Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà
Cảnh Mưa Dầm ...
Mưa dầm gió chuyển sẫm trời đen
Trĩu nặng hồn ai cảnh tối đèn
Ảo não tim chùng nghe sáo thổi
Âu sầu dạ quẩn tiếng đàn len
Lòng đau khắc khoải buồn cung nghẹn
Cõi lặng trầm ngâm khóc mảnh chèn
Để hận hằn sâu tình lỡ bước
Nên giờ ngõ mộng cửa cài then ...
19.05.2016
Thơ: Giang Hoa
Đêm Đen
Đêm Đen
họa thơ Giang Hoa:Cảnh Mưa Dầm
Canh khuya vắng vẻ cảnh mờ đen
Hàng phố xung quanh đã tắt đèn
Thiên hạ hững hờ nghe tiếng khóc
Bàn dân lãnh đạm gió mây len
Bon chen tất bật đời cơm áo
Xuôi ngược lầm than kiếp ngáng chèn
Thôi biết làm sao đành chịu vậy
Phập phồng cánh cửa lựa tay then…!
19.5.2016 Lu Hà
Ngày 19 tháng 5 sao mà buồn bã ảm đạm thê luơng thế nhỉ? Sáng nay tại hạ mở trang Facebook thấy ngay bài thơ của nữ sĩ Giang Hoa. Đọc xong biết ngay một bài đường thi hay, tả tâm trạng rất thi vị, ý tứ phong phú dồi dào trí huệ cảnh giới mênh mông. Tại hạ không phân tích nhiều về niêm luật phép đối cả hai bài xướng họ, v ì cảm thấy nói nhiều về nghệ thuật làm thơ đường sinh ra rườm rà thừa thãi không cần thiết mà đi thẳng vào nội dung ý nghĩa từng câu từng chữ của 2 bài thơ.
Ngày 19 tháng 5 sao mà buồn bã ảm đạm thê luơng thế nhỉ? Sáng nay tại hạ mở trang Facebook thấy ngay bài thơ của nữ sĩ Giang Hoa. Đọc xong biết ngay một bài đường thi hay, tả tâm trạng rất thi vị, ý tứ phong phú dồi dào trí huệ cảnh giới mênh mông. Tại hạ không phân tích nhiều về niêm luật phép đối cả hai bài xướng họ, v ì cảm thấy nói nhiều về nghệ thuật làm thơ đường sinh ra rườm rà thừa thãi không cần thiết mà đi thẳng vào nội dung ý nghĩa từng câu từng chữ của 2 bài thơ.
Tại hạ và Giang Hoa kẻ Nam người Bắc. Nói đến mưa dầm cũng
cảm ngộ khác nhau, miền Nam thiết nghĩ
chỉ có hai mùa mưa và nắng không hề biết tuyết rơi là gì? Bắc Kỳ mấy tỉnh biên
giới phía Bắc có tuyết rơi, băng phủ trắng xóa núi đồi. Quê hương tại hạ miền
trung du nói đến mưa dầm gió bấc kinh khủng hãi hùng lắm. Thường là những năm mất
mùa, cái rét căm căm thấu xuơng tím thịt.
Cả ngay mùa xuân mấy tỉnh Bắc Bộ đôi khi cũng lạnh chả kém
ở mấy nước Âu Châu:
Xuân Về xứ Lạnh
Nối tiếp từ 1 câu thơ cuả Nguyễn Bính
" Đã thấy xuân về với gió đông"
Làng quê thôn xóm lá đầy vương
Muà đông lạnh lẽo đừng quay lại
Cho trái tim hồng khắp bốn phương...
Đất lạ quê người chẳng thấy hoa
Anh đào trước cưả đứng đìu hiu
Hoàng hôn rủ bóng xa vời vợi
Mấy chục năm rồi khách vãng lai...
Nguyễn Bính anh ơi! một thuở nào
Tình quê trong trắng ánh trăng mơ
Chiều nay bỗng có ai thầm đọc
Tâm dạ xôn xao lệ ưá trào..
Nỗi buồn day dứt cứ nôn nao
Một mái nhà tranh một gốc dưà
Ai thắp nén hương lòng tưởng nhớ
Tổ tiên họ mạc với ông bà?
Xuân ở xứ người buồn lắm sao
Một trời quan tái chẳng trăng sao
Tuyết rơi lất phất hồn tê tái
No đủ sao mà dạ ngẩn ngơ...?
24.1.2011 Lu Hà
Cũng với Nguyễn Bính đó vào miền Nam thì anh c ảm ngộ ra sao?
Bên Kia Có Lạnh
chuyển thể thơ Nguyễn Bính: Hành Phương Nam
Trải gió bụi phương Nam hành lạc
Cả hai ta lần bước về đâu ?
Mấy muà con én bay qua
Ngày vui chẳng thấy âu sầu vậy thay!
Lòng cay đắng xá chi hớp rượu
Chốn bơ vơ ăn đậu ở nhờ
Lời thề Tư Mã năm nào
Kinh cừu chưa mặc qua cầu gió bay
Kẻ chí khí chôn vùi cơm áo
Trói thân ta mộng ảo nước mây
Gặp nhau mừng tuỉ phút giây
Thương nhau từ thuở cõi đời bi thương
Nợ trần thế thê lương một món
Sòng đời thua lận đận trắng tay
Quê nhà ở mãi xa xôi
Ngắm làn mây trắng cuối trời lang thang
Tâm giao mấy tha phương cầu thực
Bạn cùng nhau miền Bắc thân yêu
Ly tan lá rụng la đà
Người ơi! Buồn lắm ai mà chẳng đau
Mặc nghèo khó vui cho sớm tối
Dám ăn tiêu cạn tuí thì sao
Ngày mai có nghiã gì đâu
Cuộc đời là mấy muà thu lá hồng
Ruồng rẫy chán ngọc vàng son phấn
Mắt đỏ lên thân phận bọt bèo
Kinh kha quán lạnh sương chiều
Khay vàng tay biếu má đào môi son
Cho dù có thân tàn ma dại
Nhiếp Chính ơi, gặp buổi cơ hàn
Mặt băm nơi chốn phong trần
Ai người nhận xác thế nhân xem thường
Mơ mộng hão năm sang tết đến
Văn tự thiêu cổ hận sương mù
Gươm cùn trời đất bơ vơ
Phong yên đã dấy bốn muà trăng suông
Ngồi giưã chợ ven sông réo gọi
Uống cho say mà đợi thế nhân
Thế nhân mắt trắng túi khăn
Hai tay chống gậy bần thần bước qua
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Nấm mồ hoang tê tái khói bay
Người ơi! Người đã đi rồi
Bên kia có lạnh như đời năm nao?
13.4.2010 Lu Hà
Giang Hoa:
“Mưa dầm gió chuyển sẫm trời đen
Trĩu nặng hồn ai cảnh tối đèn“
Lu Hà:
“Canh khuya vắng vẻ cảnh mờ đen
Hàng phố xung quanh đã tắt đèn“
Mưa dầm dề gió thổi ào ào bầu trời bỗng chuyển sang đen sẫm,
làm trĩu nặng cả tâm hồn thi nhân vốn dĩ vất vả ngược xuôi đôi gánh phong trần,
đêm khuya đã vắng vẻ hàng phố đã tắt đèn nhà nào biết nhà ấy vợ chồng con cái
co quắp ôm nhau mà buồn bã sợ hãi lo âu...
Mưa như thế thì buồn thảm lắm chứ? Trái tim người ta cũng
lạnh đi, bầu nhiệt huyết tin tưởng vào tương lai mờ mịt, nghe như tiếng sáo
Trương Lương từ ngàn năm vọng về.
Nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Em của Trương Lương chết, ông không lo chôn cất mà tập hợp 300 tôi tớ trong nhà, đem tất cả gia tài tìm thích khách giết vua Tần để báo thù cho nước Hàn.
Nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Em của Trương Lương chết, ông không lo chôn cất mà tập hợp 300 tôi tớ trong nhà, đem tất cả gia tài tìm thích khách giết vua Tần để báo thù cho nước Hàn.
Bấy giờ, ông tìm được một lực sĩ, làm một cái chùy sắt nặng
120 cân, nhân Tần Thủy Hoàng đi chơi ở miền đông, ông và người lực sĩ rình đánh
vua Tần ở bãi cát Bác Lãng, nhưng lại đánh nhầm phải xe tùy tùng nên giết hụt
vua Tần. Tần Thủy Hoàng nổi giận sai lùng khắp thiên hạ. Trương Lương bèn đổi
tên họ, trốn tránh ở Hạ Bì. tương truyền nhờ tính khiêm tốn, nhún nhường, ông
được Hoàng Thạch Công truyền cho cuốn "Thái Công binh pháp". Hoàng Thạch
Công dặn Trương Lương rằng: Đọc quyển sách này thì làm được thầy bậc vương giả.
Mười năm sau, sẽ ứng nghiệm. Mười ba năm sau, con đến gặp ta. Hòn đá màu vàng
dưới chân núi Cốc Thành ở phía bắc sông Tế là ta đó.
Trương Lương rất quý quyển này, thường đem ra học tập nghiền
ngẫm.
Thời gian ở Hạ Bì, tương truyền nhờ tính khiêm tốn, nhún nhường, ông được Hoàng Thạch Công truyền cho cuốn "Thái Công binh pháp“
Thời gian ở Hạ Bì, tương truyền nhờ tính khiêm tốn, nhún nhường, ông được Hoàng Thạch Công truyền cho cuốn "Thái Công binh pháp“
Huyền thoại về tài trí của Trương Lương đó là trong trận
quyết chiến ở Cai Hạ. Hạng vương tuy bị Hàn Tín, Anh Bố làm cho khốn đốn nhưng
với uy dũng của Hạng vương và 9 vạn quân Sở còn lại, quân Hán cũng khó bề thắng
thế, Hàn Tín hỏi ông kế mau diệt quân Sở.
Vốn biết người Sở yêu quê hương, thích ca hát, nên vào 1
đêm tối, ông cho quân Hán đứng vây quanh 4 mặt của trại Sở, hát vang bài ca nước
Sở. Quân Sở vốn theo Hạng Vương chinh chiến nhiều năm chưa được về, mệt mỏi vì
chiến tranh, nay lại bị vây khốn ở đây, lương thực cạn kiệt, thêm tác động tâm
lý, nên nhanh chóng bị tan rã.
Đêm mưa dầm dù ở miền Nam hay miền Bắc đều buồn cả, đều
nghe gió thổi như tiếng sáo Trương Luơng tâm dạ cũng quẩn quanh vương vấn tiếng
đàn bi ai hoài lang dạ cổ đan len... Thế nhưng đèn nhà ai rạng nhà ấy, mặc kệ
nó. Thiên hạ hững hờ nghe tiếng trẻ con khóc rên rỉ , mặc cho gió mây tràn về
ngập lụt lúa đồng úng thối môi truờng ô nhiểm cá chết rau cỏ bị tàn phá thì đã
sao miễn sao nhà mình còn nguyên vẹn?
Giang Hoa:
"Lòng đau khắc khoải buồn cung nghẹn
Cõi lặng trầm ngâm khóc mảnh chèn"
Lu Hà:
"Bon chen tất bật đời cơm áo
Xuôi ngược lầm than kiếp ngáng chèn"
Sáo thổi cung đàn nghèn nghẹn vào đêm mưa dầm rả ríc màn
đêm đen đặc đã bóp cổ nàng Hằng Nga thành vầng trăng nghẹn, lòng người tê tái
trầm ngâm khóc cho mảnh chèn trong cổ học có thề do đờm dãi đùn lên hay nước mắt
lặng lẽ vón cục nơi cổ họng như cục bồ hòn cay đắng cố dồn ép nuốt vào bụng…? Thuơng
hại cho biết bao con người còm cõi chân tay khẳng khịu từng cái sương sườn nhô
ra đang lăn lóc nơi gầm cầu nhà ga bến cảng, giẫm đạp lên nhau mà bon chen
giành giật từng bát cơm manh áo, cái kiếp đời nghèo khó khốn nạn hết đời ông, đời
cha, đời con thi nhau mà đeo đuổi ngáng chèn bước chân đi...
Vầng Trăng Nghèn Nghẹn
chuyển thể từ thơ Hoài Tưởng Phong
Mẹ sinh tôi vào đêm mưa gió
Lúc chào đời chẳng có trăng thu
Tản cư vườn trống hoang vu
Cưả nhà tan tác chiụ nhiều khổ đau
Tôi lớn theo cỏ khô hoang dại
Trên lưng trâu bảy tuổi lầm than
Loanh quanh xó bếp nghèo hèn
Đồ chơi chẳng có tuổi xuân héo mòn
Tôi ngơ ngác đua chen thành thị
Mười năm sau bi lụy chân quê
Dật dờ khắp nẻo sơn khê
Đói ăn thiếu mặc lại về cố hương
Bạn bè tôi cũng cùng số kiếp
Tưởng đời tôi hoá kiếp nhả tơ
Mộng mơ thành bướm vi vu
Ngào ngờ cô quạnh phù du hão huyền
Mỗi lần về tâm hồn trống trải
Gái hay trai thân thế cầu toàn
Cô hàng xóm đã có con
Sang nhà mua rươu không tiền xin anh
Xóm bên sông trời xanh mây toả
Lắm cô về áo luạ xênh xang
Xây nhà báo hiếu rộn ràng
Mà nghe sao động tiếng lòng tái tê….
Đời tha hương ngậm ngùi rơi lệ
Đi làm dâu xứ sở người ta
Quê nhà sông cá ba sa
Luá nhiều sản lượng vẫn nghèo thế ư ?
Chập tối buồn sương sa bến nước
Bóng hoàng hôn thầm ước trăng lên
Mây mù vần vũ cô đơn
Vầng trăng nghèn nghẹn thuả con ra đời....
5.6.2010 Lu Hà
Giang Hoa:
"Lòng đau khắc khoải buồn cung nghẹn
Cõi lặng trầm ngâm khóc mảnh chèn"
Lu Hà:
"Bon chen tất bật đời cơm áo
Xuôi ngược lầm than kiếp ngáng chèn"
Tiếng Mưa Buồn
cảm tác khi nghe nghệ sĩ Hoài Hương ngâm thơ
Tiếng mưa con cuốc kêu thương
Trái tim thổn thức thê lương não nùng
Hòa trong mây gió trập trùng
Giọng ngâm thiếu phụ tận cùng dặm khơi...
Tha phương lạc lõng chân trời
Mai mai sớm tối chơi vơi biển sầu
Muối sương phủ trắng mái đầu
Đông tàn tuyết lạnh chân cầu lệ rơi...
Từng thu rặng liễu tả tơi
Hững hờ đàn cá xa bơi mặt hồ
Xuân về sợi nắng lô nhô
Thuyền câu thấp thoáng sóng xô vỗ bờ...
Trăng lên mây gió lờ mờ
Quảng Hàn bạc bẽo dật dờ Hằng Nga
Ưu phiền thỏ ngọc cây đa
Não lòng hạ giới giang hà mưa bay....!
13.9.2014 Lu Hà
Giang Hoa:
"Để hận hằn sâu tình lỡ bước
Nên giờ ngõ mộng cửa cài then ..."
Lu Hà:
"Thôi biết làm sao đành chịu vậy
Phập phồng cánh cửa lựa tay then…!"
Phải chăng số phận đã an bài người ta sinh ra đã bị đóng một
cái dấu ấn vào trán: Thất tình, bạc mệnh và khổ đau?
Giọt Mưa Sa
cảm tác khi đọc thơ Liên Lưu
Em như giọt mưa sa lóng lánh
Cả đất trời nhấp nhánh tinh khôi
Xinh tươi nhờ bởi nụ cười
Tóc mây tha thiết bồi hồi chơi vơi
Mắt biêng biếc xa xôi huyền ảo
Gió thu về anh ngỡ muà xuân
Hoa niên lai láng mấy tuần
Vần thơ say đắm trăng ngàn ngẩn ngơ
Hồn thi vị buồn đâu Liên nhỉ
Rộng thênh thang thần trí cao vời
Vượt lên trên những đỉnh đồi
Khổ đau quên lãng mảnh đời lang thang
Thủy cung thẳm trào dâng cuồn cuộn
Chiếc kim vàng lắng tận đáy sông
Chìm sâu hiểu được nỗi lòng
Biển sông hồ nước mênh mông nỗi niềm
Hoàng hôn đợi êm đềm sương phủ
Người trần gian chan chưá biết bao
Trải qua cuộc thế ba đào
Tương tư sầu mộng dạt dào làm sao...!
2.10.2012 Lu Hà
Giọt Sầu Em Gửi Cho Ai
gửi tặng Mai Hoài Thu
Giọt sầu em gửi cho ai
Thơ chưa kịp đọc u hoài thiên thu
Thương em đường vắng hoang vu
Trái tim giá lạnh âm u mảnh hồn
Biết rẳng vương vấn nỗi buồn
Mối tình dang dở biển cồn sóng dâng
Tóc mây lõa xõa lâng lâng
Có nghe anh gọi mấy tầng không gian ?
Gập ghềnh sỏi đá vô vàn
Đa tình tự cổ trăng ngàn khổ đau
Dù cho cỏ úa hoa nhàu
Nỗi niềm thổn thức phai màu vàng son
Còn người còn nước còn non
Trần gian ai đó vẫn còn nhớ em?
Bâng khuâng giấc mộng nư thèm
Then cài cửa đóng buông rèm đợi ai?
Dìu nhau lên vọng nguyệt đài
Bướm hoa thuê thỏa canh dài mưa thâu
Sáng ngày lã chã hạt châu
Bờ mi ướt đẫm giọt sầu tương tư!
10.6.2015 Lu Hà
Đêm mưa dầm gió bấc, mọi nỗi buồn mênh mông từ đâu ập tới
trào dâng, tưởng rằng đã vùi lấp chôn sâu vào nơi tận cùng của tâm khảm, hy vọng
vào một ngày mai tươi sáng một tương lai mong manh cũng cảm thấy mờ mịt như đám
sương mờ tro tàn khói bay….? Làm sao mà ngõ mộng khép lại, chả kín cổng then
cài? Thôi đành chịu buông xuôi tất cả mặc cho con thuyền đời thuyền tình trôi nổi
bềnh bồng. Lòng đau như cắt ruột xót như bào lần theo bức tường muời ngón tay
khẳng khiu lần lần cài then thêm chặt gió mưa bão bùng phập phồng cả trong trái
tim người. Tại hạ đã phân tích theo cách nghĩ riệng của mình. Đây là hai bài
thơ đường hay rất có ý nghĩa chứ không phải lộn xộn tối nghĩa như một số người
sẵn mang trong mình bản tính bần tiện đố kỵ gìa mồm chê bai vô lối đâu. Mong các
bạn yêu thơ văn tin tưởng lời tôi nói.
Rất cám ơn!
19.5.2016 Lu Hà
19.5.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét