-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“ Ngồi xổm
“ Ngồi xổm
Con người đẹp nhất là danh dự và kiêu hãnh, vì thế trái
nghịch với nó là tính cách và các thói quen tự ti, nô bộc. Hiển nhiên, cái thói
quen trông hèn yếu nhất của con người, như triết gia Mauss bàn về các “kỹ năng
của cơ thể” mà chúng ta đã bàn ở phần một là
“ngồi xổm”, tức không có ghế, cũng
chẳng có bàn. Không có ghế là chưa xác định cho mình một chỗ ngồi. Không có bàn
thì chưa có chỗ viết - cũng khó mà có trí tuệ. Về điểm này, người Anh gọi các
ngài chủ tịch, người phụ trách diễn đàn, người ở ngôi cao là Chairman (che -
men). Nó được ghép từ hai chữ “chair” - là ghế ngồi, và “man” là người. Người
Việt theo lối Hán tự cũng gọi những người đó là “Chủ toạ”. Nghĩa “chủ” - là ngôi
vị trên - làm chủ, “toạ” - là ngồi.
Một cách rất căn bản, triết gia Hegel đã bàn, và gọi thẳng
ra: cách ngồi không có ghế ngồi của bất kỳ ai - là của loại nô lệ. Ông phân
tích:
- Chỗ ngồi, như ghế lớn, ngai vàng là chỗ cho vua chúa,
các ông chủ ngự trị. Người càng quyền cao chức trọng thì càng phải có chỗ ngồi
đường bệ, đàng hoàng. Và người ngồi trong ghế nhà mình bao giờ cũng tự tin hơn
ngồi ghế nhà người khác, vì lúc đó ta là chủ nhà ta.
- Vậy thì, trái lại, hạng ngồi xổm, có thói quen ngồi xổm,
nhấp nhổm nửa đứng nửa ngồi, là hạng nô lệ, tranh thủ bán ngồi - bán đứng, còn
lo chân chạy cho chủ. Và vì mình chỉ là hạng tôi tớ làm công cho chủ nên không
thể dám ngự trên ghế.
Ngồi bệt,
dù không có ghế, vẫn còn hơn ngồi xổm, vì người ta vẫn dám đặt đít tìm cho mình
một chỗ ngồi trên mặt đất. Và khi ngồi bệt người ta nghỉ ngơi thực sự hơn, tự
tin hơn. Người phương Tây, khi không có ghế, họ thường ngồi bệt, hay ngồi xổm
chân cao - chân thấp, chứ không ngồi đều kiểu “hai chân ếch”. Và khi nhìn thấy
ai ngồi xổm, họ rất sợ. Việc này, thậm chí có nhiều đoàn của ta ra công tác làm
việc ở nước ngoài, các vị đại sứ ở nước ngoài mở đầu còn phải dặn mọi người rằng,
đi đâu, tối kỵ ngồi xổm trước mặt người nước ngoài. Đặc biệt là ở những nơi
công cộng. Một lần tôi được chứng kiến, một anh bạn người Việt thấy một người
phương Tây, liền ra góp chuyện cho vui. Trong khi mọi người đang ngồi trên những
chiếc ghế nhựa ở ngoài sân, tiện thấy có một bờ gạch xây để đặt cây cảnh, anh
ta trèo ngay lên ngồi xổm - dạng háng trước mặt mọi người. Người nước ngoài là
một chuyên gia rất dễ tính, hay gần gũi với mọi người từ thủ trưởng cơ quan đến
cô đầu bếp, vậy mà anh ta tỏ vẻ khó chịu ra mặt. Tại sao vậy? Có lẽ vì anh ta
nghĩ, mình có thể hoà đồng với người da mầu, với cô đầu bếp, hoặc ai đi nữa, dù
sao mọi người cũng là người. Còn một anh thanh niên ngồi dạng háng ngay trước mặt
mọi người, cận cảnh kia, không ra hầu bàn, không ra người ở, chẳng rõ thuộc đẳng
cấp nào? Chắc là thuộc đẳng cấp văn hoá thấp, nhưng nếu người ngồi xổm đó lại
có bằng đại học rồi thì sao? Dù thế nào, cũng không thể cùng đẳng cấp đối thoại
về văn hoá được. Thế là vị chuyên gia đành lấy cớ thoái lui….“
-Lu Hà:
Hay, hay lắm bác Paul bàn về thế ngồi xổm của người Việt Nam rất thú vị. Cũng là văn hóa đấy, văn hóa cấp thấp văn hóa tiểu nông, tiểu nô.
-Lu Hà:
Hay, hay lắm bác Paul bàn về thế ngồi xổm của người Việt Nam rất thú vị. Cũng là văn hóa đấy, văn hóa cấp thấp văn hóa tiểu nông, tiểu nô.
Tớ nhớ
ngày xưa thời trai trẻ tớ thi thừa điểm vào các trường đại học nhất là bách
khoa, tổng hợp toán thế mà không được đi học vì tớ là lính thi vào trường đại học
kỹ thuật quân sự, người ta bảo cũng ba lem ấy đề bài ấy nhưng bộ đại học không
quản lý, nên chả trường chó nào nó nhận tớ vào học.Chả là vào năm 1975 người ta
đề cao kỹ thuật quân sự chiến tranh nên điểm khối A là 17. Tớ thiếu 1 điểm nên
xin phục viên ra khỏi quân đội, chả sĩ quan sĩ cạch chi hết, nên xin đi học nghề
thôi. Ngày đó đi học nghề cũng sang trọng lắm com lê cavát chỉnh tề qua Bằng Tường,
Bắc Kinh, U Lan Ba To, Mạc Tư Khoa v.v... mới tới Đông Âu. Học sinh Việt Nam cứ
có thói quen ngồi xổm khi đi cầu cả nam lẫn nữ đái vung vãi ra nền nhà, nhổ nước
bọt lung tung. Nhưng vì tình hữu nghị quốc tế vô sản xã hội chủ nghĩa anh em,
nguời ta chỉ còn biết chắp tay năn nỉ người Việt cứ ngồi bệt xuống vì toalét rất
sạch đừng ngồi xổm nữa.
Việt Nam
Ngộ Quá Phải Không Em?
thơ trào
phúng
Việt Nam
là giống hay cười
Thói quen
ngồi xổm chuột dơi thòm thèm
Mông to xương chậu tòm tem
Mở mồm bọt nhãi lèm nhèm đầu tôm
Vinh danh chủ nghĩa chồm hôm
Đạo văn chôm trỉa chó xồm xù lông
Giáo sư tiến sĩ lên đồng
A dua bồi bút chiêng cồng hò reo
Chênh vênh nhà xí bé teo
Hai ngăn sáng kiến đói nghèo lầm than
Chí Thanh đại tướng dở gàn
Phân chuồng phân bắc bần hàn khổ đau
Qủa cà con cá lá rau
Bình bầu phân phối trước sau xếp hàng
Đường xe Tông Đản thênh thang
Ưu tiên cán bộ thiên đàng là đây
Ngoại giao hộ chiếu phương Tây
Tranh nhau bê của tiền đầy hòm rương
Chợ đen hàng hóa thất thường
Tham quan công qũy thê lương đồng bào
Chí Phèo Thị Nở xôn xao
Bần nông cốt cán tự hào non sông
Mượn bên Phúc Kiến cờ hồng
Búa liềm đập phá chất chồng án oan
Than ôi kách mệnh điêu tàn
Thày gìa đá bậy gian ngoan lọc lừa
Lê Nin Các Mác hay chưa
Vô thần xụp lạy say xưa khỉ gìa
Ki Tô Phật Giáo ra rìa
Quốc doanh sư sãi rượu bia ngập tràn
Dân phòng dư luận côn an
Thi đua quậy phá giang san dâng Tàu.
27.7.2017
Lu Hà
Trường Hận
Ca Việt Nam
Việt Nam
ta lắm đít ngồi
Đầu người
thì ít than ôi trí lùn
Nô tài cặn
bã dơ bùn
Giáo sự dựng
ghế chổi cùn táo lê
Bánh bao
xã nghĩa ê chề
Văn
chương bồi bút chó chê mèo cười
Quốc
doanh xuất bản chuột dơi
Cung
quăng hội thảo đười ươi lượt là
Xuất
dương bốn bể quan hà
Tinh cầu
hội nhập thiết tha Chí Phèo
Xun xoe
Thị Nở óc teo
Lim dim mắt
cóc eo xèo bánh đa
Khoe
khoang ẩm thực nước nhà
Xu hào bắp
cải vịt gà ngỗng ngan
Bần nông
cốt cán chứa chan
Vuốt ve cụ
mượt ủy ban thật thà
Ăn chia đong đếm sai nha
Miếng to thủ lợn gọi là cấp trên
Sao vàng cờ đỏ cướp quyền
Nồi đồng bát mẻ gạo tiền khỏi lo
Ông gìa bà cả co ro
Lê la ngồi xổm bướm cò thảm thê
Trẻ em nheo nhóc dầm dề
Thò lò mũi dãi não nề khổ đau
Đầu đường ngõ chợ nhặt rau
Cơm thừa canh cặn tranh nhau mãi hoài
Ngai vàng tập thể lai dai
Lợi quyền phe nhóm độc tài đất đai
Môi trường hủy diệt kéo dài
Hút dầu bán vội tiền tài vào tay
Dân phòng dư luận xưa nay
Xẩu xương hí hửng cuồng say cào cào
Con Hồng cháu Lạc tự hào
Tân Cương sa mạc phều phào lệ sa
Giang sơn lãnh thổ hát ca
Vô thần chiếm hữu ấy là của riêng
Chùa chiền sư sãi củ riềng
Mắm tôm thịt chó trống chiêng reo hò
Hoan hô Phúc Kiến chăm lo
Sao to năm cánh dân mò cá tôm
Cờ hồng tã rách chồm hôm
Thiên đường củ chuối nằm ôm má mì
Bồ đào mĩ tửu li bì
Say xưa lão đại lắm dì thím yêu!
Chân dài hoa hậu mĩ miều
Lam Kiều tìm kiếm tiêu điều nước non
Bolero, nhạc véo von
Ganh đua tuyển chọn héo hon tâm hồn
Biển đông giận dữ sóng cồn
China xâm hấn cáo chồn lạy cha
Cầu xin đại hán đô la
Đấu thầu béo bở qủa cà dái dê
Xục bùn hang hốc cá trê
Lao nhao Vũng Áng tỉ tê họ hàng
Formosa, mới dễ dàng
Tha hồ xả độc Nha Trang hãi hùng
Chập chùng xác cá não nùng
Nghệ An Hà Tĩnh rợn rùng thê lương
Đồng bào công giáo tang thương
Dân oan khiếu kiện quê hương tận cùng
Biểu dương các mẹ anh hùng
Tấm bằng nặng trĩu đầy thùng ruồi bâu
Trời mưa tầm tã ướt nhầu
Rét run lập cập từng xâu thẳng hàng
Fuck kia tự đắc vênh vang
Vinh danh tổ cuốc bẽ bàng việt gian
Đồng nhôm sắt rỉ lường gàn
Tòng teng trước ngực lệ tràn bờ mi
Con trai vào cõi u tỳ
Mẹ trên dương thế ù lỳ vẩn vơ
Háo danh cóc nhái vịt vờ
Lọc lừa mánh lới xác xơ giống nòi
Cầu ao giếng nước lẻ loi
Còng lưng đòn gánh thiệt thòi mãi thôi
Phù du bèo bọt nổi trôi
Âm hồn tử sĩ than ôi suối vàng
Bá vai cố tới thiên đàng
Nửa gìa thế kỷ phũ phàng Việt Nam
Xứ quân đầu tỉnh tham lam
Thanh gươm lá chắn tống giam mẹ gìa
Ngư dân kiếu kiện chầu rìa
Lều tranh vách đất trau tria búa liềm
Côn an xích sắt gọng kềm
Mặt bằng giải phóng màn đêm mịt mù
Màn trời chiếu đất âm u
Mẹ gìa co quắp vi vu gió sầu
Trắng râu bạc cả mái đầu
Lão thành kách mệnh ngựa trâu kéo cày
Cháu con sùi sụt đắng cay
Đứa còn đứa mất chuỗi ngày lầm than
Đói nghèo bệnh tật cơ hàn
Huân chương vất bỏ ngỗng ngan ỉa đùn
Thân cua chi quản lấm bùn
Bò ngang bò dọc chổi cùn Mác Lê
Bánh bao xã nghĩa ê chề
Mẹ nhai chẳng nổi chán chê trò hề
Đu dây cường quốc tung hê
Rình mò mâu thuẫn kiểm kê nợ nần
Vay tiền bòn rút của dân
Tượng đài bạc tỉ cù lần đảng viên
Cựu binh phụ nữ đảo điên
Xung phong ăn bám thanh niên hội đoàn
Mackeno chẳng lo toan
Chây lười viên chức khôn ngoan dư thừa
Tiền lương hàng tháng tiêu bừa
Còng lưng đóng thuế nát nhừ cu đen
Cô dâu ngoại quốc bon chen
Lầu xanh
động chứa thân hèn bán buôn
Lao nô xuất
khẩu cô hồn
Thân tàn
ma dại lệ tuôn đôi dòng
Đồng bào
hải ngoại long đong
Tha
phương cầu thực tấm lòng cưu mang
Chắt chiu
ngoại tệ ngân hàng
Ai ngờ
tham nhũng ngang tàng ác ôn
Luật rừng
nuôi dưỡng du côn
Côn an gỉa
dạng luồn trôn điếm đàng
Chai lỳ
chẳng biết bẽ bàng
Thiến gà
hoạn lợn xênh xang công hầu
Thiên triều
vội vã sang chầu
Uốn lưng
phủ phục trắng râu bạc đầu
Mao đài
cô nhắc cao lâu
Máu tanh
cộng sản đỉa trâu lạc loài.
28.7.2017
Lu Hà
Bác Paul
nói phải. Cũng thấy ái ngại thuơng hại cho người Việt vì anh ấy quá bần cùng
nên sinh ra hèn mọn. Cả đời ky cóp làm ăn chân chỉ hột bột thì nghèo kiết, nên
sinh ra nạn tham nhũng quan tham, buôn gian bán lậu, kinh tế toàn thể xã hội lẹt
đẹt. Anh nào xây cất được cái nhà thì quý nền nhà hơn da thịt qúy hơn cái mặt
mình nên mới có cái trò bắt khách khứa cởi dép ra khi vào nhà mình. Cả đống dép
chất lù lù ngoải cửa. Khi khách ra về chừng 10 vị thôi là nhốn nháo tìm lại dép
chưa nói là xỏ giày nhầm, đi nhầm dép người khác cãi nhau chí chóe không khí chủ
khách mất vui đi. Khách nước ngoài họ thấy vậy ,họ cười thầm khinh bỉ dân Việt
hèn có cái nền nhà mà giữ khư khư như giữ mả tổ.
Lịch sử mấy
ngàn năm người Việt không có thói quen cởi gìay dép vào nhà. Nhật Bản, Hàn Quốc
là mấy nước hay động đất nhà cửa theo tớ đa phần mỏng, các phòng dán giấy. Nhà
như cái tổ chim tổ cò nên họ có thói quen đi chân không vào nhà. Sau này kỹ thuật
bê tông cốt sắt anh ấy cũng xây nhà cao tầng nhưng theo tớ không ngất trời chọc
trời như Tây Âu và Mỹ đâu.
Việt Nam
mình nên học Tây Âu, Mỹ, hay thói quen truyền thống của ta đi dày dép vào nhà.
Chỉ có miền Bắc từ năm 1960 mới có lệ cởi dày dép vào nhà ở các thành phố lớn
chứ nông thôn thì vẫn đi dày dép vào nhà. Miền Nam trước năm 1975 cũng không có
thói quen bắt khách cởi dày dép khi vào nhà mình.
Phú qúy
sinh đạo đức tinh thần liêm sỉ lòng tự trọng, nghèo khổ sinh đạo tặc bần tiện
và Hèn. Tây Âu máy hút bụi, máy lau nền nhà, các kiều Mops lau nhà nhẹ nhàng,
hóa chất tẩy chất bẩn vệ sinh mùi vị thơm, giữ cho cái nền nhà sạch không khó,
có Roberter lau nhà gía rẻ. Đường xá phần lớn tráng nhựa kể cả nông thôn. trời
mưa đường càng sạch vì hệ thống cống rãnh thoát nước nhanh, giày dép có thể bị
ướt. Mỗi gia đình điều có tấm thảm chùi chân. Kể cả bệnh viện nơi bệnh nhân
cách ly khi vào thăm đều có túi ni lông hay túi nhựa bọc dày nên xỏ vào mà đi,
khi ra về ném vào sọt rác thật là thuận tiện .
Chỉ có Việt
Nam hèn mọn qúy nền nhà hơn da mặt mình mà bắt khách khứa phải chấp nhận, không
thì mời ra quán nước mà ngồi. Miễn thăm nom làm gì cho rách việc. ĐÁNG KHINH BỈ,
chứ hay ho gì cái trò cởi dày dép khi tới thăm nhau thật là phiền toái chả có
tinh thần vị tha hiếu khách tôn trọng khách tí nào.
Như vậy
là tự anh tạo cho mình một thói quen ích kỷ, văn hóa ích kỷ xuống cấp. Bàn bạc ở
đây để có cái nhìn về tổng thể xã hội tiến hóa văn minh so sánh toàn cầu chứ
không phải nói xấu người Việt làm gì? Cái hay thì học tập cái dở khuyên bảo
nhau. Việc nhỏ mà không làm được huống chi việc lớn như lãnh thổ quốc gia biển
đảo chủ quyền, tự do dân chủ nhân quyền?
-Paul
Nguyễn Hoàng Đức:
“ Vậy thói đi chân trần vào nhà của người Việt có từ bao giờ? Trong thế kỷ XX, biểu tượng hạnh phúc của chúng ta là nhà “ngói đỏ” nghĩa là, đó là cuộc vượt mình quan trọng, từ nhà tranh vách đất tiến lên tường xây nhà ngói. Ở thôn quê, nhiều nhà xây được nhà ngói, nhưng vẫn không thể lát nổi chiếc nền nhà bằng gạch lát hay gạch hoa. Ở một số thành phố, chính quyền xây những khu nhà cấp bốn, đó là những khu nhà dài, tường con kiến bổ trụ (10cm), lợp ngói, và có lát gạch đỏ, hay hiếm hoi hơn thì có gạch hoa, diện tích mỗi căn hộ thường rộng khoảng 18m2. Vì từ nhà tranh vách đất, được phân căn hộ xây có nền gạch, nên mọi người quý báu “tổ xây” của mình lắm, “tổ xây” đó còn trở thành biểu tượng cho sự ước ao, đến nỗi đã đi vào trong nhiều tác phẩm văn học. Nhà thơ Xuân Diệu, người rất nổi tiếng, còn viết hẳn một tập thơ có tựa đề là “Ngói mới”. “Tổ xây” đã quý, và khá chật, nên càng quý hơn, và mọi người theo nhau, lau sạch nền nhà mình cư sử với nền nhà như một chiếc giường, người ta có thể ngồi bệt xuống ăn cơm, uống nước, tiếp khách, hoặc lăn ra ngủ. Mỗi lần tụt giầy dép ở cửa, cả chủ nhân lẫn khách đều có một ý niệm rằng, chúng ta đang bước vào trong một chiếc giường….“
-Lu Hà:
Thật ra nền nhà chỉ là cái nền nhà, chức năng là trên đó dựng một ngôi nhà dù là túp lều tranh hay một tòa biệt thự một tòa lầu. Nhà để ở, nếu qúa chăm chút cái nền qúa đáng giành giật từng giây phút cho độ bóng loáng sẽ làm cho cuộc sống con người bất tiện, cản trở mọi sinh hoạt bình thường cũng như không đảm bảo sức khoẻ tuổi thọ có khi vì cái nền nhà chất luợng sống giảm đi. Như bác Paul phân tích về mặt ấm chân lạnh đầu rất chí lý.
“ Vậy thói đi chân trần vào nhà của người Việt có từ bao giờ? Trong thế kỷ XX, biểu tượng hạnh phúc của chúng ta là nhà “ngói đỏ” nghĩa là, đó là cuộc vượt mình quan trọng, từ nhà tranh vách đất tiến lên tường xây nhà ngói. Ở thôn quê, nhiều nhà xây được nhà ngói, nhưng vẫn không thể lát nổi chiếc nền nhà bằng gạch lát hay gạch hoa. Ở một số thành phố, chính quyền xây những khu nhà cấp bốn, đó là những khu nhà dài, tường con kiến bổ trụ (10cm), lợp ngói, và có lát gạch đỏ, hay hiếm hoi hơn thì có gạch hoa, diện tích mỗi căn hộ thường rộng khoảng 18m2. Vì từ nhà tranh vách đất, được phân căn hộ xây có nền gạch, nên mọi người quý báu “tổ xây” của mình lắm, “tổ xây” đó còn trở thành biểu tượng cho sự ước ao, đến nỗi đã đi vào trong nhiều tác phẩm văn học. Nhà thơ Xuân Diệu, người rất nổi tiếng, còn viết hẳn một tập thơ có tựa đề là “Ngói mới”. “Tổ xây” đã quý, và khá chật, nên càng quý hơn, và mọi người theo nhau, lau sạch nền nhà mình cư sử với nền nhà như một chiếc giường, người ta có thể ngồi bệt xuống ăn cơm, uống nước, tiếp khách, hoặc lăn ra ngủ. Mỗi lần tụt giầy dép ở cửa, cả chủ nhân lẫn khách đều có một ý niệm rằng, chúng ta đang bước vào trong một chiếc giường….“
-Lu Hà:
Thật ra nền nhà chỉ là cái nền nhà, chức năng là trên đó dựng một ngôi nhà dù là túp lều tranh hay một tòa biệt thự một tòa lầu. Nhà để ở, nếu qúa chăm chút cái nền qúa đáng giành giật từng giây phút cho độ bóng loáng sẽ làm cho cuộc sống con người bất tiện, cản trở mọi sinh hoạt bình thường cũng như không đảm bảo sức khoẻ tuổi thọ có khi vì cái nền nhà chất luợng sống giảm đi. Như bác Paul phân tích về mặt ấm chân lạnh đầu rất chí lý.
Việt Nam
ít khi sảy ra động đất núi lửa điạ tầng cấu trúc bề mặt sỏi đá khá kiên cố có
thể xây nhà cao tầng. Nhà bẩn thì lau chùi, máy hút bụi, có gì mà khó khăn. Chỉ
vì xã hội anh lẹt đẹt chậm tiến nên hay xây các khu chung cư để dễ quản lý hộ
khẩu, tiêu chuẩn phân phối theo quá trình công tác thành tích đóng góp cho kách
mệnh, cán bộ được cấp những cái chuồng cò chuồng chim. Ví dụ như khu tập thể
Thành Công Hà Nội. Hồi tớ còn ở Việt Nam vào khoảng năm 1980 nghe nói cấp thứ
trưởng hay vụ trưởng gì đó mới được cấp một căn hộ khoảng 60 đến 80 mét vuông.
Nền lát gạch
hoa hay trắng xi măng cho mát. Nên thói quen đi chân trần là nền văn hóa Mác Lê
nhập cảng vào Việt Nam từ khi người Cộng Sản cướp được chính quyền năm 1945 cứ
theo năm tháng mà bành trướng.
Tớ nhớ
cách đây 50 năm khi tớ còn là một cậu thiếu niên. Bố tớ kể chuyện và ổng cười
khì khì... Chả là bố tôi có bà cô ở phố Thuốc Bắc. Khi còn ở nhà quê cùng làng
bị xếp vào thành phần địa chủ nên bỏ làng chạy ra Hà Nội. Bố tôi thưa với cô
chú rằng: Cô chú đừng trách cháu ít tới thăm, vì mỗi khi cháu tới nhà là mấy đứa
em nó cứ chạy theo cầm cái chổi lông quét vết chân cháu dính bụi trên nền nhà.
Vì bố tôi cũng là sĩ quan quân đội nên cô chú cũng muốn dựa thế cháu mà muốn đến
nhà chơi. Về vai vế tôi phải gọi họ là ông trẻ bà trẻ, và mấy người con gái là
các cô. Tôi cũng đến một vài lần sau cũng chả đến nữa. Cho nên cũng vì cái nền
nhà mà làm cho mối quan hệ họ hàng trở nên xa lạ, ngộ nghĩnh.
-Paul
Nguyễn Hoàng Đức:
“ Nạn đi chân đất không chỉ ở các gia đình mà còn lan rộng ra xã hội. Ở một số hãng thời trang sang trọng, người ta bắt khách tụt giầy ngoài cửa, rồi phải thuê người trông nom đã thấy chuyển từ sang xuống hèn, Ở nhiều bệnh viện, có một vài khoa có vẻ hiện đại một chút người ta bắt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để dép ngoài cửa, nhưng đời nào y bác sĩ chịu để dép bên ngoài, vì thế người ta thấy cách phân biệt đối xử rất vụn vặt của mấy người “da vàng mũi tẹt”. Ở một số quán ăn, cũng bắt tụt dép ra ngồi chiếu, rồi đề hàng chữ “guốc dép tự quản”, thế là người vào ăn sợ mất dép, nháo nhác sách dép đặt vào chỗ an toàn, thật là hết lo cởi dép, lại sách dép, không hiểu hình ảnh của chúng ta ngang ở mức nào?
“ Nạn đi chân đất không chỉ ở các gia đình mà còn lan rộng ra xã hội. Ở một số hãng thời trang sang trọng, người ta bắt khách tụt giầy ngoài cửa, rồi phải thuê người trông nom đã thấy chuyển từ sang xuống hèn, Ở nhiều bệnh viện, có một vài khoa có vẻ hiện đại một chút người ta bắt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để dép ngoài cửa, nhưng đời nào y bác sĩ chịu để dép bên ngoài, vì thế người ta thấy cách phân biệt đối xử rất vụn vặt của mấy người “da vàng mũi tẹt”. Ở một số quán ăn, cũng bắt tụt dép ra ngồi chiếu, rồi đề hàng chữ “guốc dép tự quản”, thế là người vào ăn sợ mất dép, nháo nhác sách dép đặt vào chỗ an toàn, thật là hết lo cởi dép, lại sách dép, không hiểu hình ảnh của chúng ta ngang ở mức nào?
Ở phần
trên, chúng ta đã từng tham khảo cách ngồi - vị thế ngồi quy chiến tầm vóc người
ta là ông chủ hay đầy tớ. Khi chúng ta đi đất vào nhà, ngồi vòng tròn trong một
chiếc chiếu, thì nên hiểu đó là sản phẩm của cuộc sống đói nghèo rớt lại. Bởi lẽ,
ngồi bàn, ngồi ghế, đòi hỏi vật chất phải dồi dào hơn, không gian lớn hơn để kê
bàn - kê ghế. Còn một chiếc chiếu trải ra, ít thì bốn người, đông thì dăm bảy
người ngồi chẳng tốn bao nhiêu không gian cả.
Đi đất,
ngồi đất, ngồi xúm xít cũng là cách rúm rít của “con sen người ở”, trừ nhà
không có điều kiện thì đành chịu... , nhà có điều kiện, thiết nghĩ chúng ta
không dại gì không nâng cấp đời mình. Đôi giầy ở dưới chân, cũng như quần áo mặc
trên người, nếu đi đâu cũng phải tháo ra là chúng ta chưa dám tôn vinh bộ phận
cơ thể của mình một cách cao quý nhất - như một ông chủ. Vả lại như một nhà thơ
nước ngoài đã viết.
Nếu anh
chỉ biết nhìn xuống đất
Thì không
ngã
Nhưng
..... bao giờ thấy được ánh sáng những vì sao….“
-Lu Hà:
Cọc Còi Mãi Thôi
-Lu Hà:
Cọc Còi Mãi Thôi
Dày thừa
dép thiếu than ôi !
Bàn chân
khinh miệt nổi trôi linh hồn
Ôm chân
ông chủ vội hôn
Ươn hèn
chó má lệ tuôn đôi hàng
Nền nhà
ve vuốt bẽ bàng
Khom lưng
lê lết phũ phàng tấm thân
Tiểu nông
quen thói cù lần
Còn đâu vẻ
đẹp tinh thần tự nhiên
Chồm hôm
ngồi xổm láo liên
Bon chen xách dép bạc tiền là hơn
Tháng năm còm cõi tủi hờn
Thân tàn ma dại chập chờn bóng ma
Mộ phần xây cất gần xa
Tham ô ngàn tỉ nguy nga nhà lầu
Dân nghèo cam phận ngựa trâu
Chung cư phân phối mái đầu bạc phơ
Vênh vang tiêu chuẩn đợi chờ
Bõ công rừng rú thời cơ đổi đời
Thân hàn cốt nhược chơi vơi
Tranh ăn đấu tố ấy người Việt Nam
Hay cười bản tính tham lam
Hội đồng đánh trộm nhúng chàm nghiệp mang
Hững hờ chính trị chẳng màng
Gian manh trí trá mơ màng gìàu sang
Khoe khoang cụ lớn sẵn sàng
Cậy nhờ lo lót họ hàng phởn phao
Phong bì biếu xén tự hào
Ô dù che chắn bướm đào thướt tha
Kệ cha lãnh thổ sơn hà
Tiền chùa bỏ túi cửa nhà khang trang
Lão thành khách mệnh vẻ vang
Tầng cao gác thượng mấy hàng rau xanh
Mặc cho non nước tan tành
Miệt mài thể dục ngọc hành ông to
Khó khăn đã có đảng lo
Thiên triều bảo hộ cánh cò bay cao
Dân phòng dư luận xôn xao
Cà chua trứng thối xu hào cải lơ
Chí Phèo Thị Nở ỡm ờ
Xẩu xương vồ vập dật dờ bùn dơ
Lều bều nhão nhoẹt nhuốc nhơ
Tuyên truyền bồi bút văn thơ vịt gà
Tung hê manh chiếu góc nhà
Chén anh chén chú lô la cả cười
Lợi quyền phe nhóm chuột dơi
Dầu thô hút vội đười ươi bầy đàn
Chân dài hoa hậu chứa chan
Danh ca tuyển chọn nồng nàn thanh niên
Một giờ cóc nhái thành tiên
Ới a nhạc phẩm thuyền quyên chốn nào
Văn bằng mua bán dồi dào
Giáo sư tiến sĩ cào cào bọ hung
Mẹ gìa liệt sĩ anh hùng
Chân không giày dép bần cùng khổ đau
Da khô mặt mốc trước sau
Nền xi măng tráng tranh nhau lau chùi.
1.8.2017
Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét