế lực trong làng vun vào, bố tôi nhất định sẽ trúng chân Lý Trưởng thay cụ để dẫn dắt dân làng và mẹ tôi con gái cụ sẽ làm bà Lý. Bố tôi lúc đó 17 tuổi cũng đã có bằng sơ học yếu lược. Ông tôi kể: Ngày đó dân làng đa số là mù chữ mà bố mày có bằng sơ học yếu lược là ghê gớm lắm rõi. Ông đã mổ con lơn một tạ, mỡ nó dày gần bằng đốt ngón tay này này để khao làng...
Nhưng trớ trêu thay, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức bại trận, Nhật đầu hàng không điều kiện, Bảo Đại thoái vị, Hồ chí Minh lên làm chủ tịch chính phủ lâm thời... Ông nội tôi bói quẻ, biết rằng thời thế đổi thay và khuyên bố tôi nên đi bộ đội để giữ an toàn cho cả nhà, ngày đó người ta gọi là lính vệ quốc đoàn. Tôi sinh ra trong giai đoạn cải cách ruộng đất 1952 và xuýt bị chết đói vì mẹ tôi mất sữa. Chả là ông tôi hay nấu cao hổ cốt, lúc mẹ tôi mang thai cứ nghĩ bụng nhờ trời mà dòng họ của ông đã có người nối dõi rồi và không còn lo bị mất giống nữa. Vì mừng quá ông cho con dâu ăn tí cao để dưỡng thai... Nào ngờ đâu, bổ chẳng thấy đâu mà mang thêm họa. Vì cơ thể mẹ tôi có thay đổi vì thưà chất dinh dưỡng chăng? Mẹ sinh ra tôi đúng vào đêm ba mươi rạng ngày mồng một? Nhưng sau này hỏi lại qua điện thoại thì mẹ lại bao: Tao nhớ mày sinh vào ngày 22 tháng chạp âm lịch. Thật ra tôi cũng không biết đích xác để xem cho mình một lá tử vi.Chỉ nhớ ngày đó, trời nổi cơn giông bão, sấm sét ầm ầm mưa tuôn tầm tã vào giờ tý thì tôi được chào đời. Khổ thế đấy, có lẽ vì thế mà tôi cứ như là thằng trời đánh thánh vật mấy lần mà vẫn không chết. Tính tình bộc trực, thắng thắn nên nhiều người cảm thấy khó chịu. Nhưng cánh đàn bà con gái thì phần lớn lại rất thích tôi. Ông tôi bảo số thằng này sau này lắm tai ương khổ ải lắm đây, đã sáng thì sáng như trăng rằm, mà đã tối thì tối đen như hũ mực và tính nết nó thì giống hệt như thằng bố nó. Bố mẹ tôi kết duyên Tấn Tần sớm lắm, lúc đó cả hai người chừng 17 hoặc 18 tuổi. Nhưng cả nhà chờ đợi mãi gần 10 năm sau mới sinh ra một qúy tử để giữ chân bàn thờ ông bà ông vải... Hồi đó bố tôi đang bận chỉ huy một toán bộ đội đi tiễu phỉ là Hoàng Xu Phì gì đó ở mạn Lai Châu, Nghĩa Lộ? Mọi người hân hoan ngồi quanh bếp lửa, uống trà nghe ông tôi kể chuyện. Bà nội tôi tự nhiên có linh cảm không lành mới hỏi con dâu : Mẹ thằng Nhân xem con mày ra làm sao mà tao chả thấy nó ho he ụt ịt gì cả? Mẹ tôi không có kinh nghiệm vì sinh con lần đầu nên mới bảo: Cháu nó bú no, ngủ ngon lắm bà ạ. Bà nội tôi không tin mới vào giường giật tôi ra thì thấy tôi hai mắt trợn ngược, thoi thóp sắp chết vì đói lả đi. Cả nhà lúc đó đang vui mới cuống quít nháo nhào cả lên. Ông tôi mới nghĩ ra một mẹo: Rỏ vào mồm nó một giọt chanh chua. Lập tức môi tôi mấp máy có phản xạ ngay lập tức và cho uống tí nước vối pha đường. Nhờ vậy tôi dần dần hồi tỉnh… cả nhà reo lên: Sống rồi!
Lớn lên tôi tợn ăn lắm, có tính xấu hay ăn vụng. Nhà có hộp sưã con gấu để cho em tôi, tôi cũng rình lúc mọi người không để ý, hút trộm đánh roạt một cái là hết nưả hộp. Cái cảm giác đê mê ngây ngất ngày đó sao mà sướng thế, sữa đặc và ngọt vô cùng. Lên 6 tuổi người tôi cứ trùng trục như con trâu đất, suốt ngày bơi lội ở ven sông. Có người mách bà tôi, cụ ra sông mà coi thằng cháu cụ cứ như con rái cá ấy. Họ còn mỉa mai rằng: Được tiếng khen ho hen chẳng còn....
Bà tôi hầm hầm cầm cái roi tre, đứng trên bờ chỉ thiên chỉ địa chửi mắng: Ối giời đất ôi, ba hồn bảy viá thằng Nhân nó về đây cho bà nhờ… Mọi người khuyên bà tôi: thôi cụ cứ về đi thì nó sẽ tự khắc về, cụ cứ đứng đây mà chửi thì ích gì, nó sợ cụ đánh, nó bơi mãi đuối sức là nó chết đấy...Khi tôi thấy trên bờ im ắng, vắng vẻ mới từ từ bơi vào mặc vội cái quần đùi dấu ở bụi tre và lò dò về nhà. Bổng bà tôi nấp sau bụi chuối nhảy bổ ra nhanh vô cùng làm tôi trở tay không kịp và bà cầm roi tre vụt tới tấp lên cái lưng trần của tôi....
Bọn thanh niên trong làng thấy tôi là một thằng bé con mà khỏe vô cùng, nghe nói ông bà nó thương chiều lắm vì nó là cháu trưởng, nó là cửu ngũ chí tôn là thái tử của giòng họ. Đúng vậy mới có tí tuổi mà mọi người đã gọi tôi là cậu trưởng, anh trưởng... Sau này lớn lên tôi sẽ là trưởng họ và chúng nó hay nói khích tôi: Mày là con ông vệ túm khỏe nhất làng,là con trâu vật . Chả là bố tôi là lính vệ quốc đoàn về làng hay mặc quần cát tút, túm ống, nên chúng nó gọi xỏ xiên tôi là con ông vệ túm. Tôi lúc đó chỉ là một đứa trẻ con còn ngây thơ, nào đã biết gì những lời nhạo báng đó. Tôi lại hãnh diện tự hào và tự biến mình thành trò vui trong những trận vật nhau với bọn trẻ con cùng lứa mới chết. Và tôi đã mắc nạn, tôi nhỡ tay quật ngã gãy chân một đưá trẻ con hơn tôi một tuổi, lúc đó tôi khoảng chừng 7 tuổi. Sau vụ đó tôi bớt chơi nghịch và chỉ ỏ nhà nhai chữ và dần dần thích học. Đưá trẻ bị tôi vật gãy chân, là cái hoạ cũng là cái may cho anh ta, sau này không phải đi lính nghĩa vụ. Bạn bè cùng lưá ra trận chết gần hết, anh ta vẫn ở nhà cưới vợ, cứ mà sòn sòn sinh con đẻ cái....
Tuy bà giận quá mà đánh mấy roi tre, vì bà sợ thủy thần hà bá sẽ cướp đi thằng cháu trưởng của bà mà thôi. Tối về bà lại bảo cô nấu chè sen cho tôi ăn để bồi dưỡng.
Có lẽ trên đời này không có người bà nào lại thương yêu quý mến cháu như bà đối với tôi. Có thể vì sinh ra không có sữa mẹ chuyên bú nhờ thiên hạ và nuôi bộ bằng sữa bò nên cơ thể tôi tạo ra hệ thống miễn dịch cao? Tôi tuy béo khỏe nhưng từ nhỏ có bệnh hen. Có lần vừa ngủ dậy tôi đã thủ thỉ kể với bà: Bà ơi! Cháu vừa o lại vừa en...Bà không thể nào hiểu được tôi nói cái gì? May quá lúc đó có cụ Đồ Cóc ở làng Bơ qua chơi mới bảo: Khổ lắm cụ ơi! Cháu cụ nó bảo nó là: "Nó vừa ho lại vưà hen." Bà nghe cũng phải bật cười. Tôi hồi nhỏ khoảng 3 hay 4 tuổi hay nói ngọng. Đã ngọng líu ngọng lô nhưng hay hỏi hết cái này đến cái khác...
Có lần hai bà cháu ra vườn hái na. Tôi thấy trên cây na lại có cây gì mà hoa trắng như tuyết thơm ngào ngạt, mới hỏi bà:
- Bà ơi! Cây hoa gì mà lạ thế hả bà? Cháu thấy nó chẳng giống hoa na chút nào cả?
- Bà bảo: Hoa này ta gọi là hoa trần gửi.
- Thế cây trầm gửi nó có bóc lột cây na không hở bà?
- Bà bật cười: Bố anh lắm mới tí tuổi còn muốn lý luận cả với bà. Cây trầm gửi nào bóc lột cây na.Tự nhiên sinh ra là như vậy Nhân ơi! Cây na cho qủa,cây trầm gửi cho hoa là trời sinh như vậy rồi. Hoa na sao thơm bằng hoa trầm gửi, phải biết dựa vào nhau mà sống chứ?
Hồi đó là những năm giảm tô cải cách ruộng đất, những cuộc đấu tố rùng rợn đã vào giai đoạn cuối. Tôi thường nghe người lớn xì xào bàn tán những từ lạ tai như: điạ chủ, cường hào, ác bá, bóc lột v.v...Nên mới hỏi bà như vậy về cây na và cây trầm gửi. Sau này lớn lên ngẫm lại mới thấy bà là một triết gia đầu tiên dạy cho tôi nguyên lý tự nhiên của muôn loài thụ tạo. Nguyên lý phân phối của một xã hội dân sự pháp quyền. Như ở các nước dân chủ Tây Âu gọi là: Leben auf Leben nghĩa là Cuộc sống dựa theo cuộc sống.
Như cộng hòa liên bang Đức là một nước: Sozial und Rechts Staat. Ở đây không để cho ai phải chết đói cả, một người vô gia cư lang thang nay đây mai đó, nhưng anh đến điạ phương nào phải khai báo nghe nói nhận chừng 7 đến 10 € một ngày. Nếu đêm trọ tại nhà riêng cho người Obdachlose thì anh phải trả chừng 3 € một đêm, sáng ra phải dậy và biến đi đâu tùy ý. Vậy còn khoảng chừng 7 € vẫn đủ ăn uống trong một ngày. 1 € dư sức mua được 5 cái bánh mì bằng nắm tay. Nưả con gà quay chừng 2,50 €. Nếu không uống rượu và hút thuốc lá thì vẫn cứ ung dung mà sống béo mập lên mà chả cần làm gì cả. Đó là những người vô gia cư lang thang không bạn bè quê quán và cả những loại sơn đầu, thờ qủy Sa tan chuyên ăn ngủ bên cạnh mồ mả nhưng nhà nước tư bản không nỡ để cho họ chết đói. Họ sống như côn trùng cỏ dại huống chi là tầng lớp trí thức phi lao động chân tay hay những vị tu hành linh mục. Ta không thể hàm hồ nói như anh chàng Mao Trạch Đông: "Trí thức không bằng cục phân "
Bà nội tôi đã dạy cho tôi bài học dân chủ nhân quyền đầu tiên về chuyện cây na và cây trầm gửi đơn giản dễ hiểu là như thế đó. Cây na chỉ cho quả ngon nhưng hoa thơm linh giác như hoa trầm gửi thì cây na không có khả năng làm được. Cũng giống như anh nông dân chỉ có khả năng cày cuốc, nhưng làm ra cái máy cày thay sức con trâu thì lại cần những phát minh của giới trí thức.
Phơi Luá Với Bà
Khi con tu hú gọi muà hè
Dạo rực hoa lòng phượng vĩ ơi!
Cháu lại cùng bà phơi luá mới
Sân vàng óng ánh đẫm mồ hôi
Bà bảy mươi rồi tóc bạc rơi
Giưã trưa nóng nực quá đi thôi
Rát bàn chân trẻ vưà lên chín
Lẽo đẽo theo bà đạp luá tươi
Năm tháng qua đi lại nhớ nhà
Đất trời đâu phải ở quê ta
Ai có hay chăng thường bão lụt
Miền trung du sáng nắng chiều mưa
Phiêu diêu hồn lạc đám sương mờ
Cháu gửi tiền xây lại nấm mồ
Bà có nhớ không về cố quốc
Xa quê hương gửi đám mây đưa...
Ba mươi năm về lại thăm nhà
Nhìn cái sân phơi cháu nhớ Bà
Chiều nắng xanh lam cơn gió lạnh
Hàng cau thấp thoáng bóng chiều tà…!
2008 Lu Hà
Tôi cả thời gian tuổi thiếu thời lại sống bên bà nội, nên nhớ thương bà như mẹ vậy, chỉ có bài thơ để kính viếng giác linh của bà.
Hôm nay ở quê nhà, anh em họ mạc làm giỗ 49 ngày cho thân mẫu của tôi. Nhưng tôi cứ thẩn thơ nghĩ và tự trách mình là đưá con chả ra gì, tuy rằng xa cách nghìn trùng lại ở xứ Âu Châu chả mấy ai làm lễ cúng giỗ; người Âu Châu chỉ quen làm lễ sinh nhật thôi. Bởi vì tôi là người Việt Nam nên vẫn cứ thấy áy náy, ngày giỗ mẹ mà chẳng làm lấy một mâm cơm cho thịnh soạn cúng bái hương khói dưới bài vị tục lệ như ở Việt Nam....mà chỉ gửi về một số tiền mai táng là xong thôi ư?
Ở Việt Nam vẫn có câu: cơm Tàu, vợ Nhật, ở nhà Tây và chết Việt Nam. Vì chết ở Việt Nam nghe nói sướng lắm, con cái làm ma chay to, kèn trống linh đình mấy ngày liền. Đấy là tục lệ xã hội thôi, chứ những người nghèo hay mấy người bị công an đánh chết tươi, chết bất đắc kỳ tử thì oan ức là chính cả người sống lẫn người chết đều khổ cả, lấy đâu mà ma chay cho linh đình? Thực ra mẹ tôi sống đến 85 tuổi cũng gọi là thượng thọ lắm rồi, chứ có phải chết non đâu mà nuối tiếc ân hận với đời? Nhưng lòng tôi vẫn cứ áy náy mãi không yên, nên mới muốn chuộc lại lỗi lầm hương khói cúng tế bằng cách làm một bài thơ và viết một câu chuyện kể về cuộc đời của mẹ để tạ tấm lòng yêu thương công ơn, mà mẹ đã giành cho tôi. Chưa biết chừng cứ đà này mà chuyện nọ sang chuyện kia, tôi lại hứng lên dần dần viết cả một tập hồi ký cũng nên? Thật lòng cũng muốn lưu lại hình bóng một thời của mẹ trên quán trọ trần gian giả tạm này bằng một câu chuyện nghĩ sao viết vậy.
Tôi gọi là mẹ cũng không đúng lắm, thật ra phải gọi là bầm như hồi bé tôi vẫn thường gọi. Nhưng tôi là thằng lãng tử giang hồ đi đây đi đó nhiều, nên tôi cảm thấy gọi là bầm nghe nó quê quá và nhiều người không hiểu là tôi nói gì và họ còn chê tôi không thích nghi với ngôn ngữ đại chúng phổ thông. Cũng như trong Nam tiếng phổ thông mẹ là má vậy.
Tôi không phải là một Phật Tử thuần thành, công giáo thì cũng chỉ là thoang thoảng hoa nhài. Vậy niềm tin cuả tôi là gì? Tôi cũng không chắc chắn lắm mà chỉ tạm nghĩ rằng: con người ta sinh ra mỗi người có một nguyên thần khí, được tồn tại ở các vùng không gian khác nhau. Có nguyên thần chủ và phụ thần chủ. Chưa biết chừng còn có một người giống hệt như mình đang sống ở một tầng không gian hay hành tình khác. Mình làm thơ hay viết văn là nhờ phụ thần chủ cung ứng cảm xúc thêm cho? Những người thiên Chuá giáo, như Do thái, Công giáo, Tin lành và Đạo hồi tin có đức tin Chúa trời, sau khi chết đi thì linh hồn rời thể xác và trở về trời dự tiệc với Chúa và các Thiên thần. Nghĩa là linh hồn tồn tại bên trong thể xác và ai cũng chỉ được sinh ra có một lần. Còn Phật Giáo không tin có linh hồn mà bảo rằng: Nguyên thần khí của mỗi người gọi là giác linh. Giác linh là tổng hợp nghiệp lực của nhiều kiếp cứ luân hồi trôi nổi ngụp lặn trong 6 nẻo lục đạo. Người có trí túc mạng cao, sống kiếp này biết được kiếp trước mình làm gì và tiên đoán cho cả kiếp sau nữa. Người nghiệp lực quá nặng nề còn nặng tham ái, sân, si hoặc nhiều tội lỗi thì giác linh không tiêu tan để sinh vào thế giới cực lạc, thế giới của trời, thậm chí không được đầu thai làm người nưã, một khi nghiệp lực u mê còn dẫn đường đầu thai vào cõi ngạ quỷ, xúc sinh, atula, hoặc bị đày ải xuống dưới chín tầng điạ ngục?
Sự tái sinh không chỉ diễn ra trong cõi người. Đức Phật bảo: cõi người chỉ là một trong những cõi giới khác nhau mà thôi. Có đến những 28 cõi kia mà? Nhiều cõi còn thấp hơn cõi người như ma qủy súc sinh đáng sợ lắm.
Tại sao ở Việt Nam có tục lệ giỗ 49 ngày? Như trong sách Phật hình như đã giải thích sau khi người ta chết kẻ thì được Phật Di Lạc và các vi La Hán đón rước đi thẳng ngay về thế giới tịnh độ, người thì bị vua Diêm Vương cho sai nha đón sẵn và giải về Diêm phủ luận công tội, họ phải trải qua 7 phòng xét hỏi, mỗi phòng câu lưu là 7 ngày. Tổng cộng là 49 ngày chăng? Hay 49 ngày này có thể giác linh người chết vẫn còn lưu luyến quang cảnh căn nhà mình đã từng sống và còn nhớ thương con cháu đưá khá đưá hèn mà không chịu tiêu tan? Nên con cháu họ mạc mới bảo nhau 49 ngày này 7 tuần liên tục cầu siêu, để động viên linh giác đầu thai, đừng lởn vởn nữa mà gặp quỷ sứ của Diêm Vương đến bắt đưa đi mút mùa ?
Từ lâu lắm rồi, tôi còn bé lắm còn nhớ mang máng mẹ tôi là một cô thôn nữ sinh đẹp nhất làng. Nhà mẹ con tôi ở chỉ là một mái nhà tranh một gian và một cái bếp. Liền vách là nhà cô Vân, cháu gái gọi ông nội tôi là bác ruột. Chả là cha mẹ cô bị chết đói trong năm ất dậu mà ông tôi thương làm ra căn nhà này chia cho chị em cô Vân một nửa và một mảnh vườn nho nhỏ trồng mấy cây chuối góc trái nhà. Chú Hoàng cũng đã là một thiếu niên lớn hơn tôi vài tuổi , đen trùi trũi suốt ngày bắt cua mò ốc. Vì mẹ tôi là con dâu nên phiá sau nhà còn được mảnh vườn tương đối rộng hơn, quanh năm chỉ thấy trồng mía, gióng miá to bằng cổ tay màu tim tím hồng hồng. Mẹ tôi bảo: là mía Tư Hoà. Lúc thì lại thấy trồng giống mía phát triển nhanh như cỏ lau thì mẹ gọi là miá de chuyên để nấu mật và làm đường. Phiá trước sân nhà là 4 cây na, rất sai quả không biết trồng từ lúc nào? Khi tôi đã lẵm chẫm biết đi thì đã có nó ở đó rồi. Hiên nhà là mấy cái chum để hứng nước mưa, dùng nấu cơm và để tắm cho tôi. Lúc hết nước mưa mẹ phải gánh nước sông Thao cách nhà vài chục mét, phải muà lũ nước đỏ ngầu cứ phải dùng gốc dứa dại khoáng lên đánh cho trong, khi trong nhà không còn phen chua nữa.
Đặc biệt tôi thấy bên cạnh bờ giậu là một cái hố rác rất to, dưới hố là lổn nhổn toàn chai lọ và cóng bơ. Tôi nhìn cái hố sâu mà phát khiếp, một chân gần mép hố, một chân sau hơi lùi lại tò mò nhòm xuống thấy thăm thẳm chỉ sợ ngã xuống thì không leo lên được. Có lần tôi hỏi: Bầm ợi! Sao hố rác nhà mình lắm cóng bơ thế? Bầm tôi bật cười, cóng bơ, cóng biếc cái gì, cái đó gọi là hộp sữa bò để nuôi anh lớn lên bằng sào bằng gậy đấy. Ngày xưa bầm phải bán hết tất cả tư trang tiền của hồi môn dành dụm được để nuôi anh sống được thật là khổ cực vô cùng.
Lúc tôi chừng 2 hay 3 tuổi, Cô Lan tôi có lần cười đùa bảo: Nhân ơi! Ngoài ngõ có con bò cái chạy nhanh ra mà bú, chùn chụt như ngày xưa ấy sữa nó ngọt lắm lắm. Tôi ngơ ngác chẳng hiểu sao cô lại bảo như vậy, liệu con bò cái nó có chịu cho mình bú như bú bà nội không? Trông hai cái sừng nó chĩa ra như cái khoan sắt mà sợ. Tôi là loại háo của ngọt, rất thích tu trộm sữa bò trong hộp, mẹ thường đục ra hai cái lỗ một nhỏ một to.Tôi không hiểu tại sao mẹ cứ phải đục hai lỗ nhỉ? Chỉ cần một lỗ thôi là đủ? Nhưng thôi khi xung quanh chả có ai để ý và cầm lên mút đánh roạt một cái là xong, rồi để lại chỗ cũ, sữa vừa đặc đường lạo xạo trong mồm, ngọn lịm, chỉ một ngụm thôi mà đê mê ngây ngất khoái cảm lắm...Nhưng nghe cô nói vậy tôi vừa thèm sữa vừa sợ con bò chả dại gì mà bú, chứ còn bú bà nội mãi cũng chán...
Tôi nhớ hồi đó, mẹ cho tôi sao mà đeo lắm vòng bạc thế? Ở cổ một cái cái vòng rất to, hai tay và cả chân nữa. Mẹ bảo: Trông nó bụ bẫm mắt to đen lay láy ai nhìn cũng thích, muốn được bế. Có hồi mấy cô dân công đến ở nhà bà nội ở nhờ để đắp đê chống lụt, cứ chỉ chỏ tôi rồi họ trêu nhau muốn có một đưá con trai giống tôi, chả biết nói gì cứ đấm vào lưng nhau thùm thụp...
Tôi rất thích vào lúc gà lên chuồng để được xem nghệ thuật sân khấu bóng hình trên vách, mẹ tôi cô Vân chú Hoàng cứ chắp tay sau bóng đèn làm những con ngan, con cò, con hươu trông rất ngộ nghĩnh. Mẹ hát quan họ, trống quân cho cô Vân chú Hoàng nghe... Những đêm trời trở lạnh, giông bão sấm chớp mẹ lại kể chuyện cổ tích cho tôi nghe để tôi bớt sợ. Truyện Tấm cám, chuyện Thạch Sanh, nhiều lắm. Tôi đặc biệt hay mơ mộng về Thạch Sanh vào lúc nghe tiếng gà gáy o o, hoặc lúc gần sáng bất chợt thức giấc. Trong đầu tôi cứ miên man một niềm khoái cảm rất thú vị cứ lâng lâng khó tả .Khi tôi nghĩ mình là một chàng Thạch Sanh võ nghệ cao cường, hoặc là một hổ tướng cưỡi ngưạ nhanh như ông Thánh Gióng. Tôi cứ nằm im miên man nghĩ như vậy trong đầu thấy thinh thích thế nào ấy, thú cảm khoan khoái vô cùng mà lười không muốn dậy. Còn mẹ tôi lúc đó đang lúi húi dưới bếp nấu cơm và nắm lại vào cái mo cau. Mo cau được cắt ra vuông vắn và lột lớp vỏ cật xanh bên ngoài, bên trong thì mềm mãi trắng muốt và dai. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao người ta hay nói: Mày dầy như cái mo cau để chỉ loại người thiếu đức vô liêm sỉ? Có khi mẹ nắm cơm bằng lá chuối khô cũng rất bền, chuyên dùng loại lá chuối mắn, quê tôi gọi là chuối Sài Gòn? Tại sao lại gọi là chuối Sài Gòn? Thôi chịu, đến bây giờ đã hai thứ tóc trên dầu, tôi cũng không thể nào giải thích nổi? Quê tôi ở mãi tận miền trung du Bắc Bộ kia mà, chứ có phải trong Nam đâu mà gọi Sài Gòn?
Nắm cơm lúc thì muối vừng, lúc muối lạc,lúc vài con tôm vặt bỏ đầu, mẹ mang theo để gửi tôi cho một bà già tên biểu Thân trông coi, để mẹ còn đi làm tổ đổi công. Mẹ cõng tôi trên lưng cứ dỗ dành mãi:Nhân ơi! Ngoan nghe con, Đến nhà bà Biểu Thân chơi chiều tối bầm đón con về, đừng quậy phá nghịch ngượm gì nhé. Nếu bà Biểu Thân khen ngoan bầm sẽ mua cho con cái trống bỏi, cái kèn thổi tò tí te hay lắm. Sau này lớn lên đi đâu, làm gì thì đừng quên bầm nhé....
Bạn bè hàng xóm tôi thích nhất chị em cái Thu, đưá chị khoảng 4 tuổi ngang với tuổi tôi còn đưá em gái không nhớ tên là gì nhưng thấy nó cứ cạo đầu trọc lông lốc. Thằng Trường kề bên tôi không thích nó lắm vì chơi đáo hay ăn gian, mũi thì cứ thò lò như hai con điả xanh nên suốt ngày tôi chỉ quanh quẩn bên nhà bà Tha với chị em con Thu.
Mẹ tôi và bà Tha cứ thì thào cười bảo: tôi và con Thu hai đưá trẻ kháu khỉnh đẹp đôi quá trông như Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài ấy, sau lớn lên cho hai đưá kết duyên châu trần thành vợ thành chồng. Bọn trẻ con chúng nó bảo: thằng Nhân và con Thu cưới nhau đi, chúng tao sẽ tổ chức đám cưới cho, có cả hai họ nhà trai nhà gái tử tế đàng hoàng. Chúng nó quyên góp khoai nướng, ngô luộc, ổi na, mía Tư Hoà hẳn hoi v.v... để long trọng tổ chức đám cưới cho chúng tôi. Chúng nó hì hục đóng kiệu chuối, tết hoa để cô dâu đội trên đầu, kết vòng cổ bằng cỏ gà để đeo vào cổ và dựng lều hoa trúc cho chúng tôi bằng mấy cành xoan, một tàu cau bình phong, chặt thân cây chuối làm cột và những tàu lá chuối làm mái lợp dựng hoàng cung...
Lúc đó tôi cũng không hiểu tại sao lại gọi là vợ chồng thì mấy đưá lớn giải thích: vợ chồng là như bố mẹ tôi ở với nhau ấy là vợ chồng....
Rồi một hôm tôi mới khám phá ra cái ý nghĩa đích thực mà người ta gọi là vợ chồng. Chả là một hôm ấy trời ngà ngà tối dưới gốc cây na, nó nằm trên thân cây na cong cong gù gù như một bà lão vỏ sần sùi và dạng hai chân ra chỉ cho tôi xem con bướm trắng của nó đang mấp máy vẫy cánh ...Thì ra cái của nó khác với cuả tôi, con bướm nó trắng phau phau và rất hồng hào. Tôi thấy cả của con em gái nó mới 3 tuổi cũng y hệt như vậy. Lúc đó tôi khoảng 4 tuổi, cũng vạch cho nó xem quả ớt non của tôi cho nó coi. Xem chừng cô ả cũng rất thích thú và ngạc nhiên lắm....
Từ đó tôi tin tưởng là chồng con Thu thật và nó cũng rất ngoan ngoãn nghe lời tôi. Tôi bi bô giải thích cho nó biết : Thu ơi, bây giờ mày là vợ tao, còn tao là chồng mày. Mày chỉ được chơi với tao, không được chơi với thằng Trường; có cái kẹo, củ khoai nướng , ngô luộc, lạc luộc thì mày phải dấu đi cho tao ăn không thì tao sẽ không coi mày là vợ nưã. Con Thu cứ lí nhí ừ tao làm vợ mày. Hàng ngày tôi đứng bên bờ giậu nhìn sang bên nhà nó chờ bà Tha đi chợ là tôi lẻn sang để nướng khoai lang. Một buổi bà Tha bất ngờ đi về thấy tôi với con thu đang thổi lửa nướng khoai tro bếp vưong vãi khắp nhà. Bà Tha tức quá chửi toáng lên mắng con Thu sao lại đưa thằng quỷ sứ nhập tràng này sang để phá phách nhà tao. Bà đi tìm cái cái roi tre định đánh con Thu. Tôi đẩy con Thu ra chỗ khác và đội ngay cái rế lên đầu, lấy than và nhọ nồi bôi đen vào đầy mặt mặt cho thật gớm ghiếc như ma quỷ.
Cái ý tưởng làm ma qủy này là đã có lần tôi thấy một lần trong làng có ông thày cúng về làm phép yểm buà trừ ma cho một nhà nọ trong làng và tôi đã học lỏm được. Khi bà Tha tìm được cái roi hùng hổ, bỗng chững lại ngạc nhiên nhìn tôi. Bà tưởng tôi phát khùng vì thấy tôi hoa chân muá tay như kiểu lên đồng rất giống mấy ông thày mo vẫn làm. Bà Tha thấy tôi hoa chân muá tay, gào thét như ma quỷ để bênh con Thu, bà bật cười và không đánh nưã. Bắt con Thu phải quét dọn lại bếp và đuổi tôi về nhà.
Hàng chục năm sau khi tôi đã là người trưởng thành, đã yên bề gia thất. Nay nhớ lại những kỷ niệm đẹp thời ấu thơ, cái thời còn mặc quần thủng đít mà tôi vẫn còn những cảm giác lâng lâng rạo rực bồi hồi về một miền quê xa tít ở vùng trung du bắc bộ, tôi vẫn nhớ đến Thu và tôi có ý thức Thu gọi Thu là nàng. Chắc hẳn giờ đây Thu đã lên bà có cháu nội cháu ngoại rồi...? Vì nhớ Thu và cảm xúc thành bài thơ, không biết trong cuộc sống mưu sinh bề bộn Thu có bao giờ nhớ lại những kỷ niệm đẹp của chúng ta ở một miền quê, căn nhà cuả cha mẹ Thu, nhà cuả tôi và cả nhà cuả cô Vân bây giờ tất cả nằm giưã khoảng không nào đó mênh mông giữa dòng sông, năm nào cũng đục ngầu sủi bọt,Giải cát pha với những ruộng dâu, ruộng mía, khoai lang nay đã tan nát hết cả rồi, sông đã lở gần đến tận chân đê...
Bạn Gái Đầu Tiên
Nhà tôi cạnh nhà Thu
Cách mấy hàng cây na
Ven bờ sông nước chảy
Của một thời xa xưa
Khi tôi mới lên năm
Cô bạn gái đầu tiên
Tuổi cũng vưà sấp sỉ
Mặc quần đen lon ton
Mẹ tôi với bà Tha
Sớm tối thường lân la
Thì thào hay cười bảo
Chúng ta là dâu gia
Sơn Bái Chúc Anh Đài
Cũng chẳng còn xa xôi
Chờ cho hai trẻ lớn
Đếm bao muà trăng soi…
Chẳng đợi chờ cho lâu
Bọn trẻ con bảo nhau
Ta chơi trò đám cưới
Tôi rước Thu về nhà…
Chúng tôi thành vợ chồng
Tôi thường sang thăm nàng
Khi bà Tha đi vắng
Nhóm lưả nướng khoai lang
Hai tâm hồn ngây thơ
Yên vui thật hiền hoà
Ăn khoai cười khúc khích
Tro bếp vương đầy nhà
Bà Tha bỗng trở về
Đùng đùng như dầu sôi
Cầm roi tre quát tháo
Tôi hết đường tháo lui
Tôi đứng bên cạnh Thu
Đội cái rế lên đầu
Bôi mặt đen ma qủy
Múa may doạ bà Tha
Bà Tha bật phì cười
Sang mách bảo mẹ tôi
Nó sắp tròn năm tuổi
Mà gan lỳ thế thôi
Vào những chiều hoàng hôn
Chập chờn cánh chuồn chuồn
Trước quan viên hai họ
Tôi và Thu thành hôn
Tiệc cưới có ổi na
Vòng hoa cưới trên đầu
Bọn trẻ con hàng xóm
Rước kiệu đi quanh nhà...
Hơn hai mươi năm sau
Gặp lại Thu trên tàu
Gánh gồng cùng chúng bạn
Thu đi buôn cà chua
Thu bảo đã lấy chồng
Thu đã có nhà riêng
Tôi mừng Thu hạnh phúc
Mà lòng vẫn vấn vương!
2008 Lu Hà
Tuổi thơ ấu của tôi đẹp vô cùng, nhưng càng lớn thì đời tôi càng gặp nhiều tai ương trắc trở. Tôi sinh trưởng trong một gia đình có tiếng là nề nếp gia giáo. Ông ngoại tôi là Lý Trưởng trong làng, còn ông nội tôi là một thày Đồ dạy chữ nho nổi tiếng là hay chữ, đức độ, uyên bác. Cụ Lý không có con trai để nối dõi tông đường, cụ chỉ có ba cô con gái làm cảnh đẹp trong nhà, mẹ tôi là cô thứ hai có tiếng là xinh đẹp múa giỏi có giọng hát hay. Cụ Lý thích chàng trai con trai cả của cụ Đồ Thành tức là bố tôi sau này. Cụ muốn có một chàng rể xứng đáng để nối nghiệp cụ. Cụ hy vọng nhờ vào số phiếu cuả khối dân biểu hai họ có thế lực trong làng vun vào, bố tôi nhất định sẽ trúng chân Lý Trưởng thay cụ để dẫn dắt dân làng và mẹ tôi con gái cụ sẽ làm bà Lý. Bố tôi lúc đó 17 tuổi cũng đã có bằng sơ học yếu lược. Ông tôi kể: Ngày đó dân làng đa số là mù chữ mà bố mày có bằng sơ học yếu lược là ghê gớm lắm rõi. Ông đã mổ con lơn một tạ, mỡ nó dày gần bằng đốt ngón tay này này để khao làng...
Nhưng trớ trêu thay, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức bại trận, Nhật đầu hàng không điều kiện, Bảo Đại thoái vị, Hồ chí Minh lên làm chủ tịch chính phủ lâm thời... Ông nội tôi bói quẻ, biết rằng thời thế đổi thay và khuyên bố tôi nên đi bộ đội để giữ an toàn cho cả nhà, ngày đó người ta gọi là lính vệ quốc đoàn. Tôi sinh ra trong giai đoạn cải cách ruộng đất 1952 và xuýt bị chết đói vì mẹ tôi mất sữa. Chả là ông tôi hay nấu cao hổ cốt, lúc mẹ tôi mang thai cứ nghĩ bụng nhờ trời mà dòng họ của ông đã có người nối dõi rồi và không còn lo bị mất giống nữa. Vì mừng quá ông cho con dâu ăn tí cao để dưỡng thai... Nào ngờ đâu, bổ chẳng thấy đâu mà mang thêm họa. Vì cơ thể mẹ tôi có thay đổi vì thưà chất dinh dưỡng chăng? Mẹ sinh ra tôi đúng vào đêm ba mươi rạng ngày mồng một? Nhưng sau này hỏi lại qua điện thoại thì mẹ lại bao: Tao nhớ mày sinh vào ngày 22 tháng chạp âm lịch. Thật ra tôi cũng không biết đích xác để xem cho mình một lá tử vi.Chỉ nhớ ngày đó, trời nổi cơn giông bão, sấm sét ầm ầm mưa tuôn tầm tã vào giờ tý thì tôi được chào đời. Khổ thế đấy, có lẽ vì thế mà tôi cứ như là thằng trời đánh thánh vật mấy lần mà vẫn không chết. Tính tình bộc trực, thắng thắn nên nhiều người cảm thấy khó chịu. Nhưng cánh đàn bà con gái thì phần lớn lại rất thích tôi. Ông tôi bảo số thằng này sau này lắm tai ương khổ ải lắm đây, đã sáng thì sáng như trăng rằm, mà đã tối thì tối đen như hũ mực và tính nết nó thì giống hệt như thằng bố nó. Bố mẹ tôi kết duyên Tấn Tần sớm lắm, lúc đó cả hai người chừng 17 hoặc 18 tuổi. Nhưng cả nhà chờ đợi mãi gần 10 năm sau mới sinh ra một qúy tử để giữ chân bàn thờ ông bà ông vải... Hồi đó bố tôi đang bận chỉ huy một toán bộ đội đi tiễu phỉ là Hoàng Xu Phì gì đó ở mạn Lai Châu, Nghĩa Lộ? Mọi người hân hoan ngồi quanh bếp lửa, uống trà nghe ông tôi kể chuyện. Bà nội tôi tự nhiên có linh cảm không lành mới hỏi con dâu : Mẹ thằng Nhân xem con mày ra làm sao mà tao chả thấy nó ho he ụt ịt gì cả? Mẹ tôi không có kinh nghiệm vì sinh con lần đầu nên mới bảo: Cháu nó bú no, ngủ ngon lắm bà ạ. Bà nội tôi không tin mới vào giường giật tôi ra thì thấy tôi hai mắt trợn ngược, thoi thóp sắp chết vì đói lả đi. Cả nhà lúc đó đang vui mới cuống quít nháo nhào cả lên. Ông tôi mới nghĩ ra một mẹo: Rỏ vào mồm nó một giọt chanh chua. Lập tức môi tôi mấp máy có phản xạ ngay lập tức và cho uống tí nước vối pha đường. Nhờ vậy tôi dần dần hồi tỉnh… cả nhà reo lên: Sống rồi!
Lớn lên tôi tợn ăn lắm, có tính xấu hay ăn vụng. Nhà có hộp sưã con gấu để cho em tôi, tôi cũng rình lúc mọi người không để ý, hút trộm đánh roạt một cái là hết nưả hộp. Cái cảm giác đê mê ngây ngất ngày đó sao mà sướng thế, sữa đặc và ngọt vô cùng. Lên 6 tuổi người tôi cứ trùng trục như con trâu đất, suốt ngày bơi lội ở ven sông. Có người mách bà tôi, cụ ra sông mà coi thằng cháu cụ cứ như con rái cá ấy. Họ còn mỉa mai rằng: Được tiếng khen ho hen chẳng còn....
Bà tôi hầm hầm cầm cái roi tre, đứng trên bờ chỉ thiên chỉ địa chửi mắng: Ối giời đất ôi, ba hồn bảy viá thằng Nhân nó về đây cho bà nhờ… Mọi người khuyên bà tôi: thôi cụ cứ về đi thì nó sẽ tự khắc về, cụ cứ đứng đây mà chửi thì ích gì, nó sợ cụ đánh, nó bơi mãi đuối sức là nó chết đấy...Khi tôi thấy trên bờ im ắng, vắng vẻ mới từ từ bơi vào mặc vội cái quần đùi dấu ở bụi tre và lò dò về nhà. Bổng bà tôi nấp sau bụi chuối nhảy bổ ra nhanh vô cùng làm tôi trở tay không kịp và bà cầm roi tre vụt tới tấp lên cái lưng trần của tôi....
Bọn thanh niên trong làng thấy tôi là một thằng bé con mà khỏe vô cùng, nghe nói ông bà nó thương chiều lắm vì nó là cháu trưởng, nó là cửu ngũ chí tôn là thái tử của giòng họ. Đúng vậy mới có tí tuổi mà mọi người đã gọi tôi là cậu trưởng, anh trưởng... Sau này lớn lên tôi sẽ là trưởng họ và chúng nó hay nói khích tôi: Mày là con ông vệ túm khỏe nhất làng,là con trâu vật . Chả là bố tôi là lính vệ quốc đoàn về làng hay mặc quần cát tút, túm ống, nên chúng nó gọi xỏ xiên tôi là con ông vệ túm. Tôi lúc đó chỉ là một đứa trẻ con còn ngây thơ, nào đã biết gì những lời nhạo báng đó. Tôi lại hãnh diện tự hào và tự biến mình thành trò vui trong những trận vật nhau với bọn trẻ con cùng lứa mới chết. Và tôi đã mắc nạn, tôi nhỡ tay quật ngã gãy chân một đưá trẻ con hơn tôi một tuổi, lúc đó tôi khoảng chừng 7 tuổi. Sau vụ đó tôi bớt chơi nghịch và chỉ ỏ nhà nhai chữ và dần dần thích học. Đưá trẻ bị tôi vật gãy chân, là cái hoạ cũng là cái may cho anh ta, sau này không phải đi lính nghĩa vụ. Bạn bè cùng lưá ra trận chết gần hết, anh ta vẫn ở nhà cưới vợ, cứ mà sòn sòn sinh con đẻ cái....
Tuy bà giận quá mà đánh mấy roi tre, vì bà sợ thủy thần hà bá sẽ cướp đi thằng cháu trưởng của bà mà thôi. Tối về bà lại bảo cô nấu chè sen cho tôi ăn để bồi dưỡng.
Có lẽ trên đời này không có người bà nào lại thương yêu quý mến cháu như bà đối với tôi. Có thể vì sinh ra không có sữa mẹ chuyên bú nhờ thiên hạ và nuôi bộ bằng sữa bò nên cơ thể tôi tạo ra hệ thống miễn dịch cao? Tôi tuy béo khỏe nhưng từ nhỏ có bệnh hen. Có lần vừa ngủ dậy tôi đã thủ thỉ kể với bà: Bà ơi! Cháu vừa o lại vừa en...Bà không thể nào hiểu được tôi nói cái gì? May quá lúc đó có cụ Đồ Cóc ở làng Bơ qua chơi mới bảo: Khổ lắm cụ ơi! Cháu cụ nó bảo nó là: "Nó vừa ho lại vưà hen." Bà nghe cũng phải bật cười. Tôi hồi nhỏ khoảng 3 hay 4 tuổi hay nói ngọng. Đã ngọng líu ngọng lô nhưng hay hỏi hết cái này đến cái khác...
Có lần hai bà cháu ra vườn hái na. Tôi thấy trên cây na lại có cây gì mà hoa trắng như tuyết thơm ngào ngạt, mới hỏi bà:
- Bà ơi! Cây hoa gì mà lạ thế hả bà? Cháu thấy nó chẳng giống hoa na chút nào cả?
- Bà bảo: Hoa này ta gọi là hoa trần gửi.
- Thế cây trầm gửi nó có bóc lột cây na không hở bà?
- Bà bật cười: Bố anh lắm mới tí tuổi còn muốn lý luận cả với bà. Cây trầm gửi nào bóc lột cây na.Tự nhiên sinh ra là như vậy Nhân ơi! Cây na cho qủa,cây trầm gửi cho hoa là trời sinh như vậy rồi. Hoa na sao thơm bằng hoa trầm gửi, phải biết dựa vào nhau mà sống chứ?
Hồi đó là những năm giảm tô cải cách ruộng đất, những cuộc đấu tố rùng rợn đã vào giai đoạn cuối. Tôi thường nghe người lớn xì xào bàn tán những từ lạ tai như: điạ chủ, cường hào, ác bá, bóc lột v.v...Nên mới hỏi bà như vậy về cây na và cây trầm gửi. Sau này lớn lên ngẫm lại mới thấy bà là một triết gia đầu tiên dạy cho tôi nguyên lý tự nhiên của muôn loài thụ tạo. Nguyên lý phân phối của một xã hội dân sự pháp quyền. Như ở các nước dân chủ Tây Âu gọi là: Leben auf Leben nghĩa là Cuộc sống dựa theo cuộc sống.
Như cộng hòa liên bang Đức là một nước: Sozial und Rechts Staat. Ở đây không để cho ai phải chết đói cả, một người vô gia cư lang thang nay đây mai đó, nhưng anh đến điạ phương nào phải khai báo nghe nói nhận chừng 7 đến 10 € một ngày. Nếu đêm trọ tại nhà riêng cho người Obdachlose thì anh phải trả chừng 3 € một đêm, sáng ra phải dậy và biến đi đâu tùy ý. Vậy còn khoảng chừng 7 € vẫn đủ ăn uống trong một ngày. 1 € dư sức mua được 5 cái bánh mì bằng nắm tay. Nưả con gà quay chừng 2,50 €. Nếu không uống rượu và hút thuốc lá thì vẫn cứ ung dung mà sống béo mập lên mà chả cần làm gì cả. Đó là những người vô gia cư lang thang không bạn bè quê quán và cả những loại sơn đầu, thờ qủy Sa tan chuyên ăn ngủ bên cạnh mồ mả nhưng nhà nước tư bản không nỡ để cho họ chết đói. Họ sống như côn trùng cỏ dại huống chi là tầng lớp trí thức phi lao động chân tay hay những vị tu hành linh mục. Ta không thể hàm hồ nói như anh chàng Mao Trạch Đông: "Trí thức không bằng cục phân "
Bà nội tôi đã dạy cho tôi bài học dân chủ nhân quyền đầu tiên về chuyện cây na và cây trầm gửi đơn giản dễ hiểu là như thế đó. Cây na chỉ cho quả ngon nhưng hoa thơm linh giác như hoa trầm gửi thì cây na không có khả năng làm được. Cũng giống như anh nông dân chỉ có khả năng cày cuốc, nhưng làm ra cái máy cày thay sức con trâu thì lại cần những phát minh của giới trí thức.
Phơi Luá Với Bà
Khi con tu hú gọi muà hè
Dạo rực hoa lòng phượng vĩ ơi!
Cháu lại cùng bà phơi luá mới
Sân vàng óng ánh đẫm mồ hôi
Bà bảy mươi rồi tóc bạc rơi
Giưã trưa nóng nực quá đi thôi
Rát bàn chân trẻ vưà lên chín
Lẽo đẽo theo bà đạp luá tươi
Năm tháng qua đi lại nhớ nhà
Đất trời đâu phải ở quê ta
Ai có hay chăng thường bão lụt
Miền trung du sáng nắng chiều mưa
Phiêu diêu hồn lạc đám sương mờ
Cháu gửi tiền xây lại nấm mồ
Bà có nhớ không về cố quốc
Xa quê hương gửi đám mây đưa...
Ba mươi năm về lại thăm nhà
Nhìn cái sân phơi cháu nhớ Bà
Chiều nắng xanh lam cơn gió lạnh
Hàng cau thấp thoáng bóng chiều tà…!
2008 Lu Hà
Tôi cả thời gian tuổi thiếu thời lại sống bên bà nội, nên nhớ thương bà như mẹ vậy, chỉ có bài thơ để kính viếng giác linh của bà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét