Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

CHƯƠNG III. Tôi Đã Trưởng Thành (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Buổi sáng hôm ấy, tiếng trống trường vang dội, tôi mặc một cái quần nâu thắt dải dút và đi đôi dép cao xu từ Quảng Bình gửi ra, bố tôi lúc đó đang chỉ huy một đơn vị pháo binh độc lập, nhờ một chú bộ đội khéo tay, cắt ra từ một cái lốp xe ô tô, lại nhờ một chú bộ đội khác nghỉ phép tạt qua nhà mang cho.
Tôi đứng xếp hàng để vào lớp 9 B, cô giáo Kim làm chủ nhiệm, cô dạy về môn hóa. Tôi đứng sau hai bạn gái, thấy mặc áo phin nõn màu xanh lơ, cái cóc sê hằn lên bầu vú nhỏ bằng của ổi, quả cam mà lòng tôi cảm thấy xốn xang rạo rực. Con gái Hà Nội có khác hơn hẳn gái quê mình, phèn chua nước mặn đen như củ ấu.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (9)


Truyện kể của Lu Hà phần 9

Tuy phải xa ông bà, thím H và các em cùng các bá các dì, anh chị em bên ngoại tôi rất buồn, nhưng tôi thấy về Hà Nội vẫn an toàn hơn. Thằng Uy tức thằng cu giò nó còn rất hận tôi, luôn luôn nuôi chí phục thù theo kiểu Tàu, quân tử trả thù 10 năm cũng chưa muộn. Sự thật tôi có gây thù chuốc oán gì với nó cho cam? Nó đâu đáng mặt quân tử, mà chỉ là loại tiểu nhân nhớ dai, thù vặt.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (8)


Truyện kể của Lu Hà phần 8

Thế là tôi sẽ phải dời xa quê hương để về Hà Nội. Tôi rất nhớ ông bà, thím H tôi và các em. Thím tôi là một người phụ nữ nông thôn kiểu mẫu, tôi chưa hề thấy thím tôi và bà nội tôi cãi cọ nhau bao giờ, thím chăm chỉ làm ruộng, là đội trưởng sản xuất. Tối đến căn nhà của ông bà tôi là nơi bà con xã viên tới họp để bình công điểm. Thằng em thứ nhất sinh ra, ông tôi đặt tên chữ cho nó gọi là Dụ, rồi thứ hai là Dị, vì ông giỏi chữ nho, nên ý nghĩa của chữ nho làm sao mà biết được? Bà tôi cười dụ, dị, dù, dì …Thấy tên gọi quái đản nên thím hỏi ý kiến tôi, vì thấy tôi cũng hay chữ nghĩa. Tôi đọc truyện biết Việt Nam vùng miền trung có đèo Hải Vân, ngày xưa thuộc hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa còn gọi là Chiêm Thành. Vua Chế Mân cắt cho nhà Trần làm của hồi môn để được cưới công chúa Huyền Trân. Cái tên này hay, vậy gọi nó là thằng Hải thím ạ. Cả đứa em thứ hai của cô tôi, cũng được tôi đặt tên cho gọi là thằng H, đứa em gái đặt tên là con V, hình như hồi đó tôi còn đi khai báo làm giấy khai sinh cho nó, khi cô tôi đang làm việc ở nhà máy gỗ Hà Nội.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Phải nói dân Việt mình hiếu học thật, học để làm gì? Học để ra làm quan, để thoát cảnh nghèo khó ở nông thôn, thoát cảnh xúc đất be bờ đào mương xẻ máng. Nhưng cái học đó bây giờ đâu còn ý nghĩa giá trị gì nữa. Cái tiêu chuẩn số 1 để tuyển chọn hệ thống quan lại, cán bộ lại chính là thành phần lý lịch. Nền móng văn hóa Khổng Tử vẫn còn tiêm nhiễm nặng vào đầu óc dân ta không thể nào tẩy rửa được về cái gọi là rùi mài kinh sử, tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ, thật là buồn cười lố bịch. Ngày đó hết lớp 7 thi tốt nghiệp, nếu đỗ thì thi tiếp lên cấp 3, hay đi học sư phạm theo hệ 7+2 để ra làm thày giáo cô giáo. Số tuyển chọn lọt được vào cấp ba là ưu tú, số còn lại dưới ưu tú lại đi theo ngành sư phạm để rồi lại ra làm nghề dạy học. Thày giáo đáng lý phải giỏi thì người ta lại không coi trọng. Vào học cấp 3 để làm gì? Sau khi hết lớp 10  sẽ thi vào đại học. Học đại học để ra làm bác sĩ kỹ sư để có lương bổng đãi ngộ cao. May mắn còn ra làm quan, làm cán sự, trưởng phòng, thứ trưởng, bộ trưởng vân vân…Nhưng vẫn chưa chắc nếu thành phần lý lịch xấu mà người ta cho là xấu, hay không phải là đảng viên. Lắm chuyện rối rắm nhiêu khê phiền phức nhưng người ta vẫn lao vào mới lạ, lao vào như con thiêu thân, như cơn nghiện danh vọng bằng cấp vậy.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Cứ đến kỳ đi mua gạo, là ngày đó đối với tôi vui như trẩy hội. Tôi huýt sáo vang như con chim sáo nhảy trên đường vàng. Tôi được cấp cuốn sổ gạo, và cô tôi dẫn tôi cùng đi mua gạo, cô tôi gánh gạo còn tôi chỉ đi theo làm vệ sĩ tí hon để bảo vệ cái sổ gạo. Ngày đó sổ gạo chỉ được cấp cho cán bộ công nhân viên chức, vì tôi có hộ khẩu ở Hà Nội nên được đong gạo nhà nước. Thày giáo I là hiệu trưởng của trường cấp 2 Minh Tân, vì thày có bệnh đau dạ dày kinh niên nên đáng lý phải mua ngô ăn độn thì thày được nhà nước ưu ái bán cho mấy cân bột mỳ, hình như tiêu chuẩn của thày mỗi tháng là 15 kg kể cả mua độn thêm, chứ không được cả 15 kg gạo trắng. Ví dụ 15 kg thì được mua 10 kg gạo, còn 5 kg ngô, nhưng thày được mua 5 kg bột mỳ, còn tiêu của tôi 13 kg thì được mua 10 kg gạo và 3 kg bột mỳ, vì còn là trẻ em, dạ dầy yếu không thể ăn ngô hay hạt bo bo gì đó. Cái sổ gạo ngày đó quý lắm, nên có câu làm gì mà ngẩn ngơ thẫn thờ như mất sổ gạo.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (5)


Truyện kể của Lu Hà Phần 5

Lên cấp 3 bắt đầu vào lớp 8 tôi học rất nhẹ nhàng kết quả các bộ môn rất cao, tôi say sưa giải toán, không bài toán nào trong sách giáo khoa mà tôi không tìm ra đáp số, bài văn nào thày giáo cũng giữ lại làm mẫu, lý hóa cũng rất tốt. Trong khi đó ngày xưa vào vỡ lòng và lớp 1 thuộc diện học sinh kém gần như đội sổ, lớp 2 và lớp 3 chỉ là loại trung bình thường xuyên không thuộc bài nhưng tôi lại ham đọc truyện, lớp 4 và lớp 5 tôi đã nghiền xong 3 tập Thủy Hử, 8 tập Tây Du Ký và 12 tập Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tôi kể với bố tôi: Bố ơi ba anh em chúng con là Lưu- Quan-Trương. Bố tôi rất thích thú chỉ cười hề hề

Tôi Đã Hiểu Chuyện (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Ở làng  tôi chỉ có thằng Tiến là bạn thân, hàng ngày nó bon bon cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô đi đi về về cùng với tôi tới tận trường cấp 3 Đông Phú cách làng tôi ở khoảng 10 cây số. Nó cũng đã học cùng lớp với tôi năm lớp 7 ở trường cấp 2 xã Minh Tân. Nghe nói năm lớp 5 hay lớp 6 nó học giỏi lắm nên được ưu tiên mua một cái xe đạp thiếu nhi Liên Xô.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Tôi rất thích bơi lội, có lẽ tôi sinh vào năm Nhâm Thìn gọi là rồng, giống rồng ưa nước. Nên bất kể sông ngòi hồ ao đầm truông tôi đều thích cả, tôi thích lặn dưới đáy sâu tuy không bằng Yết Kiêu Dã Tượng, gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nhưng mùa nước cạn tôi và thằng Quỳnh có thể bơi vượt qua sông Thao sang bờ bên kia bới trộm khoai, bẻ mía, ngô bắp của người ta, rồi ị một đống mới bơi về. Tôi nhớ năm đó tôi khoảng 12 hay 13 tuổi, tôi bơi lội có thể nói vào loại giỏi sức lực dẻo dai.

Tôi Đã Hiểu Chuyện (2)


Truyện kể của Lu Hà phần 2

Tôi rất mê trồng hoa, nhất là hoa mười giờ, trồng khắp mô đất gianh giới giữa nhà tôi và nhà ông G. Ông G tôi gọi là ông trẻ, ông là vai em, con chú con bác với ông nội tôi. Ông bà G rất đông con, các cô các chú bên nhà dù lớn hơn hay ít tuổi hơn tôi, đúng phép tắc ra tôi đều phải gọi là cô chú và xưng cháu, nhưng mấy người ít tuổi tôi chỉ gọi tên trống không coi như bạn bè. Không hiểu các cụ tiền bối từ lúc nào đã chia phần đất cho hai anh, mỗi người một nửa khá công bằng, nhà nào cũng có vườn trải rộng ra song song đối diện nhau, có hàng rào nứa che chắn.

CHƯƠNG II. Tôi Đã Hiểu Chuyện (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thiết tưởng cũng nên vài nét về ông bà nội của tôi. Bà tôi dáng người dong dỏng cao, thời con gái có thể xếp vào loại chân dài, dáng vẻ phúc hậu, có trí nhớ rất dai và hay kể chuyện, bà hay bảo tôi nhổ tóc sâu và khi bà chải tóc ra mớ tóc rối nào thì bà cuộn lại nhét vào cái hốc gỗ sát ván bên trái bếp, bà thường cho tôi tiền thưởng để mua kẹo, thường là 5 xu một công. Số tóc sâu, tóc rối tôi thường gom của bà, của mẹ hay của cô, tôi đều giữ lại một mình tôi hưởng hết, mỗi khi có ông có bà hàng kẹo kéo đi ngang qua rao lông gà lông vịt tóc rối đổi lấy kẹo đi. Tôi lại hớn hở mang ra cả đống ra đổi lấy kẹo. Họ thu gom những thứ của nợ ấy làm gì tôi cũng chẳng cần biết, miễn có kẹo kéo ăn là được rồi. Sau này lớn lên tôi biết lông gà lông vịt để nhồi vào làm gối, nhưng mớ tóc rối nham nhở đen trắng lẫn lộn để làm gì thì đến bây giờ đã là một lão phu rồi mà tôi cũng chẳng biết. Không lẽ lại làm gối, làm gấu bông búp bê…? Dành cho một ngành công nghiệp, hay thủ công chế biến nào tôi cũng đành chịu không thể nào hiểu nổi.

Tuổi Âú Thơ (7)


Truyện kể của Lu Hà phần 7

Những ngày ở trại trẻ Phú Xuyên Hà Tây đối với tôi là một địa ngục trần gian đày đọa trẻ con chứ có hay ho gì? Bố tôi là một sĩ quan quân đội, là thủ trưởng của một đơn vị hàng ngày có lính tráng cung phụng hầu hạ nịnh bợ làm sao mà bố tôi có thể thấu hiểu hết nỗi khổ của anh em tôi? Bố tôi còn cho tôi chỉ là đứa trẻ cứng đầu cứng cổ không biết nghe lời dạy bảo, bố tôi không coi trọng những suy tư lập luận trẻ thơ của tôi ra gì. Bố cứ ở đâu có đảng thì mọi sự tốt lành cả. Đảng nào đủ sức và có thời gian để quan tâm đến các cháu nhỏ của một công ty vệ sinh, chuyên làm các việc lao công đổ thùng, khuân rác? Anh em chúng tôi đúng ra phải đi theo tiêu chuẩn con cái cán bộ trung cấp và cao cấp bên quân đội, sao lại lạc vào trại trẻ Phú Xuyên?

Tuổi Âú Thơ (6)


Truyện kể của Lu Hà phần 6

Tôi biết bố tôi là một người cộng sản mẫn cán rất trung thành với chủ nghĩa Mác Lê, Mao Trạch Đông, bố tôi từng sang Tàu học, nhưng con đường binh nghiệp của bố tôi vẫn cứ lao đao lận đận, bạn bè cùng cấp hay thuộc cấp thời vệ quốc đoàn đều là cán bộ cao cấp hay tướng lãnh cả nhưng bố tôi cứ cậm cạch mãi là cán bộ trung cấp. Từng là chủ nhiệm chính trị trung đoàn, lúc nào bố tôi cũng lý luận: Vật chất có trước, ý thức có sau, tồn tại xã hội quyết định ý thức tư tưởng con người. Nói thật lòng với số kiến thức triết học chính trị của bố tôi mà so sánh với tôi bây giờ còn kém xa lắm. Tôi chẳng phải là cán bộ cán bẹt chi hết, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân chi hết chỉ là một người công nhân lao động bình thường và nay đã nghỉ hưu trí. Gía như bố tôi sinh ra ở miền Nam theo quân đội ông Diệm ông Thiệu thì con đường binh nghiệp của bố tôi chắc sẽ sán lạn hơn. Bố tôi thật là khổ sở điêu đứng cứ mỗi kỳ xét duyệt đề bạt thăng chức thăng quân hàm thì bị cấp trên hãm lại vì có hơi hám thành phần địa chủ, tuy sau cải cách có giảm xuống là thành phần trung nông. Cứ phải là bần nông cốt cán, khố rách áo ôm, ăn mày ăn xin, làm mõ làm thằng ở người ta mới ưu ái nâng đỡ trọng dụng.

Tuổi Ấu Thơ (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Truyện tôi mới 6 tuổi cháu đích tôn ông Đồ nổi tiếng hay chữ nhất làng, nền nếp giáo huấn theo đạo Khổng Mạnh lúc nào cũng nhân nghĩa lễ trí tín, công dung ngôn hạnh lại đánh một đứa trẻ lớn gấp đôi gãy chân loan tin khắp làng và các vùng lân cận. Một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn. Ại cũng bảo tôi ngỗ nghịch được ông bà nuông chiều quá mức nên hỗn láo khó dạy bảo.

Tuổi Âú Thơ (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Một ngày bỗng cả nhà tôi nhộn nhịp vui vẻ hẳn lên vì có một chú người nhỏ con, nói giọng Quảng Nam đặc sệt, tiếng chú líu lo như chim hót, tôi nghe thấy là lạ tai, và tôi tỏ ra thích thú lắm. Cùng đi có một ông hình như là cán bộ cán bẹt gì đó là cấp trên hay người trong chi ủy đảng ủy về để kiểm tra thành phần của cô tôi, có phải loại xỏ giầy nhầm theo Tây đánh ta hay theo ta đánh Tàu không? Hay theo cả Tây lẫn Tàu đánh ta không? Như té ra cô tôi được xếp vào thành phần cơ bản vì có bố là đảng viên và cả hai anh trai đều là bộ đội chính quy. Vậy giàn lãnh đạo đảng bộ nhà máy gỗ Hà Nội ưng ý sát ván và chuẩn y cho phép cô tôi được lấy chú Lan. Một vài tháng sau thấy cả bố tôi và chú Thỉnh từ trường sĩ quan lục quân về, chú Thỉnh cũng đã mới tốt nghiệp sĩ quan. Ngày tôi ở trường sĩ quan Sơn Tây thấy một chú trắng trẻo đẹp trai dáng người thư sinh mới đi tập về vác một lá cờ nhỏ đi qua khu nhà bố tôi ở, chú cười và bế tôi lên. Tôi vẫn chưa biết chú là em trai ruột của bố tôi.

Tuổi Ấu Thơ (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Sau khi đưa tôi trở lại quê giao con trai cho ông bà và mẹ tôi, bố tôi trở lại đơn vị, còn mẹ tôi cũng sinh ra em bé. Bà nội tôi cũng trở nên thuận hòa với con dâu, vì mẹ tôi đã có công sinh ra hai đứa con trai cho dòng họ Nguyễn.

Đời Một Thi Nhân - CHƯƠNG I. Tuổi Âú Thơ (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Tôi sinh vào giờ tý, năm nhâm thìn, một đêm mưa gió trời giông chớp giật, mưa gió bão tố nổi lên đùng đùng, tiếng khóc oa oa như xé tan bầu không khí tĩnh lặng thấp thỏm chờ đợi của cả gia đình, ông bà nội ngoại, cô gì chú bác.

Tôi là cháu trưởng của cả một giòng họ lớn, là kẻ sau này để ôm chân bàn thờ ông bà ông vải. Ông nội tôi mừng lắm, từ nay có cháu đích tôn, là cửu ngũ chí tôn, lại mang tuổi rồng. Cái khoảng giờ khắc thật là độc đáo giữa đêm 30 rạng ngày mồng 1. Ông tôi cười ha hả bảo rằng: Thằng này trông tướng mạo phương phi, anh tiết phát ra ngoài, mắt sáng như hai vì sao, nhân trung trường, đã giàu thì giàu nứt đố đổ vách, đã nghèo thì nghèo rớt mồng tơi, đã sáng thì sáng như trăng rằm mà đã tối thì tối đen như hũ mực. Học một hiểu mười, tinh thông sách vở kim cổ đông tây, đã dốt thì dốt đặc cán mai, ù ù cặc cặc chả biết quái gì.