Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Bình Giảng 3 Bài Thơ Trần Thu Hà Ngâm Tặng Lu Hà phần 3

(Anh Viết Cho Em, Tâm Hồn Rộng Mở và Tâm Hồn Em An Lạc)

Hương Say Nửa Vời
tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

Anh sẽ viết thêm bài bình giảng
Tri ân em ngâm tặng tình thơ
Nửa hồn nặng gánh trăng mơ
Trái tim đẫm lệ lòng tơ tưởng lòng


Nghe tiếng nhạc xuôi dòng nước chảy
Hạt mưa bay cay đắng ngân hà
Ngàn sao soi khắp sa bà
Trầm luân bể khổ người ta tủi hờn

Cơn giông tố chập chờn biển cả
Thuyền ra khơi nghiêng ngả mái chèo
Quê nhà rặng liễu hắt heo
Chiều lam khói tỏa chân đèo ngẩn ngơ

Thương bướm trắng bơ vơ bờ suối
Đóa hoa sầu lúc buổi hoàng hôn
Tà dương lảo đảo cánh chuồn
Rèm buông cửa đóng nỗi buồn tương tư

Gà chiếp chiếp hững hờ bóng tối
Mẹ tìm con gió thổi mây bay
Cung đang dang dở cho hay
Phòng the em gái hương say nửa vời… !

13.12.2016 Lu Hà

Anh cần nói thẳng ra một cách công khai đàng hoàng dõng dạc, trước bàn dân thiên hạ là em ngâm quá hay. Thiên hạ nếu có người còn chê bai mỉa mai dèm pha hay không là chuyện riêng cá nhân tâm trạng thần kinh não trạng bản chất của họ quá cách xa anh một trời một vực, anh không thèm đếm xỉa cãi cọ làm quái gì cho nhọc xác. Anh chỉ biết rằng bài thơ này giọng ngâm này nghe lúc nửa đêm rất sầu cảm mùi mẫn như lòng người con gái trong Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều hay Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm. Anh tin rằng có trời Phật thiên Chúa chứng giám cho lời anh nói: Sẽ có nhiều người Việt Nam sẽ âm thầm khóc khi nghe em ngâm thơ anh. Vì rất nhiều lý do xã hội tâm lý co kéo đè nén nên họ không đủ can đảm like tặng em để cám ơn đó thôi. Vậy thay mặt cho hàng vạn những tâm hồn người Việt, anh sẽ bình giảng tiếp 3 bài thơ em vừa mới ngâm? Để làm gì ? Háo danh tiếng, tham tiếng tăm, bổng lộc tiền tài, giải thưởng…. ? Không, dứt khoát, vạn lần không, anh ném những thứ đó vào sọt rác. Anh chỉ biết là anh nên viết để tri ân em và để lại cho thế hệ trẻ Việt Nam một chút tấm lòng của anh thế thôi. Ngộ nhỡ mai nay anh có về quê huơng vĩnh hằng, họ sẽ bình tâm thư thả đọc lại, họ sẽ cảm ơn thương nhớ anh. Ông thi sĩ Lu Hà này không hề có ý tự đánh bóng mình tự thổi ống đu đủ cho mình, ông ấy chỉ thuần túy giảng giải tường tận ý nghĩa từng câu chữ mà ông ấy viết. Có nhiều người là nhạc sĩ thi sĩ Việt Nam làm thơ viết nhạc nhưng người ta hỏi ý nghĩa, thì trong cái đầu mít mù chỉ thích hư danh của họ bí qúa mới trí trá trả lời tạm bợ. Tôi viết gì mong các bạn miễn hỏi vì tôi muốn thử trí thông minh của các bạn. Các bạn hãy tự tìm tòi suy nghĩ và tự giải mã lấy. Thiên hạ vẫn có các funy hới mưng vì qúa ngu xuẩn vào thần tượng nên tưởng thần tượng thơ thần tượng âm nhạc nói thật lòng. Không hiểu cái gỉa dối đểu giả lưu manh bên trong. Còn Lu Hà này sẽ trả lời tất cả, trả lời tuốt tuồn tuột không líu luỡi ngô ngọng vì những gì mình viết ra là từ tâm não niềm đam mê trái tim suy tưởng tâm hồn chân thật của mình.

Thế thôi. Vì em ngâm qúa hay thật sự nên anh cảm xúc tột độ mà sáng tác ra bài thơ này là minh chứng cho lời nói của anh, không phải khen suông nịnh bợ, khen vuốt đuôi theo kiểu xã giao lịch sự cốt để lấy lòng. Quân tử nhất ngôn, anh rất trọng tín nghĩa và lời hứa. Vì danh dự vì lời hứa, anh sẽ viết cho xong bài bình giảng 3 bài thơ Trần Thu Hà vừa ngâm đó.

Đời này thú vị thật, đáng sống lắm. Mình làm thơ ra có người ngâm cho đúng tâm trạng của mình. Mà ngâm rất vô tư thoải mái tự nhiên, ngâm miễn phí, nghe miẽn phí, chả tốn kém xu nào. Chả cần thuê mướn vay tiền ngân hàng nợ lút cổ ra để thuê người ngâm, người phổ nhạc thuê. Sống thế mới sướng cho cái tâm hồn thi sĩ nghệ sĩ. Thảnh thơi nhẹ nhõm an lạc chả nợ nần gì, có vay có trả sòng phẳng với nhân tình thế thái

Cám ơn Trần Thu Hà .

Thơ Anh Viết Cho Em
Tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

“Thơ anh viết em ngâm là đủ
Trái tim hồng nhắn nhủ sầu thêm
Cửa lòng hé mở trăng thềm
Hàng Nga sõng sượt say mềm giăng tơ “

Như triết gia thi sĩ nhà văn Paul Nguyễn Hoàng Đức thường phàn nàn về cái gọi là thơ tình Việt Nam èo uột hoa lá cành vu vơ thiếu vắng bóng nhân vật. Thơ làm theo kiểu sau một bữa nhậu thịt chó, tiết canh lòng lợn rồi bảo tớ làm thơ đây cố gò ép câu chữ sao cho có vần mà không xuất phát từ một cội nguồn nguyên do tình cảm, cảm xúc với một cá nhân nào cả. Thơ phải có bóng hình đối tượng mình nhắm tới để mình thủ thĩ tâm tình. Ví dụ như với cha mẹ ông bà vợ con hay người tình quân tình nương chứ? Anh không thể yêu thương say đắm mãi một cục đá, gốc cây, bờ ao, mặt trời mặt trăng vân vân…. Mặt trăng có thể chấp nhận được yêu say đắm được vì mặt trăng là biểu tượng của tình yêu ánh sáng mát dìu dịu. Nên có trường phái thơ trăng.
May thay do phản xạ quang học của con mắt người ta thì vẫn mặt trăng đó tâm hồn người khác nhau, tâm trạng khác nhau sẽ khác nhau sẽ nhìn thấy ánh trăng khác nhau. Một anh chàng hay một cô nàng an lạc thì thấy ánh trăng xanh mát dịu hiền. Một anh chàng bệnh tật khổ não thì thấy ánh trăng vàng võ xanh xao, thậm chí trăng còn thổ huyết, đờm nhãi đùn ra thật là ghê tởm, anh chàng sân hận căm thù ai ngùn ngụt thì thấy trăng như con cóc xù ngồi chồm hỗm trên cao, trăng thâm xịt, đen ngòm tối tăm. Anh chàng dâm tình thì thấy trăng sờ soạng xột xoạt vân vân và vân vân…

 Mặt trăng theo truyền thuyết có cung Quảng, Hằng Nga, gốc đa, cành quế. Vậy mặt trăng cũng là một nhân vật gỉa tưởng. Còn gió thổi mây bay suơng rơi lá rụng con đò v. v… chỉ là những hình ảnh cần và đủ nhằm tô đẹp thêm cho hình ảnh nhân vật mình muốn tả, muốn bày tỏ ân ái thỏ thẻ thủ thỉ tâm sự trong thơ. Hình bóng nhân vật cá nhân vẫn là tối quan trọng.  Anh và em bước vào cảnh giới thơ nhạc thì thơ anh viết cho em ngâm là đủ, là chuyện tâm tình riêng tư trai gái thầm kín. Tuổi con gái thường hay vẩn vơ một mình, vui với tương lai bằng nhiều mộng tưởng mà vẫn sợ những ai trông thấy, e ấp thẹn thùng dấu kín trong lòng.
Em bây giờ không còn là con gái nữa mà là một thiếu phụ. Anh nhớ tới em cảm ơn em ngâm thơ mà thấy em đẹp như nàng Hàng Nga, cửa lòng anh hé mở tâm hồn anh dào dạt trong cảnh giới mê man say mềm giăng tơ kết nối duyên thơ duyên nhạc duyên tình….

“Người thục nữ hương mơ ngây ngất
Giọt sương buồn phảng phất mây bay
Tâm hồn thi sĩ thẳng ngay
Cần chi thiên hạ giãi bày bằng like”

Giọng ngâm của em như tỏa ra xạ hương quỳnh lan hoa nhài ngây ngây, lãng đãng giọt sương buồn thấm từng giọt vào tâm hồn mao mạch tấm lòng ngay thẳng chân tình của anh. Ngại gì mà dấu diếm dấp dính quanh co. Thiên hạ họ chỉ là những người nghe ké, họ cảm thấy hợp tâm trạng hợp nỗi lòng thì họ gửi cái like bằng một nút nhấn vào con chuột trên bàn máy tính. Còn tâm trạng họ đang nóng giận sôi sục hận thù kèn cựa, so đo cao thấp thơ hay thơ dở ….thì mặc họ ta cần quái gì. Miễn là họ nên biết điều có lòng tự trọng biết liêm sỉ, có nhân cách nhân phẩm lẳng lặng bỏ đi thì thôi.

Chuyện thơ phú không bao giờ là cái mẫu số chung cho tất cả mọi người. Có khi một bài thơ vừa lòng nhóm người này thì lại làm nhóm người khác khó chịu. Vậy, phải có những học giả, các vị chân tu đắc đạo thơ bình giảng bình luận thì may ra mới công bằng. Còn quần chúng chỉ là những con số thống kê nói như kiểu tay độc tài Stalin hay Hiter vậy vậy. Chả là cái quái gì cho vào lò hơi ngạt nướng chả là xong. Nhưng thiên Chúa yêu thuơng loài người mà ban cho các tiên tri các thi nhân tình cảm trí tuệ mà viết thánh kinh. Nếu em có dịp đọc cựu ước hay tân ước thánh kinh toàn thơ là thơ.

Ngày xưa có ông Đào Tiềm phải trốn lên núi để làm thơ bày tỏ nỗi lòng mình đâu cần số đông nhấn like vỗ tay tán thưởng. Bảy vị tao nhân đời Tấn gọi là trúc lâm thất hiền rủ nhau vào rừng trúc để làm thơ đàm luận về nhân tình thế thái, lánh xa bọn phàm phu tục tử ăn tục nói phét hàm hồ ngô ngọng.

“Mặc kệ họ muốn nghe cũng được
Không gian này thân thuộc của chung
Nôn nao sóng vỗ chập chùng
Thuyền du bến ái hẹn cùng mỹ nhân“

Không gian này không khí này là của chung trời cho. Kẻ xấu người tốt, kẻ hiền người ác, kẻ khôn nguời dại, kẻ giàu người nghèo đều hưởng dụng không gian hít thở không khí như nhau tùy theo khả năng miễn phí. Người phổi to thì hít nhiều không khí, kẻ phổi bé thì hít ít. Không thể có chuyện người phổi bé mắng nhiếc nguời phổi to: Anh lạm dụng quá nhiều không khí của tôi, anh hít mất phần của tôi. Vậy trang facebook này ông Mark Zuckerberg tạo ra mời mọi người vào chơi, miễn phí, sức chứa sức tải thông tin cực khủng là sân chơi chung tự do như hít thở không khí vậy. Không thể có chuyện: Này anh kia viết văn làm thơ nhiều qúa chiếm mất phần của tôi. Chúng tôi sẽ dùng mọi thủ đoạn mưu kế để hạ anh xuống. Rồi rủ thêm nhiều đồng minh a dua ném đá xỉ nhục người sáng tạo qúa nhiều. Có phải là vô lý bất nhẫn không?

Vì có ý nghĩ như vậy mà lòng anh Lu Hà thơ thới như nge sóng vỗ chập chùng, thuyền tình hồn mây hẹn mỹ nhân về bến ái tìm nơi tự tình.

„Cây cù mộc tần ngần trong gió
Đã bao phen giông tố phũ phàng
Phụng hoàng ai oán dở dang
Cung đàn Tư Mã khóc nàng Văn Quân“

Cây cù mộc là cây thông gìa hay cây sồi cũng phải ngẩn ngơ tần ngần cùng trời mây gió hú, sơn thủy hữu tình mặc dù trải bao giông tố phũ phàng trầm luân lận đận như cuộc đời anh cuộc đời thi nhân vậy.

Phụng cầu hoàng là một tích truyện của Tàu. Chim phượng trống tìm chim phượng mái. Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh. Một ggười rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Trường An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều" (Không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa).

Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.

Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, mới ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng": Chim phượng trống tìm chim phượng mái). Có người dich thơ ra tiếng Việt:

  “Chim phượng, chim phượng về cố hương,
  Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
  Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
  Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
  Có cô gái đẹp ở đài trang,
  Nhà gần người xa não tâm tràng.
  Ước gì giao kết đôi uyên ương,
  Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.“

“Thơ thổn thức trầm luân bể khổ
Dòng Hương Giang núi ngự thiên tư
Cam lổ hiển lộ chân như
Lửa chài hiu hắt ngần ngừ liễu buông…!“

Nghe giọng ngâm của Thu Hà mà trái anh thổn thức ngậm ngùi về kiếp con người vất vả nguợc xuôi, long đong bốn bể chân trời. Nhưng may có Phật, có Chúa độ trì lòng thiền lại tĩnh lặng mà nhớ dòng sông Hương có núi Ngự thiên tư quê huơng miền trung của Thu Hà. Có suối cam lồ cành dương liễu của Phật Bà hiển lộ chân như mà thương rặng liễu xanh cô quạnh hiu hắt con đò tình bến vắng ngần ngừ nuối tiếc tuổi hoa niên xõa tóc buông xuôi cùng lũy tre xanh.


Tâm Hồn Rộng Mở
viết tặng Trần Thu Hà

“Ôi Thiên Chúa! Tâm hồn rộng mở
Trải lòng xuân thục nữ ngâm thơ
Ao nhà cá lội lờ đờ
Líu lo chim hót đôi bờ liễu buông…“

4 câu mở đầu đi một trình tự lô gich: Chúa- tâm hồn- lòng xuân- thục nữ ngâm thơ- ao nhà- cá lội- chim hót- liễu buông.

Từ Chúa đi đến liễu buông là một sự vận động của tinh thần, cảnh vật, vật chất trong tâm hồn thi nhân biện chứng pháp triết học. Trong thơ không phải là viết một cách tùy tiện bạ đâu nói đấy được chăng hay chớ. Ta vẫn cần có tư duy triết học thần học tôn giáo định hướng cho thơ. Bản thân thiên Chúa là phóng thể của thơ: Ta là đường là phương hướng là ánh sáng chân lý, ta chỉ cho các người thấy mặt trăng nhưng các ngươi đừng nhìn vào nón tay tay. Ý Chúa muốn con người phải biết sáng tạo thơ văn và nghệ thuật.

Gót sen dạo vườn hồng chan chứa
Nàng Hằng Nga chăm chú lắng nghe
Vén mây hạ giới say mê
Quỳnh hương ngào ngạt tràn trề hoan ca“

Người thục nữ đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là cô Trần Thu Hà đang ngâm thơ ung dung thảnh thơi nơi vuờn thanh, dạo gót sen hồng đầy hứng cảm say mê để đến nỗi nàng Hàng Nga nơi lầu son gác quế phải bàng hoảng tỉnh giấc ẻo lả mềm mại soi gương vấn tóc kéo rèm vén mấy chăm chú lắng nghe nguời ta nơi hạ giới sao mà bình an hạnh phúc làm sao. Cả một vùng quỳnh giao quỳnh huơng phong lan ngào ngật tràn trề hoa ca.

“Người thi sĩ mặn mà thế kỷ
Hội giao đài ý vị nhân sinh
Ngất ngây vũ trụ tự tình
Long lanh ánh nguyệt thần linh dạt dào“

Người thi sĩ đó lại chính là chàng Lu Hà tác gỉa bài luận giảng này cũng cảm thấy lâng lâng khó tả, ngọt ngào của mật ngọt  khúc ca ngâm bồi hồi cùng thế kỷ 21, ngất ngây cùng vũ trụ thiên thần long lanh với ánh nguyệt khuân vàng sóng hồ nhấp nhô cá lăn tăn đùa rỡn mà tưởng như Lý Bạch nhào xuống sông ôm nàng  trăng ghì chặt trong lòng mà hôn hít vuốt ve vậy.

“Nghe gió thổi xôn xao lá rụng
Buổi hoàng hôn rúng động trái tim
Bồn chồn xao xuyến cánh chim
Tự do mải miết đi tìm nơi nao?“

Gió thổi xôn xao lá rụng con nai vàng ngơ ngác đạp lên lá mùa thu. Buổi hoàng hôn của lứa tuổi biết được mệnh thời hiểu thấu nhân tình thế thái nóng lạnh. Chàng như cánh chim hải hồ mải miết nơi chân trời xa la tìm tự do cho dòng thơ tuôn chảy, không ai có thể ngăn cản kiểm soát rình mò kiếm chuyện đơm đặt thị phi.

“Xứ xở lạ nghẹn ngào thổn thức
Hoa tuyết rơi rạo rực lòng người
Ngẩn ngơ xa lắc chân trời
Tương tư ái mộng trọn lời nước non…!“

Xứ xở lạ tức là không phải quê cha đất tổ nơi chôn nhau cắt rốn. Chàng cát sĩ nghẹn ngào thổn bởi nhiều lý do vì giọng ngâm thơ của người em gái, vì nhớ quê huơng hay vì nghĩ tới thân phận trầm gửi lạc loài bọt bèo của mình..? Tuy là thổn thức vậy, tâm linh của chàng vốn dĩ rất nhạy cảm luôn chìm đắm trong niềm hoan lạc của mộng tưởng trọn tình non nước với tiếng nói ngôn ngữ Việt Nam mà để trái tim tâm hồn rộng mở cùng người thiếu phụ ngâm thơ.


Tâm Hồn Em An Lạc
Tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

Tâm hồn hay linh hồn là một. Người theo Kitô giáo tin có linh hồn vĩnh cửu. Người theo Phật không tin vào vĩnh cửu của linh hồn. Phật chỉ tin có linh hồn lúc ta còn sống, còn chết đi thì chuyển sang dạng khác gọi là giác linh. Ngôn ngữ nhà Phật hay gọi là Tâm. Tâm làm chủ của thần linh, tâm suy thì thần nhược. Người nào mang cái tâm cố chấp bấn loạn thì thần sắc tức tối hay nhợt nhạt, dẫn tới bệnh tật ốm đau. Nhà Phật có phương pháp tích cực để giữ cái tâm an định đừng lăng xăng như con như con khỉ leo dây, đừng nghĩ lung tung như con ngựa đứt cương. Nên có câu tâm viên ý mã là vậy. Đưa cái tâm hoang dã trở về nhà an lạc bằng phương pháp thiền định cũng rất hay.

“Tâm hồn em an lạc
Còn thú gì vui hơn
Nghe sóng vỗ chập chờn
Biển hoàng hôn hết giận“

Nữ nghệ sĩ Trần Thu Hà cũng có phương pháp riêng cho tâm hồn an lạc. Như cô comment dưới một bài viết của tôi: Em ngâm thơ cho tâm hồn em an lạc.

“Thần linh mừng tinh tấn
Đáy nước tình lả lơi
Sóng sánh Hằng Nga cười
Cho hồn anh tĩnh tại“

Ngâm thơ cho tâm hồn an lạc đến các vị đại sư, ni cô, thần linh cũng mừng cho sự tinh tấn của nghệ sĩ. Nàng Hằng Nga tỏa ánh trăng xuống đáy hồ hay bóng cô thục nữ ngâm thơ Trần Thu Hà sẽ  long lanh sóng sánh hai chị em cùng mỉm cười. Chàng thi sĩ có bài thơ được ngâm cũng cảm thấy hồn mình tĩnh tại. Vậy ngâm thơ qủa là lợi lạc vô cùng.

“Sưởi cõi lòng tê tái
Nơi phương trời xa xôi
Hết đứng rồi lại ngồi
Cánh chim sầu cố quận“

Ngâm thơ như cô đã sưởi ấm cõi lòng tê tái người xa xứ tha phương an ủi cho tâm trạng bâng khuâng hết đứng lại ngồi trông mây ngóng nguyệt nhớ quê hương cố quận mà than vắn thở dài

“Mang bóng hình vương vấn
Cánh đồng làng mây bay
Trải bao nỗi đắng cay
Chưa hết mùa mưa nắng“


Những kỷ niệm xưa tràn về tràn ngập ùa tới qua giọng ngâm thơ từ cánh đồng mây bay, mẹ cha ông bà hai sương một nắng, trải bao vất vả đắng cay lận đận mà vẫn chưa hết ngày mưa thắng nắng. Nay ngập lụt mai mất mùa củ khoai con cá lá rau cầm cự qua ngày.

“Thời gian dài đằng đẵng
Thương nhớ vọng hoài âm
Réo rắt cung đàn trầm
Giọng ca ngâm cao vút“

Thời gian dài đằng đẵng mỏi mắt chờ thương nhớ thì chỉ là tiếng vọng hoài âm của lời ca tiếng hát khúc ngâm trên mạng facebook mà thôi

“Gió đông buồn hun hút
Bông tuyết thôi tả tơi
Ngậm ngùi nước mắt rơi
Thơ cảm ơn em gái !“

Trong cảnh gió đông hun hút buồn, giọng ngâm thơ của người em gái đả sưởi ấm lòng người anh mà cảm thấy bông tuyết cũng thôi tả tơi bấn loạn lộn xộn từng lớp từng lớp mềm mại ngoan ngoãn quanh thềm nhà.

Nhờ vậy mới làm thơ cảm ơn em gái ngâm thơ như là một thiên thần làm cho tâm hồn trở nên an lạc .

13.12.2016 Lu Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét