Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà
Tôi xin bình hai bài thơ đường của Giang Hoa và Lu Hà
Tôi xin bình hai bài thơ đường của Giang Hoa và Lu Hà
TIẾNG VE ...
Phượng vĩ bao mùa đổ tiếng ve
Trường xưa bóng ngả giữa trưa hè
Xa nhà trở lại vườn ươm trái
Nhớ bạn quay về ngõ trổ me
Buổi đó cùng nhau tìm ngữ ý
Giờ đây góp nhặt những câu vè
Gom từng kỷ niệm lòng như thấy
Cõi mộng như vừa trải gấm the ...
03.05.2016
Thơ: Giang Hoa
Mùa Tình Ái
Mùa Tình Ái
họa thơ Giang Hoa: Tiếng Ve
Chiều hôm vang vọng biển sầu ve
Tu hú tình quê thoảng gió hè
Hồ điệp bần thần màu phượng vĩ
Bạch liên ngơ ngấn sắc đầm me
Thi hồng lơi lả phu thê xướng
Đàn hạc nhặt thưa mấy tiếng vè
Thấp thỏm đòi cơn hồn đỗ vũ
Tần ngần quân tử chốn phòng the…!
12.5.2016 Lu Hà
Giang Hoa gọi bài thi đường của cô là Tiếng Ve... và tôi gọi
bài thơ họa lại vần của tôi là Mùa Tình Ái. Chúa đã sinh ra loài người và muôn
loài thụ tạo. Bất cứ ở đâu giống loài nào cũng có một cặp đực cái hay âm dương
vậy. Loài nào cũng có mùa làm tình và yêu nhau để sinh sản và phát triền thường
là mùa xuân và mùa hạ. Loài người được Thượng Đế toàn năng chiếu cố ưu đãi họ
có thể yêu nhau quanh năm bất kể thời tiết nóng lạnh gió mưa bão bùng cát bụi
hiểm nghèo hang hốc bụi rậm đồng cỏ thảo nguyên, nơi lâu đài nguy nga tráng lệ
hay trong một túp lều cỏ, trong đống rơm rạ đơn sơ, thậm chí cả dưới dòng suối
dòng sông nước mát, hồ bơi, bể tắm...
Với con người tôi coi mùa hè là mùa của tình yêu, khi nghe
tiếng chim tu hú kêu, tiếng ve sầu, ne cộ dạo đàn, hoa bướm chập chờn dan díu
tưng tốp trai thanh, gái lích diù nhau ven sông, bờ hồ công viên ....
Giang Hoa:
"Phượng vĩ bao mùa đổ tiếng ve
Trường xưa bóng ngả giữa trưa hè"
Lu Hà:
"Chiều hôm vang vọng biển sầu ve
Tu hú tình quê thoảng gió hè "
Thật là một đôi song kiếm hợp bích mô tà cảnh mùa hè ở quê
hương Việt Nam chúng ta, lúc buổi ban trưa và lúc buổi chiều tiếng ve sầu kêu rả
rích, tiếng con chim tu hú lảnh lót gần xa, từng chùm hoa phượng vĩ, hoa sữa, hoa
nhài, hoa bưởi ngào ngạt quyến rũ làm sao?
Tính cặp từng đôi hạnh phúc như trong kinh thư Khỗng Tử đã
soạn ra, lấy hình ảnh đôi chim thư cưu trống mái gọi nhau trên bờ sông Dương Tử
thật đẹp biết chừng nào?
"Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu...."
Chim Thư cưu cất tiếng kêu quan quan ở trên cồn bãi sông
như người con gái hiền thục dịu dàng sánh đôi cùng người quân tử hào hoa phong
nhã
Giang Hoa:
"Xa nhà trở lại vườn ươm trái
Nhớ bạn quay về ngõ trổ me "
Lu Hà:
"Hồ điệp bần thần màu phượng vĩ
Bạch liên ngơ ngấn sắc đầm me"
Ngôi trường, hàng me gốc sấu chùm hoa đỏ là hình đẹp của
tuổi học trò tình yêu đầu đời nụ hôn đầu đời đã tốn không biết bao nhiêu bút mực
của các thi nhân cổ kim xưa nay. Giang Hoa thì xa nhà trở lại vườn cây ươm trái
Lu Hà thì hồ điệp tức con bướm trắng bần thần trước màu hoa phương vĩ bên bờ hồ
Gươm, xa hơn là đất thần kinh Huế hay cánh đồng tháp mười thẳng cánh cò bay miền
Nam Bộ… Những bông bạch liên tức hoa sen trắng ngẩn ngơ hương sắc đầm me. Chữ đầm
me là đầm chuông có cây me cây sấu cũng là hình ảnh dĩ vãng các cô đầm me Tây.
Hai khổ thơ của Giang Hoa và Lu Hà là một bức tranh quê thủy mạc là bản nhạc đồng ca hòa tấu đẹp. Đọc
thơ như xem một bức họa sơn thủy hữu tình
Giang Hoa:
"Buổi đó cùng nhau tìm ngữ ý
Giờ đây góp nhặt những câu vè"
Lu Hà:
Thi hồng lơi lả phu thê xướng
Đàn hạc nhặt thưa mấy tiếng vè
Lu Hà và Giang Hoa luôn tạo ra những đối cảnh hài hòa. Buổi
đó thiếp chàng hay anh và em cùng nhau
làm thơ tìm ý tứ, ngữ từ, tâm đầu ý hơp có khi thành ra bài thi đường mà tạo nên sợi chỉ tơ hồng buộc
chân buộc hai tâm hồn trẻ lại với nhau thành vợ chồng ân ái phu xướng phụ tùy,
thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn hay là tình bạn bè trong sáng hay thành
những con chim nhạn chim hạc bay khắp bốn phương trời. Kỷ niệm xưa còn lưu luyến
những câu vè điệu hò hay hát bè chia thành đội nam đội nữ trong tao đàn thi
xã... chơi nối câu nối chữ nhiều người liên tiếp nhau thành một bài thơ.
Giang Hoa:
"Gom từng kỷ niệm lòng như thấy
Cõi mộng như vừa trải gấm the ..."
Lu Hà:
Thấp thỏm đòi cơn hồn đỗ vũ
Tần ngần quân tử chốn phòng the…!
Hai câu kết Giang Hoa và Lu Hà tạo nên một chuỗi âm thanh
kỳ diệu : Kỷ niệm, lòng như, cõi mộng, gấm the, thấp thỏm đòi cơn, đỗ vũ, người
quân tử cô thục nữ thật là hài hòa duyên dáng vô cùng.
Đỗ vũ là hình ảnh con chim cuốc cuốc rất giống chim thư cưu
bên bờ sông Dương Tử trong kinh thư của Khổng Tử.
Đỗ quyên, đỗ Vũ, hay là tử quy, nó thường kêu vào lúc đêm
trăng thanh vắng của cuối xuân, sang hạ. Giọng kêu ai oán, buồn thảm não nuột,
gợi hồn người lữ khách tha phương nhớ quê hương đến da diết đứt ruột.
Vào thời Xuân Thu có một nước gọi là nước Cổ Thục. Thục Đế
có một viên tướng tên là Miết Linh, có người vợ rất đẹp. ông vua đa tình này đã
ôm lòng tương tư trăng gió. Sau đó Miết Linh biết được. Thục Đế cảm thấy hổ thẹn
về hành vi bất chính của mình đành nhường ngôi cho Miết Linh rồi cùng vợ của Miết
Linh mai danh ẩn tích, lúc đó vào khoảng tháng hai âm lịcht tức tháng tư dương
lịch.
Thời gian trôi qua cuối cùng vợ của Miết Linh cũng trốn Thục
Đế trở lại với Miết Linh. Thục Đế lâm bệnh và chết đi hồn hóa thành chim đỗ quyên
kêu thảm thiết vào những đêm trăng mờ của cuối xuân đầu mùa hạ.
Bà huyện Thanh Quan khi qua đèo ngang có viết:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia..."
Cụ Nguyễn Khuyến thì:
"Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ..."
Còn Lu Hà thì:
"Thấp thỏm đòi cơn hồn đỗ vũ
Tần ngần quân tử chốn phòng the…! "
13.5.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét