Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 129


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 95“

“Huyên già kéo con ngồi bên cạnh
Khóc than hoài nào trách chi ai
Nỗi buồn mãi chẳng nguôi ngoai
Từ ngày lưu lạc dấu hài biệt tăm


Chẳng mấy chốc mười lăm năm đã
Bụi hồng trần sỏi đá giá băng
Cát lầm sông nước hỏi rằng
Kiếp này còn thấy cung hằng nữa không?“

Huyên già còn gọi là mẫu thân, song thân là cha và mẹ. Mẹ đẻ ra 3 chị em Thúy Kiều hỏi con gái rằng: Dòng sông đã bị khuấy đục bởi bùn cát, nay đã lắng đọng có còn soi thấy mặt trăng nữa không? Ví như cuộc đời sóng gió và trái tim đã trở thành sỏi đá giá băng. Ý bà mẹ hỏi con gái có còn muốn hoàn tục không tu nữa, bỏ áo nâu sồng  mà về nhà mặc áo vải bình thường? Cũng như con có muốn lấy chồng nữa không?

“Kiệu hoa giục Vương ông bước tới
Con hãy về cùng với mẹ cha
Trời cho xum họp một nhà
Chị em thong thả luống cà vườn rau

Kiều chút phận úa màu thơ dại
Đã mang thân quan tái am mây
Mùi thiền sớm tối vui vầy
Muối dưa đạm bạc cỏ cây bạn cùng

Sự đời đã chập chùng sóng vỗ
Buổi hoàng hôn cổ độ trăng soi
Hồn thương cá nước mặn mòi
Lửa lòng đã tắt vẽ vời làm chi?

Cũng chỉ mong tu trì tinh tấn
Hồng trần còn lận đận chen chân
Dở dang chỉ tội cho thân
Long đong chưa đủ tần ngần tiếc xuân“

Cả phụ thân cũng khuyên Kiều trở về nhà, nhưng Kiều còn phân vân do dự, vin vào lý do đã quen với nếp sống của người tu hành, nàng đã là một ni cô ở chùa ở am rồi.

“Ông đâu phải mang phần trần cấu
Dự bố kinh mà bấu víu đời
Lấy điều xin Phật cầu trời
Nhất thì bỉ thử tình người hiếu trung

Duyên hội ngộ mịt mùng sóng cả
Phận làm con vàng đá phôi phai
Ngàn năm thu thảo hương lài
Lập am rồi rước Phật đài được chăng?“

 Trần cấu có ý nghĩa phong trần bụi bặm, đất cát.
Trang Tử có câu:
“Vô vị hữu vị, hữu vị vô vị, nhi du hồ trần cấu chi ngoại”
 Không nói mà có nói; có nói mà không nói; dong chơi ở bên ngoài cõi tục.

Tô Đông Pha cũng bàn về trần cấu:
“Cử túc động niệm giai trần cấu, nhi dĩ nga khuynh tác thiền luật”
Bát-nhã tâm kinh để giải thoát phiền não

Bỉ thử nhất thì:
Do câu Bỉ nhất thì, thử nhất thì ý nói xưa kia là một thì, bây giờ là một thì, hoàn cảnh khác nhau không thể câu nệ được. Người tu hành đắc đạo thấy vạn vật bình đẳng, không còn chấp cái này cái kia, tức là không còn chấp bỉ thử nữa.
Trần Nhân Tông trong “Cư Trần Lạc Đạo“:

“Niệm lòng vặc vặc,
Giác tính quang quang
Chẳng còn bỉ thử,
Tranh nhân chấp ngã.”

Bố kinh là hai chữ thu ngắn. Bố là chiếc quần bằng vải thô, kinh thoa là cái trâm cài đầu bằng gaị. Bố kinh lấy từ chuyện Lương Hồng Mạnh Quang trong sách Di Uyển của Tàu

Lương Hồng là một hàn sĩ ở Giang Nam, nhà nghèo nhưng r ất hiếu học, trọng đạo đức nhân nghĩạ, nhiều người rất cảm phục nhân cách của chàng. Trong làng có một phú hộ thật tâm muốn tìm cách giúp đỡ.  Lần đầu tiên tìm đến gặp Lương Hồng, muốn tặng chàng hai gói chè quí ngọn hái từ đỉnh núi Vũ Di. Lương Hồng  kính cẩn thưa:
- “Nếu có gì cần dạy bảo xin ngài vui lòng chỉ giáo, còn lễ vật ngài cho tôi xin được phép từ chối”

Phú hộ đành cầm lễ vật ra về, trong lòng nghĩ hay là chàng nho sĩ kia vì nghĩ phận mình nghèo hèn không dám giao tiếp với người giàu sang như ta. Nghĩ vậy nên ít ngày sau, phú hộ lại tìm đến, chân đi giày cỏ, cẩn thận buộc ngưa từ ngoài xa. Trong lều tranh, Lương Hồng vẫn mải mê đọc sách; phú hộ kiên nhẫn chắp tay đứng đợi ngoài sân. Sau mấy canh giờ, Lương Hồng chợt gấp sách, nhìn ra ngoài, trông thấy vị khách đang đứng chờ. Chàng cung kính mời vào. Lần này phú hộ chỉ xin tặng một gói trà ngang, nhưng bên trong lại có mấy nén vàng, gọi là chút tiền độ nhật cho hàn sĩ, nhưng Lương Hồng nhất mực từ chối:

- “Nếu ngài có ý coi trọng kẻ hèn nay thì hãy cư xử nhau bằng tình nghĩa. Xin bảo trọng tình nghĩa trong sáng này, đừng để lễ vật làm hoen ố đi”

Phú hộ lại phải đem lễ vật về và vẫn không nghĩ ra cách gì để giúp đỡ một sĩ tử nho gia liêm khiết này. Không những chỉ có phú hộ này, nhiều nhà giàu khác cũng nghe tiếng thơm Lương Hồng, muốn muốn đem gả ái nữ chọ. Trong số này, có nhà họ Mạnh, giòng dõi nho gia, giàu có mấy đời.  Mạnh tiểu thư, sắc nước khuynh thành, vương tôn công tử gần xa đều ngấp nghé. Nhà họ Mạnh chủ động muốn nhận Lương Hồng làm rể. Lương Hồng cũng nghe tiếng gia đình họ Mạnh tuy giàu có, nhưng nổi tiếng mấy đời lương thiện, nên bằng lòng kết nghĩa trăm năm với nàng Mạnh Quang.

Ngày hợp hôn, Mạnh Quang muốn làm đẹp lòng chồng, trang điểm má phấn tô son, xiêm y lộng lẫy, vàng ngọc sáng ngờị. Nào ngờ, trông thấy tân nương rực rỡ như vậy, tân lang lại tiu nghỉu, suốt bảy ngày đêm ủ ê không buồn động phòng hoa chúc. Thoạt đầu, Mạnh Quang đã quá lo âu, không hiểu mình đã lời ăn tiếng nói như thế nào để chàng phải phật ý; cuối cùng thì nàng cũng nghĩ ra và đã vất bỏ hết các xiêm y, trang sức sặc sỡ đó, mà chỉ mặc quần áo vải và đầu cài thoa gai đến bên chồng. Đến đây chàng Lương Hồng m ới  mừng rỡ, ôm chầm lấy tân nương:

- Đây mới thật là vợ của Lương Hồng. Trong phú quý, giàu sang, thường người ta không giữ được nhân nghĩạ. Ta chỉ muốn sống trong thanh bần, tự mình cày ruộng mà ăn, dệt vải mà mặc, cuộc sống đạm bạc nhưng vợ chồng luôn có nhau, tương kính nhau. Người đời sau lấy chữ Bố kinh trong điển tích này để nói đến các bà vợ hiền thục.

Trong truyện Kiều, khi giai nhân vượt thành lễ giáo tìm đến thư phòng Kim Trọng trong đêm. Đã có lúc, chàng Kim ra chiều lả lơị Kiều khoan nhặt .

“Thưa rằng: đừng lấy làm chơi
Giả chưa hết một lời đã nao
Vẻ chi một đóa yêu đào
Buồng hồng chi dám ngăn rào chim xanh

Đã cho vào bậc Bố Kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi”

Kiều cũng nói rõ cho cha mẹ, chàng Kim và hai em hiểu cho là cái mạng sống của Kiều là do sư Giác Duyên biết trước được thiên cơ  mà đóng bè thuê ngư phủ vớt được mang về. Hai chị em đã quen với nếp sống của người tu hành, nhưng nàng cũng không muốn để cha mẹ buồn.

“Sư Giác Duyên thung thăng tỉ muội
Ơn tái thành sớm tối có nhau
Đắn đo cặn kẽ trước sau
Chiều lòng cha mẹ ngả màu trăng thu“




Tài Mệnh Tương Đố
“Video 96“

Khi kiệu hoa rước Kiều về phủ nha quan huyện, trong bữa tiệc đoàn viên nàng Vân đứng lên nói luôn là nên tái hồi duyên chị với Kim Trọng, nàng Kiều sẽ là vợ cả chính thất, còn Vân xin lui xuống là thiếp, làm vợ lẽ, dì hai, mợ hai.

“Kiệu hoa rước vi vu gió thổi
Đến phủ nha chiều tối chong đèn
Vội vàng mở tiệc đoàn viên
Nàng Vân đứng dậy nói liền một thôi

Theo lân lý tái hồi duyên chị
Cơn ba đào buộc chỉ chân em
Cùng là máu chảy ruột mềm
Cơ trời tác hợp nỗi niềm xuân thu

Chim hạc trắng vân du đây đó
Chốn tha phương tìm chỗ nương thân
Phong trần dầu dãi bao lần
Đủ mùi cay đắng xa gần nhớ tên

Bao thống khổ sầu miên thảm thiết
Mười lăm năm da diết bóng hình
Bây giờ mình lại thấy mình
Trăng thề trả lại nghĩa tình còn nguyên

Sớm lo liệu tơ duyên nối lại
Gương đã lành còn ngại ngần chi
Mới là mai trúc đền nghì
Phận em sao dám so bì thiệt hơn“

Nhưng nàng Kiều từ chối ngay và nàng viện ra nhiều lý lẽ cũng rất hợp lý. Nàng chỉ muốn chung sống hòa thuận vui vẻ trong gia đình, nàng xin lập am trong vườn nhà và tu tại gia.

“Kiều gạt đi đền ơn trả oán
Cuộc bể dâu đại nạn đã qua
Thà rằng sương gió mịt mùa
Dong chơi đáy biển cá cua nhẹ nhàng

Cõi trần tục mơ màng chi nữa
Xét thân mình đôi lứa xứng chăng
Chen chân hổ thẹn bẽ bàng
Nương nhờ cửa Phật khói nhang thỏa lòng

Thân bồ liễu long đong đây đó
Chốn lầu hoa trăng gió chán chê
Nắng mưa dầu dãi ê chề
Mặt dày mày dạn ong ve bướm vờn

Thấy son phấn giận hờn số phận
Bén mùi thiền tinh tấn dễ ưa
Đẹp chi liễu nát hoa thừa
Càng khơi động lại càng cưa cắt lòng

Ân ái tha đèo bòng chi nữa
Nhìn thấy nhau chan chứa tình thương
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Dưới nhường trên kính xuân hương thuận hòa“

18.12.2019 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét