Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Tâm Bút Với Học Gỉa Paul Nguyễn Hoàng Đức

Trích: “TÂM TÌNH THỔ LỘ VỀ TÀI NĂNG
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Cán bạn yêu văn chương thân mến, sau khi tôi đăng bài “Nhịp điệu thời gian” với vài lời đề cử, có dăm bạn khen ngợi khích lệ. Tôi muốn nhân đây trả lời, tâm sự cùng các bạn vài điều, cũng như bày tỏ mình hơn. Tôi sinh năm 1957, đã ngót sáu mươi, ở tuổi này nhiều người đã thành công siêu quần bạt chúng, kinh bang tế một vài vòng quanh trái đất, đã trên đường về nhà để thụ hưởng vinh quang nghỉ ngơi hoặc đếm tài sản…
vậy mà giờ đây tôi chạy ăn từng bữa không xong, cho nên nếu có vài lời tâm tình về chuyện tài năng, mong các bạn đừng coi là cái gì quá vượt rào, mà chỉ là một sự tăng ga nhích rất bình thường. Tôi chọn hai lời bình để lấy hứng và cớ trả lời. Trước hết là bác Do Dinh Khang một trí thức uyên bác đã có tuổi (mới đây có bài “Khoảng trống” mà tôi đã viết bài bình). Anh viết:
“Đọc xong bài thơ " NHỊP ĐIỆU THỜI GIAN" của Paul Nguyễn Hoàng Đức mà tôi sững sờ cả người, lại đọc thêm lần nữa, đọc thêm lần thứ ba và nhiều lần nữa, lúc đó mới ngấm được từng tứ thơ của tác giả. Tôi sững sờ vì bài thơ đồ sộ quá, như một quả núi mà tôi như kẻ tiều phu nhỏ bé đứng ở chân núi ngước nhìn lên ngọn núi đại ngàn. Tôi tự nhủ Paul Đức đã gợi ý ta thử họa một bài về thời gian góp vui cùng tác giả bài NĐTG nhưng thấy tắc tị chẳng nghĩ được câu nào. Đã vậy ta đi tìm trong sử thi xem các cụ, các bác các chú ta có bài nào thì chép ra theo đề nghị của Paul Đức cho mọi người cùng đọc nhưng không tìm thấy. Hỡi các "Lều' thơ lớn, hỡi các giải thưởng to các bác đâu cả rồi, các bác ( tự phong cho mình) những danh hiệu kêu như chuông, vang như trống xin hãy họa thơ về thời gian cùng Paul Đức. Tôi xin chuẩn bị lau mục kỉnh nhiều lần để được vinh hạnh đọc thơ của các bác. Sau hết tôi lại xin nói về bài thơ NĐTG của Paul Đức, một bài thơ phong phú về ngôn từ, ngồn ngộn về hình tượng, sâu sắc và mới lạ về tứ thơ,”...
Cám ơn anh Đo Dinh Khang đã cho lời bình rất thẳng thắn và quí giá. Nhưng chính lời bình của bạn trẻ Nguyễn Khánh Nguyên, mới là lý do chính để tôi trả lời trực tiếp. Tôi định trả lời ở phần comment, nhưng nghĩ vấn đề lớn lại viết dưới đó trông có vẻ “chọc sàn” xó máy quá. Trang FB của mình sao không mang ra mặt tiền cho nó đàng hoàng. Bạn Nguyên viết:
“Mặc dù cháu rất quý chú, cháu vẫn rất muốn chú bị đo ván. Cháu thích thần tượng của mình (là chú) bị knock out, để cháu reset lại sự ngưỡng mộ của cháu với chú. Cháu xin lỗi chú nếu cháu có điều gì lộng ngôn. Chú có đồng ý không ạ?”


Lu Hà: Bác Paul Nguyễn Hoàng Đức viết hay lắm. Tớ chỉ chú tâm đọc bài luận của bác còn những comment khác tớ không có thời gian và kiên trì để đọc tất. Tất nhiên có comment hay hoặc dở. Riêng tớ có ý kiến sau: Bàn về thơ văn thì không có ai là thần đồng cả. Núi này cao còn núi kia cao hơn, thế giới này là muôn hình muôn vẻ, thiên hạ bao la rộng lớn vô cùng. Người ta chỉ có thể nhìn kẻ khác theo nhãn quan của mình mà cho là đẹp hoặc xấu xí, còn tự nhìn thấy cái tâm tăm tối, hoặc khả năng tài năng nội tại của mình thì khó lắm. Giống như mặt nước luôn xao động biết lúc nào bình lặng như mặt gương mà soi thấy cả bầu trời vũ trụ? Huống tri tâm trạng, thể trạng con người ta luôn luôn nhộn nhạo xáo trộn vì danh lợi hơn thua? Thần tượng ai đó thái qúa thiếu suy nghĩ qủa là một sự ngu xuẩn. Việt Nam có tình trạng a dua đua nhau Fun theo cảm tính phong trào. Nực cười xuất hiện ở Việt Nam các Fun âm nhạc kỳ quặc dở hơi hâm hấp. Có anh chàng Nam Hàn nào đó sang biểu diễn ở Việt Nam, thì có nhóm thanh niên tranh nhau đạp lên nhau để vuốt ve xuýt xoa ngửi cả chổ ngồi của anh chàng ca sĩ hát rong Nam Hàn đó, chuyên lang thang các nước để hát thuê kiếm cơm ? Cả thơ văn cũng vậy, thích ai thì đó là thần tượng. Tại sao có chuyện thần tượng cá nhân vì cảm thấy kẻ kia hơn mình. Luận ngữ Thày Trang Tử đại khái có viết: Khi hỏi về tốc độ cái gì nhanh nhất đáng sợ nhất? Một con chuột hỏi hai chân, hai chân cho rằng: bốn chân nhanh nhất. Bốn chân phục con rắn nhanh nhất đáng sợ nhất. Rắn bảo tờ không bằng ánh sáng, ánh sáng bảo lòng người nhanh nhất. Lòng người ý trời đáng sợ nhất. Trời lại bảo mây còn che lấp cả ta. Mây bảo gió mới đáng sợ, nó tài hơn ta. Gió bảo: tớ lại sợ bức tường. Chuột nhắt mới khúm núm trước bức tường: Ngài là thần tượng của tôi, tôi phục ngài sát đất. Bức tường cười bảo: Ấy chớ, loài chuột dũi các ngươi mới tài mới đáng sợ. Như ta đây sừng sững giữa trời mưa gió chẳng hề sợ thằng nào, nhưng lại sợ cha con nòi giống  họ hàng hang hốc nhà ngươi mỗi ngày khoét lỗ đào ngạch dưới chân ta. Rồi đến lức nào đó, ta sụp đổ tan tành. Thần tượng so tài, so găng muốn cho nhau đo ván nốc ao trên trường văn trận bút đâu phải chuyện đùa với dăm ba cái học lỏm manh mún? Trời đã sinh ra Chu Du thì có Gia Cát Lượng, có Gia cát Lượng thì lại có Tư Mã Ý, có Tư Mã Ý thì có Tào Tháo vân vân và vân vân....

Tốt nhất cứ thầm lặng mà học tập trau dồi trí tuệ tài năng. Tự mình phát huy sở đoản sở trường của mình vô tư vô ưu. Viết lách được bao nhiêu thì viết lách cống hiến cho đời. Thường cùng một việc một sự vật mỗi người có một tiêu chuẩn gía trị riệng. Không nên áp dặt cái tiêu chuẩn gía trị của mình cho người khác. Mình chưa thật hiểu mình cái gía trị nội tại bên trong của mình thì sao mà đủ sức tầm nhìn xa trộng rộng?

Những gì gọi là thần tượng của ta với người khác uyên bác thông hiểu hơn ta thì cho đó chỉ là thần tượng rỏm. Cái mình chê bai có khi ngược lại lại là một thiên tài vô gía.

Trong bài tâm bút Bác Paul có viết về hai nhân vật: Một là Cụ Do Dinh Khang, hai là cậu Nguyễn Khánh Nguyên. Riêng về Cụ Do Dinh Khang là một học gỉa uyên thâm có ý kiến đánh giá cao gía trị bài thơ: “ Nhịp Điệu Thời Gian“ thì tớ không có ý kiến gì, vì bài thơ tớ chưa có dịp đọc. Nhưng rất trân trọng ý kiến của Cụ Khang. Tớ ôm bụng mà cười về cậu Nguyên gì đó như con chim chưa vỡ bọng cứt dám huyênh hoang khoác lác thách thức với bậc trưởng thượng là nhà thơ nhà triết học: “Mặc dù cháu rất quý chú, cháu vẫn rất muốn chú bị đo ván. Cháu thích thần tượng của mình (là chú) bị knock out, để cháu reset lại sự ngưỡng mộ của cháu với chú. Cháu xin lỗi chú nếu cháu có điều gì lộng ngôn. Chú có đồng ý không ạ?”

Bác Paul nay đã hơn 60 tuổi rồi chứ có phải ít đâu? Kinh nghiệm viết lách thơ văn triết học đã tới cảnh giới cao  có phải lẹt tẹt như cỏ lác đâu? Thế cậu Nguyên dám thách đố cả với Bác Paul người đáng tuổi cha chú mình.

Ngày xưa, Khổng Tử đã tự nói về kinh nghiệm thành đạt trưởng thành của mình : Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận“

"Lục thập nhi nhĩ-thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn hảo về mặt tinh thần, kiến văn, và kinh nghiệm về cuộc sống. Người ta có thể thông tuệ nhận xét và phán đoán được ngay và chính xác về các sự kiện và nhân vật trong thiên hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, nhận xét đánh gía về ai, người ta không những không cảm thấy chướng ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ mọi tình huống. Tới trình độ này, phải huân tập nhiều, không phải tự nhiên sau một đêm ngủ dậy hay đọc vài cuốn sách mà ta đạt được "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình độ này, con người cũng phải có căn bản giáo dục, đạo đức, kiến văn, và từng trải va chạm nhiều.

Tớ có một câu chuyện ngụ ngôn tân thời về hai anh em nhà nọ ở một căn hộ tầng thứ 60 của một tòa cao ốc:
Hai chàng trai này trẻ trung, tự phụ kiêu căng thuộc loại điếc không sợ súng, ngựa non háu đá. Giống như trong thơ Bà Hồ Xuân Hương:
“Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông,
Nó bảo nhau rằng ấy cái uông.“

 Bữa ấy đi du lịch vai khoác ba lô về thì  khu chung cư cầu thang máy bị hỏng. Hai anh em bàn nhau leo bộ. Khi đến tầng 20 đã vã mồ hôi ra, nên hành trang mang theo chỉ có hai cái ba lô đành gửi lại tầng 20. Leo đến tầng 30 đã mệt mỏi chán chường, cố leo đến 40, rồi 50, cuối cùng cũng thở hồng hộc mặt tái xanh tái xám bọt nhãi sểu ra. Hai chàng giật mình là mình lại bỏ quên mất chìa khóa phòng ở trong hai cái ba lô gửi ở tầng số 20. Vậy là xôi hỏng bỏng không, cuộc leo cao, ganh đua này thành vô dụng chả nên tích sự gì.

-Paul Nguy ễn Hoàng Đức: Nguyễn Khánh Nguyên là bạn trẻ rất kính trọng tôi, còn tham gia bênh vực tôi nhiều lần. Theo tôi cũng nên cởi mở để lớp trẻ thể hiện cá tính và trí tuệ. TRường hợp này bạn Nước Mắt Lạc Hồng hơi khe khắt. Khi mình là cầu thủ giỏi sợ chi gặp ai lên đài, càng gặp người giỏi ta đánh càng đẹp?!

-Lu Hà: Truờng văn trận bút phải là những đấu thủ tương đương lời qua ý lại văn bút mạch lạc, uyên thâm để người ta đọc còn thưởng lãm. Một con dao phay chuyên dùng mổ trâu mà nay phải hạ cố mổ một con ruồi làm hao tốn thời gian người viết và cho cả người đọc. Thời gian là qúy gía như vàng, nên để dùng cho sáng tác hữu ích cho đời. Thỉnh thoảng tớ cũng lên tiếng với người này người nọ mà viết bài phản bác những comment dớ dẩn. Nhưng tớ tiếc của giời nên kopie lại biến hóa thành bài luận để tặng đời. Lưu trữ làm kỷ niệm vui buồn chua chát đắng cay hỉ nộ ố ái mắng mỏ đủ cà muôn màu muôn vẻ.

Cậu Nguyên đó phải học tập. Tiên học lễ hậu học văn. Phải nỗ lực trau dồi kiến thức tới mức nào đó đủ tự tin tranh luận với bác Paul về một đề tài nào đó có lý có tình theo chiều hướng tích cực học hỏi. Đằng này chưa đâu vào đâu đã thách đố bằng thứ văn còm rách rưới đó ai mà chịu được? Văn là người, các ông Thày tướng giỏi không cần phải đọc một đoản văn ngắn mà chỉ cần xem chữ ký nét chữ thội cũng có thể nói trúng tâm địa khả năng trạng thái tinh thần của người nào đó.

Bác Paul là người cả nể không cứng rắn, là một người đàn ông là một triết gia mà còn dễ mềm lòng trước những tình cảm mập mờ...? Nên chính Bác lại dễ bị người khác lợi dụng lòng tốt để hại bác để đâm lén sau lưng Bác. Tình bạn như Tôn Tẫn và Bàng Quyên họ vốn là bạn học, học tập binh pháp của Quỷ Cốc Tử. Nghe nói Tôn Tẫn là đời sau của đại tướng Tôn Vũ nước Ngô, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Tôn Tử binh pháp”, tài năng trên Bàng Quyên.
Bàng Quyên ở nước Ngụy, làm tướng quân của Ngụy Huệ Vương . Vì ghen ghét tài năng của Tôn Tẫn cao hơn mình, lừa Tôn Tẫn tới nước Ngụy, vu cho Tôn Tẫn làm phản, khép Tôn Tẫn vào tội “tẫn” thích chữ vào mặt, muốn Tôn Tẫn đến chỗ chết. Còn đây bác Paul chỉ quen biết sơ sơ trên mạng cậu bé đó chưa chắc trẻ tuổi có khi ngang tuổi bác ảnh đại diện có thể ảnh gìả. Nếu là tình cảm chân thực chú cháu thì trước sau vẫn là chú cháu. Không lẽ nào đã hâm mộ văn tài của bác lại còn thách đố với bác? Sự vật diễn ra không hợp lý với quy luật của trái tim và lý trí. Bác cứ nghĩ bụng mình cư xử cao thượng dân chủ đàn anh bề trên mà tốn công sức lời qua tiếng lại hơn thua là bác trúng bẫy mưu gian để nó biến bác thành trò cười. Cao tay có thể tương kế tựu kế bác dẫn dụ đưa nó vào ma trận bút pháp của bác để biến nó thành trò tiêu khiển trò vui cho bác và cả thiên hạ đọc. Đến lúc nào chán ném nó vào sọt rác không thèm viết thèm trả lời chi hết hoặc gạch tên nó đi là xong. Lòng mình lại thanh thản vô ưu, tiêu dao du bác Paul ạ.
Tớ thấy sự vô lý mà bất bình có ý kiến thẳng thừng như vậy. Theo tớ ai đó bảo qúy mình bênh vực mình vì mục đích gì đó chắc vì tấm lòng, sao mà biết được? Bênh vực 9 đều còn cái điều số 10 cốt tử nhất thì người ta ra mặt tấn công mình thì sao? Tình cảm chỉ lậu bền bởi lương tậm phục thiện và cảm thông. Tớ thật ra chưa lấy gì là thân thiện với bác như anh em thúc bá bạn bè tri kỷ tri âm , chỉ đơn giản quen bác trên facebook, những gì bác viết tớ thấy chí lý quá phần lớn trúng sự suy tư của tớ, và cả những diều tớ nghe lần đầu thấy hay bồi bổ thêm cho những kiến thức thiếu hụt của tớ. Qúy lắm chứ?


7.7.2016 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét