Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Bình Giảng Ý Nghĩa 3 Bài Thơ Thu Hà Diễn Ngâm phần 4

(Tình Thơ Qua Mất Rồi, Là Cây Thông, Hãy Để Cho Nhau Chút Kỷ Niệm)

Cả 3 bài thơ đươc Thu Hà diễn ngâm thật là  xúc động, rất đúng với tâm trạng của Lu Hà tôi. Khi nghe Thu Hà ngâm xong tôi thấy mình cứ ngẩn ngơ thơ thẩn bâng khuâng như vừa đánh mất một cái gì đó qúy gía của tuổi trẻ qúa khứ dĩ vãng xa xăm, nuối tiếc xót xa hoài niệm. Nuối tiếc cho thân phận mình, nuối tiếc sao chỉ có 3 bài thơ thôi, tâm trạng thi nhân còn nhiều lắm chứ, muốn bày tỏ nhiều với Thu Hà và tha nhân. Đây
đúng là một kiểu chơi thơ ngâm thơ “Tao Đàn“ rất nổi tiếng có từ thời miền Nam cộng hòa do thi sĩ Đinh Hùng người miền Bắc di cư vào Nam sáng lập ra. Kể từ ngày thi sĩ ra đi không mấy ai còn có cảm hứng sáng tác giãi bày tâm trạng cá nhân như kiểu làm thơ này, hình như hội ngâm thơ Tao Đàn Đinh Hùng cũng tiêu tùng luôn. Bản thân tôi đã nghiên cứu thơ Đinh Hùng và cảm hứng cảm tác ra 10 bài thơ phân thành hai chùm gọi là Lu Hà và Đinh Hùng. Đinh Hùng di cư từ Bắc vào Nam, còn tôi chạy nạn cứu thân từ Việt Nam ra nước ngoài. Cả hai cùng chung một tâm trạng nhớ nhung thuơng cảm về nơi cố quận mà làm thơ.

Tôi là loại người chỉ cần nghe thơ ai đó thấy thơ hay hiểu đaị ý tác gỉa muốn nói  gì, trong lòng tôi phải có chút tình cảm qúy mến tác gỉa, tôi sẽ nhắm mắt lại như các vị Đại sư tọa thiền và phóng bút viết luôn một bài khác, không cần nhất thiết đọc lại cả bài thơ của tác gỉa đó nữa. Cách làm này tôi đã cảm tác thơ Giang Hoa từ đường luật ra lục bát cũng như các thể thơ của nhiều cô kiều nữ khác trẻ măng mũm mĩm xinh tươi làm cho các tế bào cảm giác của tôi rung lên bần bật, sướng lên, vui lên là tôi mau lẹ phóng tác ra thơ liền và cả với rất nhiều danh nhân tài tử mỹ nhân khác như Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Hồ Xuân Hương vân vân và vân vân…. Để cảm tạ tri ân nghệ sĩ Thu Hà tôi sẽ viết bài bình giảng ý nghĩa của cả 3 bài thơ tường tận cụ thể.

Xin nhấn mạnh đây là bình giảng chứ không phải bình thơ. Vậy chớ nên hàm hồ mà hiểu lầm. Nên không có cái chuyện tự đánh bóng, mèo khoe đuôi dài như thiên hạ vẫn thường vu cáo chụp mũ thi nhân do lòng ghen tuông đố kỵ hẹp hòi tiểu nhân là nó khoe thơ nó hay đó. Mục đích chính của tôi là giải nghĩa từng câu chữ và dẫn dắt mọi người lần theo tâm trạng tâm hồn cảm xúc của tôi. Vì tâm hồn là tâm linh cá nhân là một thế giới thầm kín riêng tư chả mấy ai dám kể lể ra những hỉ nộ ố ái tham sân si đắm say yêu thương của mình. Chỉ có qua thơ may ra thiên hạ mới biết à à ra thế.…Mỗi con người là một bản ngã sắc thái riêng. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Nếu ai ai cũng giống nhau đen cùng đen, trắng cùng trắng, suy nghĩ giống nhau, tư tưởng giống nhau thì đâu còn là xã hội loài người nữa mà chỉ là những con người công nghiệp giống như Roboter thì cuộc đời này mất vui đi. Cao chê nhỏng thấp chê lùn, rắm ai thì vừa mũi người đó chủ quan phiến diện cố chấp chai lỳ không có khả năng tiếp nhận ý tưởng sáng kiến người khác luôn tự cho mình cái gì cũng đúng, cũng phải. Ai trái ý mình thì nóng giận, mình chỉ muốn người ta làm theo ý mình thì tại sao mình không thể làm như ý người ta? Khái niệm về tinh yêu thương cũng tiêu tùng luôn và chúng ta sống chẳng khác chi như súc vật cỏ cây gỗ đá.

Tình Thơ Qua Mất Rồi
tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

Tình thơ qua mất rồi, một tiêu đề lơ lửng lửng lơ. Một mối tình, một cảm xúc, một hứng cảm trào dâng nếu ta không kịp thời nhận ra, đón nhận lấy nó thì tự nó sẽ qua đi. Nghĩa là bỏ lỡ cơ hội dịp may. Mình muốn yêu một cô gái mà không dám mở mồm cứ ậm ờ ấp úng vì thẹn thùng vì nhát gan vì sợ ngỏ lời ra em có yêu mình không? Tóm lại chỉ biết thầm yêu trộm nhớ mà không nhận thấy người con gái đó cũng rất yêu mình. Em chờ mãi không thấy anh ngỏ tình thì sẽ có anh chàng khác khôn ngoan hơn thớt mặt hơn tấn công như vũ bão và thấy thời cơ chín mùi là ngỏ tình luôn. Và anh chàng lừng khừng kia chỉ còn đấm ngực kêu trời…

“Kiểu gì anh cũng bắt
Theo nhịp thở lời ca
Quảng Hàn chị Hằng Nga
Xao xuyến nghe em hát“

Người ta bình thuờng có 5 giác quan, riêng nòi thi sĩ trời cho còn có giác quan thứ 6 nữa là sự cảm nhận, trong nhà Phật gọi là ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhờ có giác quan thứ 6 nhạy cảm mà : Kiểu gì anh cũng bắt, bắt gì? Nhịp thở lời ca tâm trạng Thu Hà. Em ngâm hay lắm đến nỗi cả chị Hằng Nga cũng phải thức dậy xao xuyến nghe em hát, hay ngâm thơ.

Nhờ khả năng phản xạ giác quan thứ 6 mà tâm hồn thi sĩ khoáng đạt rộng mở bao la tự do như cánh chim én dưới bầu trời xanh tìm niềm vui, tìm mùa xuân hạnh phúc nơi đất khách quê người, nơi chân trời xa lạ

“Tâm hồn anh khoáng đạt
Rộng mở tấm chân thành
Cánh én bầu trời xanh
Tìm xuân chân trời lạ“

Còn em thì sao? Người con gái ngâm thơ. Hoàng hôn ẻo lả là lối nói của thơ tượng trưng siêu hình. Người con gái có đôi gót hồng như đóa hoa sen mà trong trái tim nàng cũng rộn ràng xào xạc lá vàng bay.

“Chiều hoàng hôn ẻo lả
Thơ thẩn dạo gót sen
Trái tim người thục nữ
Xào xạc lá vàng bay“

Ngày xưa nhà thơ Lưu Trọng Lư hình như chuyển dịch từ thơ Pháp ra bài Tiếng Thu cũng rất hay bằng thơ 5 chữ như tôi.

“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phu
Trong lòng người cô phụ.

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.“

Chỉ mấy câu thơ thôi Lưu Trọng Lư đã gieo vào lòng người một nỗi buồn man mát mà ngọt ngào.

Còn Lu Hà thì:
“Mùa đông nào ai hay
Lã chã hạt mưa bay
Hồ ao buồn lá rụng
Rạng liễu giọt sầu cay”

Mùa đông đến bất ngờ, khi đàn én lượn tìm xuân chưa trọn niềm ân ý ái thì đã thấy mưa bay lã chã, rạng liễu cũng trĩu cành những giọt mưa sầu muộn đắng cay chỉ mối duyên tình dở dang dang dở.

“Ngổn ngang ngọn cỏ may
Bếp lửa lòng lắt lay
Củi rơm nhen nhóm khói
Em ngóng đợi chiều nay “

Tác gỉa liên tiếp dùng lối thơ tương trưng siêu hình có một thời thịnh hành ở Pháp thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nghĩa là mượn đồ vật, sự vật để mô tả tâm trạng con người. Bếp lửa biểu tượng của lò lửa ái dục.

Ngày xưa có thi sĩ Tô Đông Pha. Thuở nhỏ đắc chí, tuy nhiên cả đời ông lại lắm phen chìm nổi. Ở góc độ đời tư, ông là một người đa tình, nhưng chẳng phong lưu. Đa tình ở đây không có nghĩa là lợi dụng tình cảm của người khác. Ông có 7 bà vợ. Thiền sư Phật Ấn là bạn thân mới nói đùa. Lão Tô lắm vợ thế cho tôi muợn tạm một bà được không? Tô Thức tưởng thật gửi bà út sang hầu đêm xem thiền sư làm thế nào? Là thiền sư hay chỉ là sư hổ mang? Suốt đêm Phật Ấn để bà út nằm trong buồng và ngài bày ra 7 cái lò huơng, suốt đêm đại sư tụng kinh đi qua 7 cái lò hồng, tương trưng cho ái dục và ngài đã vượt qua ải cám dỗ xác thịt, chả hề đụng chạm gì đến thân thể vợ út của Tô Đông Pha. Nghe chuyện Tô Đông Pha rất ngựỡng mộ sức tu của bạn rất tinh tấn.

“Chuyến tàu đêm vội thay
Còn khách nào bỏ lỡ
Bến đò thuyền chẳng có
Tình thơ qua mất rồi…!“

Chuyến tàu đêm cũng là tuợng trưng cho cuộc đời ngắn ngủi tốc hành về quê hương vĩnh hằng. Đời người chỉ là gỉa tạm nơi quán trọ trần gian, ta dừng lại ở một ga nào đó, ngủ trọ rồi lại ra đi, mỗi ga mỗi tuổi hay mỗi ga một kiếp người. Thơ phải lắm ý mới hay.

Khách tình thơ bỏ lỡ thời cơ gặp người hồng nhan tri kỷ. Con đò tình vắng teo bởi người thơ qua mất rồi. Câu này mang nhiều ẩn ý còn nhắn nhủ cả các cô kiều nữ giao du với Lu Hà biết ngâm thơ để vui trên facebook mà nấn ná không  chịu ngâm nga thì tình thơ của Hà thi sĩ lướt qua như gió thổi mây bay. Đời người thì lại qúa ngắn ngủi khi nhớ lại nghĩ lại mới cảm thấy ngậm ngùi nuối tiếc lắm với người thi nhân đa cảm đa sầu?

Theo tôi thơ 5 chữ rất dễ ngâm, nghệ sĩ không bị mất hơi đuối giọng thơ lại du dương trầm bổng rất thú vị. Thơ lục bát dễ ngâm nếu gieo vần khéo mềm mại óng mượt, do cấu trúc trên 6 dưới 8 nên mạch ngâm dìu dặt nhịp nhàng. Còn thơ song thất lục bát hơi khó ngâm một chút vì cái anh vần trắc. Nhưng ai dài hơi luyến láy khéo thì song thất thật là vô địch kỳ ảo sẽ tạo ra dòng âm thanh đặc biệt cuồn cuộn như thác đổ sóng gầm líu lo như chim hót thật là tuyệt vời. Thơ 7 chữ  hoặc thơ 8 chữ cũng không phải là khó ngâm. Riêng cái anh thơ tự do vô thưởng vô phạt nên dùng nhạc Tây phổ vào mà hát. Thơ tự do mà cũng ngâm theo tôi là quê một cục chả khác gì nàng Tây Thi có chứng bệnh đau bụng, mỗi khi đau bụng nàng nhăn mặt lại thì người ta thấy nàng xinh đẹp cực kỳ. Trong khi đó có người đàn bà trong làng nhan sắc cỡ Thị Nở không đau bụng khỏe như trâu cũng gỉa vờ đau bụng nhăn mặt lại, làm các cụ gìa sợ phải đóng cửa lại, trẻ em sợ không dám ra đường tưởng ma qủy hiện hồn. Thơ tự do như ông Hữu Loan tuy tự do nhưng mạch thơ thông thoáng cảm xúc bi thương có phổ nhạc hay cứ để nguyên xi mà ngâm là trường hợp cá biệt.
Thơ đường thực ra là thơ đọc của các tao nhân mặc khách chủ yếu hưởng cái thi vị ý nghĩa thanh cao nhuần nhuễn ý vị, ý tứ xa xăm của thơ. Các triết gia, kẻ sỹ, các học gỉa khôi hài hay làm thơ đường. Thơ đường còn là thơ của nhà chùa  và các đạo sĩ.
Ngày  nay dùng thơ đường tả tình cực khó vì bản chất thơ đường niêm luật hà khắc, tình yêu lại đòi hỏi bông lơn ân ái dịu dàng mơn trớn thiết tha nũng nịu, vòi vĩnh, giận hờn mà lại tả tình thì khó vô cùng. Nếu thích mà ngâm thơ đường cũng chả sao, nghe cũng rất thú vị trong khoảng thời gian nhàn rỗi.


Là Cây Thông
Cảm hứng với Trần Thu Hà

Trong bộ tứ quân tử người ta hay lấy hình ảnh (tùng, cúc, trúc, mai). Mai thanh thoát, lan kiều diễm, cúc cao thựơng, phượng ái tình, trúc dẻo dai ngay thẳng uyên bác. Riêng cây tùng hay cây thông là khí khái ngang tàng trượng phu nhất.

Nguyễn Công Trứ có thơ rằng:
“Kiếp sau xin chớ làm người
 Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
 Giữa trời vách đá cheo leo
 Ai mà chịu rét thì trèo với thông“

Vậy, cây thông trong cách sách Nho-Khổng giáo nên hiểu là người quân tử.

“Là cây thông giữa trời mưa gió
Đại bàng ơi! biết tỏ cùng ai
Hoa hồng sao lại có gai
Trần gian bi lụy canh dài thở than”

Lu Hà tôi dùng hình ảnh tượng trưng cây thông, chim đại bàng, hoa hồng và trần gian liên tiếp lô gich biện chứng pháp để tự nói về tính cách của mình và những thăng trầm khỗ đau mình từng nếm trải

“Hạt bụi đỏ chứa chan tình ái
Mỹ nhân buồn quan ải đường xa
Xôn xao kìa giải ngân hà
Ngàn sao lấp lánh Hằng Nga thẹn thùng”

Hạt bụi đỏ ví kiếp người ta như hạt bụi trầm luân ngụp lặn trong 6 nẻo luân hồi  còn thi nhân, nghệ sĩ thì trong sông tình bể ái. Vì thuơng nhớ mỹ nhân chỉ người con gái đẹp thì dù cho dù cho phải qua bao cửa ải các quốc gia, đường xa gập ghềnh vó ngựa, trèo đèo lội suối người tình quân cũng tìm đến. Nên mới có câu:”Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ- Vô duyên đối diện bất tương phùng” Nghĩa là có duyên thì dù xa mấy cũng tìm đến, đến thực hay đến bằng thơ ca trên mạng facebook cũng vậy. Không có duyên thì ngồi ngay trước mặt cũng coi như xa lạ.

Trên đường đi tìm mỹ nhân bóng chàng thi nhân, người quân tử, người tình quân sẽ làm cho các ngôi xao trên giải Ngân Hà phải nhấp nháy xì xào bàn tán, là hình ảnh tượng trưng nói về thiên hạ hàng ngàn vạn triệu người làm cho nàng Hằng Nga phải thẹn thùng xinh đẹp như mình mà chả có ma nào nó hỏi đến.  Có anh chàng Cuội ở đó chỉ để làm công việc gánh nước bổ củi sai vặt mà thôi. Cuội thì biết quái gì về thơ mà ân ái tự tình với nàng Hằng Nga ngoài chiêu comment bậy hỏi vớ vẩn hình này đẹp ảnh kia xinh, hoa kia thơm cỏ nọ thối. Thích ảnh đep ảnh sex thì đầy trên google, thích ảnh hoa hậu thời trang, thiếu gì cảnh thần tiên bay bướm động hồ thủy cung tràn ngập. Người ta ngâm thơ, nội dung ý nghĩa bài thơ không quan tâm chỉ chăm chăm hỏi những thứ tủn mủn. Hay cố ý hỏi để gây rối phân tâm người ta làm người ta phải loay hoay những thứ vặt vãnh? Mà thối chí mất niềm vui đi? Nhiều cô ngâm thơ còn kén nhạc nền phòng thu âm thật là tốn kém nhiêu khê mà gía trị thưởng lãm có khi bị hạn chế bởi thời gian và nội dung bài thơ cũng như số luợng qúa ít. Nếu là sân khấu nhà hát thì đạo diễn phải lo. Còn trên facebook thì nên vui với thi nhân là chính cho người ta vui hứng cảm sáng tác có ích cho đời. Việc làm như cô Thu Hà đây tôi đánh gía cao vạn lần những giọng ca vàng, ca đồng, ca nhôm, ca sắt có tiếng mà không thực tế biết mà trải rộng tâm hồn. Còn chuyện hát hò ngâm nga vì đồng tiền vì bát cơm manh áo, vì thị trường sân khấu v. v… tôi xin miễn bàn những đó là tự do cá nhân, quyền lợi nghề nghiêp sinh nhai.

Chỉ mong chớ nên làm anh chàng cuội thừa thãi vô duyện: Cô Hằng Nga ngâm thơ huýt gió kiểu gì thế? Các cuội chuyên làm chuyện ruồi bâu phiền toái chả nên tích sự gì nên nàng Hàng Nga thẹn thùng cho số mệnh của mình quạnh hiu ngàn thu trên cung Quảng là phải.

“Hồn thơ mộng chập chùng biển cả
Thuyền ra khơi chống trả cuồng phong
Sáng soi có Chúa Quan Phòng
Dặm trường thiên lý thong dong vườn đào“

Hồn thơ theo cánh gió mộng chập chùng với đại dương sóng cả trên con thuyền tình và chàng phải chống trả với cuồng phong bão tố búa dìu dư luận khen chê phỉ báng hằn học ghen tỵ đơm đặt thị phi miệng luỡi người đời. Nhưng lòng chàng trái tim nhân hậu của chàng đã có Chúa Quan Phòng sáng soi dẫn dắt.
Quan niệm Công giáo về Chúa Quan Phòng hay an bài và cáchọc thuyết về thiên mệnh hay số mệnh có điểm khác biệt. Chúng ta tin rằng có Thiên Chúa là Cha nhân lành. Ngài đã dựng nên vạn vật, nhưng Ngài còn tiếp tục bảo vệ, gìn giữ, trông nom bảo vệ chúng ta. Nhờ có trái tim tấm lòng và ơn Chúa nên cuối cùng thi nhân đã gặp mỹ nhân trong vườn đào hoa lệ thơ ca. Ngâm thơ tao đàn.

“Thương bướm trắng nghẹn ngào giọt lệ
Hội giao đài thi sĩ say men
Động hồ chẳng nỡ cài then
Xăm xăm bẻ khóa chong đèn thâu canh“

Bốn câu này là thơ tán gái, ví von hình tượng giống cụ Nguyễn Du tả chàng Kim Trọng  tìm nàng Kiều ở vườn Thanh khi cả nhà Kiều ba má em gái em trai về quê ngoại mừng thọ bà cụ tổ mẫu:

“Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều,
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.
Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.

Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cànhmỉa mai.
Mấy lần cửa đóng then cài,

Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu”

“Thơ song thất sang cành lục bát
Chén quỳnh tương dào dạt khói mây
Thiên thai Từ Thức ngất ngây
Bình minh lơ láo vui vầy thế thôi… !”

Lu Hà dùng thể thơ song thất lục bát là học từ sự sáng tạo của hai vị tổ sư tổ mẫu Nguyễn Gia Thiều và Đoàn Thị Điểm. Thật ra mà nói Nguyễn Gia Thiều tức Ôn Như Hầu là một nhà thơ thời Lê Hiển Tông. Ông là tác giả Cung oán ngâm khúc, tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam bút pháp ông điêu luyện trên bà Đoàn Thị Điểm với tác phẩm Chinh Phụ Ngâm. Tôi thấy bà Điểm nhiều lúc sử dụng vần trắc có vẻ còn rất lúng túng. Nhưng bà Đoàn Thị Điểm có một câu đối rất hắc búa mà ông cống Quỳnh tức Trạng Quỳnh cũng phải bó tay.” Da trắng vỗ bì bạch”. Cống Quỳnh đối chưa được chuẩn. Tôi cũng đưa ra 12 giải pháp đối lại bà Điểm không phải khoe tài văn thơ mà chỉ muốn nói ra một sự thực mà thôi. Không nói ra làm sao thiên hạ biết mà tìm đọc xem Lu Hà này đối lại: Da trắng vỗ bì bạch ra sao”, nghe Lu Hà tôi bình giảng ý nghĩa từng câu chữ của vế đối và ý nghĩa từng câu chữ Lu Hà tôi đối lại. Cũng gọi là theo cách thức cụ Phan Chu Chinh học từ ông Tôn Trung Sơn bên Tài về cái gọi là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh mà thôi. Nguyên tác Tôn Văn là: Dân tộc độc lâp, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Từ hai câu 7 chữ chuyển sang trên 6 duới 8 như con chim vàng anh chuyền cành nhảy nhót hót líu lô với nàng Thu Hà ngâm thơ.
Ngay từ cổ sơ, Đông và  Tây phương đã tìm thấy trong âm nhạc có 5 bậc chính.
Cụ Nguyển Du có câu hay trong Truyện Kiều:
 “cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương“
 Ngũ âm (đúng hơn là 5 dây) gồm: Cung, thương, giốc, chủy vũ, vừa vặn với ngũ hành, mỗi dây ứng theo mỗi hành.

Quỳnh tương là rượu qúy. Như cụ Nguyễn Khuyến viết:” Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp -chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”

Thiên thai là nơi Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương. Từ Thức là một nhân vật huyền thoại vào đời nhà Trần trong truyện dã sử Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Ông quê ở tỉnhThanh Hóa và được hư cấu là một người gặp được tiên và ở cùng tiên nữ trong chốn tiên cảnh. Tương truyền nơi ông gặp tiên chính là động Từ Thức.
Nói về cảnh thiên thai Lu Hà tôi cũng viết khá nhiều. Chỉ xin đơn cử một bài thôi.

Nức Nở Cung Đàn...
họa thơ Giang Hoa: Tiếng sáo...

“Réo rắt thiên thai dải lụa tơ
Nâng niu ống trúc sáo tiên chờ
Trương Chi xao xuyến con thuyền ái
Công Chúa dạt dào một bến mơ
Ai oán tim chàng thành chén ngọc
Bi thương lòng thiếp chạm tay sờ
Giọt châu lã chã hồn ly biệt
Nức nở cung đàn vọng tiếng thơ...!“

Bình minh lơ láo tức là cả đêm vui vầy, lúc bình minh là mặt trời mặt mọc thì lại thấy lòng mình quạnh hiu nuối tiếc lơ láo. Cảm giác bỡ ngỡ và lạc lõng như cụ Nguyễn Du miêu tả trong Truyện Kiều :
 ''Hàng thần lơ láo, phận mình ra chi“


Hãy Để Cho Nhau Chút Kỷ Niệm
Cảm hứng với Trần Thu Hà

Kỷ niệm là thứ duy nhất để nhớ lại, có thể là hiện vật, nụ hôn, trâm cài, nhẫn đeo tay cho ngày cưới v. v… Nhưng cao đẹp nhất vẫn là những vần thơ, giọng hát lời ngâm cho người mình qúy mến thương yêu hay là kính trọng ngưỡng mộ.
Nói như Trang Tử: Đời người nhanh như giấc ngủ trưa, như ánh mặt trời lướt qua song cửa sổ, ngoảnh đi ngooảnh lại đã xế chiều rồi. Ta cứ loay hoay chạy theo cái bả công danh lời khen tiếng chê phù phiếm, lợi lộc, quyền thế, sang giàu, hưởng thụ tranh giành xâu xé nhau thì cũng thế thôi. Về bên kia thế giới tâm hồn linh hồn tọa lạc nơi nào hay đày đọa nơi nào ai mà biết được, cái xác vùi xuống một cái huyệt rộng chừng thước rưỡi, dài hai thước tiền của cũng chả mang theo được. Dù có mang theo cũng chỉ làm mồi tham cho hậu thế. Thiên hạ sẽ khai quật đào mả mình lên để lấy vàng bạc châu báu. To đầu mà dại, gìa rồi còn ngu, thà rằng lắm của thì phát tâm bồ đề hạnh bố thí cho các trại cô nhi, duỡng lão đường, trại tế bần cúng qủa nhà chùa, chôn tiền của theo  để làm gì? Chỉ tạo ra lòng tham cho nhân thế, nó sẽ phá mả động mồ con cháu mình sẽ điêu đứng khổ sở và bản thân mình đâu trọn giấc ngàn thu? Vậy chỉ còn  duy nhất là thơ là đáng qúy, nên đóng vào bao, cho vào ba lô, hay quẩy gánh mang theo lên thiên đàng ngâm cho các vị chư tiên ngha mà thôi.

“Hãy cho nhau những gì hiện tại
Một chút tình tê tái sầu tư
Niềm vui tâm thức chân như
Cam lồ suối mát nhân từ khúc ca“

Không gian đa chiều, thời gian chỉ có một chiều qúa khứ hiện tại và tương lai. Qúa khứ là cái đã qua, tương lai là cái không thể biết. Vậy còn hiện tại mình đã làm gì cho nhau ? Một chút tình tê tái sầu tư cũng qúy còn hơn chả có tí gì. Còn tình sẽ thăng lên thú cảm an lạc trong niềm vui tâm thức chân như.
Bồ Tát Quán Thế Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu.
Trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Nước này rưới tới đâu là chan dải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh là giới đức. Có người bảo rằng: hứng những giọt sương đọng trên tàu lá sen vào buổi sáng là nước cam lồ của Phật pha chà uống cực thơm ngon tinh kiết. Tôi ví giọng thơ ngâm của Thu Hà ngọt ngào như nước cam lồ là ý đó.

“Nhỡ mai sau dương tà khuất bóng
Chẳng còn gì cửa đóng rèm buông
Đồi thông ngọn cỏ phiêu bồng
Hồn mây đom đóm cánh đồng cò bay“

Nhỡ mai sau là nói về tương lai dương tà khuất bóng ý nghĩa là tôi sẽ ra đi, thoát tục tìm về quê hương vĩnh hằng thì chẳng còn gì nữa, chỉ còn là cửa đóng rèm buông, đồi thông hiu hắt nấm mồ quạnh hiu, nơi đó chỉ là mây bay gió thổi đom đóm lập loè tiếng ma hời cô hồn gọi nhau í ới, một hàng cờ đen chỉ những con qụa hay con cò bay qua nơi cánh đồng hoang vắng.

“Thế là hết trắng tay cô quạnh
Còn gì đâu mà trách cứ hoài
Bâng khuâng trằn trọc canh dài
Vẳng nghe tiếng quạ  trần ai não nùng“

Con người ta từ đâu đến từ nơi vô thủy vô chung, tức là không có khởi điểm và tận cùng. Sinh ra mình trần thân trụi chết đi thì cũng mình trần thân trụi, tấm thân tứ đại trở về với với cát bụi.

“Hạt sương rơi lạnh lùng lá rụng
Cánh bướm buồn hoa cũng héo hon
Gió ru cành trúc véo von
Trăng lên vàng võ nước non mịt mùng“

Khổ thơ này thuần túy miêu tả một khi tâm hồn vắng nhà đi chơi xa, quang cảnh buồn thiu, chữ nghĩa dễ hiểu thiết tưởng chả cần giải nghĩa dài dòng làm gì? Tự người đọc với trí thông minh chỉ số I Q trung bình cũng sẽ cảm nhận ra ngay. Thơ tôi làm theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, lấy mình là đơn vị cơ bản tự coi cái tiểu ngã phát sáng phát ra những phóng thể trong bản ngã riêng và bản ngã nằm trong toàn thể đại ngã của vũ trụ thông minh. Chứ tôi không phải là chiến sĩ cách mạng cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng loài người thoát khỏi nền văn minh kỷ hà để trở về  thời công bằng xã hội nguyên thủy xa xưa ăn hang ở lỗ. Nên tôi không phải là trường phái thơ nghệ thuật vị nhân sinh làm thơ như kiểu ông Tố Hữu gì đó, cho anh nông dân đọc thơ xong mệt bã người còn muốn hăm hở cày thêm thửa khác. Cho chị lao công đọc thơ xong còn muốn tăng ca bỏ mặc đứa con khát sữa cho bà nội bà ngoại chăm nom. Làm thơ phục vụ quần chúng nhân dân lao động, nhằm tăng sản luợng thúy sản và luơng thực, phục vụ sản xuất và chiến đấu.

Tôi chỉ là anh ba linh thôn xắn quần móng lợn. Đói thì ăn khát thì uống, mệt thì nghỉ, chẳng phải vuơng hầu công bá hay cán bộ cán bẹt gì mà phải giữ gìn lời ăn tiếng nói sao cho dĩ hòa vi qúy, cứ thẳng ruột ngựa mà nói chân thành nhân ái.
Thơ tôi là nỗi niềm nhớ nhung yêu thương của chính cái thằng tôi chứ không phải là nỗi niềm lý tưởng sự nghiệp lớn lao của toàn xã hội. Thơ tôi đề cao bản ngã tự nhiên, bản tính cá nhân riêng tư thầm kín chứ không ca tụng tính giai cấp tính tập thể. Có thể nhiều bạn khó đồng cảm chấp nhận cho là tôi nặng cái tôi tư  vị tình cảm cá nhân, cái gì cũng tôi và tôi. Nếu tôi cắt tóc đi tu thì tôi sẽ cắt bỏ cái tôi  trở về cái không. Chuyện đi tu hay muốn tu tiên tôi chưa có ý định mặc dù trong thơ tôi hay bàn đến thế giới an lạc, cảnh giới lạc thú thiên thai. Thiên thai ái tình chứ không phải cõi niết bàn không sinh không diệt.
Mong các bạn có suy nghĩ khác tôi thông cảm.

“Bến sông tương chập chùng cơn sóng
Ngọn đèn khuya đò ngóng khách sang
Người xưa lỡ bước dở dang
Trăm năm còn nhớ lang thang bụi hồng..!

Sông Tương tức là Tương Giang hay Tương Thuỷ hay là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang. Tôi đã giải thích nhiều lần về Nga Hoàng và Nữ Anh vợ Đế Thuấn khóc chồng ở bến sông Tương Giang. Hãy đẻ cho nhau chút tình kỷ niệm xuất phát từ chuyện Thu Hà ngâm thơ tôi  mà tâm hồn thi sĩ phiêu bồng lai láng tri ân người ngâm thơ mình mà nhớ xa nghĩ gần mê man trong bao kiếp đời trần ai. Còn nỗi buồn nào hơn khi khách qua đò năm xưa để lại cho người thiếu phụ chút tình ân ái kỷ niệm khó quyên để lên kinh đô ứng thi mong ngày vinh qua bái tổ song hỉ lâm môn mà biền biệt bóng chim tăm cá…

Chao ôi khi đọc hai câu kết này ai mà cầm được nước mắt thương cho kiếp người ta phù du bèo bọt dâu bể. Còn người chai đá lỳ lợm cảm xúc kém thì chả thấy cai quái gì ở hai câu thơ này ta cũng không nên trách họ mà ngược lại nên cảm thông thuơng hại cho cái trí năng cảm xúc có giới hạn tù túng chật hẹp của họ. Hãy mở rộng tấm lòng ra mà đọc thơ, đọc thơ từ cái tâm của mình nếu có. Không thì thôi, đừng miễn cưỡng gò ép.

“Người xưa lỡ bước dở dang
Trăm năm còn nhớ lang thang bụi hồng..!“

12.12.2016 Lu Hà













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét