Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Bàn Về Chữ Nghĩa Gian Lận Mơ Hồ


-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
Trong những lĩnh vực cần đến trí tuệ, thì người Việt thường bày tỏ cách “tháng ba cũng ừ, tháng tư cũng gật”. Không thế này, cũng chẳng thế kia. Trong âm có dương, trong dương có âm. Âm hết cũng chẳng tốt. Dương hết cũng không hay. Làm sao phải kết hợp toàn vẹn âm - dương. Sau khi đưa ra ý kiến nửa nạc - nửa mỡ, “nôm na mách qué”, người Việt thường rơi vào lối tranh cãi cù nhầy. Rồi còn nói “mọi so sánh chỉ là tương đối” như là sự xoá bỏ mọi ranh giới, mọi so sánh, và mọi cách quan niệm. Rút cục người ta thường cùng nhau quy về “tình cảm”. Thôi thì, sư cũng phải mà vãi cũng hay. Cuộc tranh luận kết thúc, người ta đã làm xong cái việc đem lấy “Tâm lý” đổi “Chân lý”

Tại sao lúc nào người ta cũng muốn một khoa học, một nghệ thuật, hay một giải pháp toàn thể? Để mà không thể sai! Để luôn luôn mình có mặt ở đó mà chẳng phải phiêu lưu gì cả, nên không sợ “chẳng phải đầu cũng phải tai”. Vài lần khi nói chuyện với mấy người lúc nào cũng dùng dằng ở giữa bùng binh của các mối dây quan niệm nửa nạc - nửa mỡ, tôi nói: Dù chiếc máy bay có hiện đại thế nào cũng không thể cùng lúc bay cả lên phía Bắc, cả xuống phía Nam. Nhưng hoàn toàn nó có thể bay lần lượt từ Nam chí Bắc. Nước cũng vậy, khi đun sôi có thể pha trà, khi làm lạnh có thể thành đá. Nhưng không thể cùng một lúc nó vừa pha trà vừa thành đá. Nhưng hoàn toàn có thể đun nóng pha trà sau đó đặt vào tủ lạnh, ta sẽ có được nước trà lạnh.
Vì sự lùng nhùng của tư duy trong việc nhập nhằng tranh tối tranh sáng, nên phải nói trong nhiều thế kỷ, tư duy của người Việt rất chậm phát triển. Rất khó có thể giải quyết việc gì đến đầu đến đũa, một cách tiến bộ rõ ràng. Vì các triết gia đã phát hiện: Chỉ có lý trí mới tiến bộ. Còn tình cảm luôn chỉ là thứ quây cụm dìu nhau nổi lên, dìu nhau ngụp xuống. Người Việt nói:
Ông cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn cả mặc lại càng cả lo
Thằng bếp ngồi trong xó tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.
Muốn sống địa vị của một ông chủ cuộc đời, thì chúng ta phải dùng trí óc để “cả lo” những vấn đề của cuộc sống, đằng này người Việt thường dùng trí óc để khôn vặt mong lảng tránh vấn đề của cuộc sống, thì làm sao có thể sống trong ngôi vị của một ông chủ? Vì ngôn ngữ ấm ớ, tất trí óc cũng ấm ớ, nên hành động cũng ấm ớ. Vì thế người ta chỉ còn cách bấu víu vào tình cảm. Nhưng tình cảm không có lý trí và công lý làm đảm bảo nên nó đã kéo lùi xã hội bởi hàng loạt các tật xấu “Theo đóm ăn tàn”, “Nhờ gió bẻ măng”, “Đục nước béo cò”, “Giậu đổ bìm leo”, “Đắm đò giật mẹt”, “Bới bèo ra bọ”, “Trâu buộc ghét trâu ăn”...


-Lu Hà:
Việt Nam có một câu nói dấp dính nửa vời, nửa nạc nửa mỡ ngu xuẩn khốn nạn đểu cáng mất dạy vô liêm sỉ nhất lại được coi là chân lý:
"Sở Hữu Toàn Dân"
Thế nào là sở hữu? Thiết tưởng phải giải thích lại khái niệm này cho thật cụ thể chi tiết, chỉ tận mặt day tận trán:

Này nhé, ví dụ tứ đại nhà họ Bành ở bên Tàu là Bành Chân sinh năm 1945, con là Bành Dạng sinh năm 1960, cháu đích tôn là Bành Háng sinh năm 1975, chắt là Bành Mông năm 1995 sở hữu toàn gia nhà họ Bành một con đĩ mua ở Việt Nam tên là Trần Thị Nở 18 tuổi. Thị Nở thuộc quyền sở hữu tập thể của nhà họ Bành ở thủ đô Bắc Kinh, phố Tàng Long, quận Tàng Hổ chẳng hạn.

Con Thị Nở này là thuộc quyền sở hữu riêng của nhà họ Bành. Không thể nói dấp dính mơ hồ là sở hữu toàn dân Tàu được phải không?
Thị Nở là nô lệ thuộc quyền sở hữu nhà họ Bành nên ông nội, bố và cháu, kể cả chắt có thể thay phiên nhau ngủ với con Nở hành hạ thân xác nó, hay cho chú bác anh em họ mạc bạn bè mượn tạm sử dụng là quyền nhà họ Bành. Nhưng cái quyền sở hữu riêng này cũng là vi phạm luật lệ quốc tế về phi phạm nhân quyền, quyền sống, quyền bảo vệ thân thể sức khoẻ cá nhân riêng của con Thị Nở.

Đất đai lãnh thổ biển đảo là tài sản của nhân dân Việt Nam, đồng bào Việt Nam thì đúng. Còn là sở hữu toàn dân là sai.

Toàn dân không phải là một pháp nhân chỉ là một khái niệm chung chung, toàn dân, toàn thế giới, toàn thể loài người là đồng nghĩa chỉ con số không cụ thể, chung chung khái niệm chỉ là dãy số nhiều, thống kê nhân khẩu rất mơ hồ.

Anh cũng không thẻ nói: Trái đất này thuộc quyền sở hữu của ông Trời, nên trời làm mưa làm gió, làm giông tố, bão táp, đại hồng thủy, làm đại hạn, dịch hạch, chết chóc tùy ý trời.

Bãi biển Nha Trang thuộc quyền sở hữu của Đài Loan, của Tàu, của Formosa nên họ có quyền sả chất độc để giết chết cá, phá hủy môi trường tùy ý.

Vậy thằng nào đưa ra khái niệm sở hữu toàn dân để hợp pháp hóa quyền ăn chặn cướp bóc trấn lột tài sản của một quốc gia cho một đảng là một ngã đại lưu manh mất dạy vô học đểu cáng chỉ biết sống trơ trẽn ích kỷ ăn người.

Người Việt Nam sở dĩ tăm tối ngu xuẩn lạc hậu chậm tiến lẹt đẹt tính nết trẻ con nhất thế giới như bác Paul đã phân tích bởi lối dạy dỗ con cái theo lề thói nếp nghĩ khôn lỏi, khôn vặt, chết người như những câu:

"Người khôn ăn nói nửa chừng
Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo"

Ăn nói nửa chừng đâu phải là người khôn ngoan thông thái mà là kẻ hồ đồ vô học thiếu kiến thức về văn phạm lý trí ngôn ngữ.

Kẻ nghe câu nói nửa chừng mà nửa mừng nửa lo, dâu phải là kẻ dại mà là kẻ khùng điên, đại ngu xuẩn, ngu hơn trâu bò lợn heo, gà vịt. Đám này là xúc vật chứ đâu phải là con người nữa mà khôn với chẳng dại?

Sở hữu toàn dân là không ai cả. Quyền sở hữu bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng như bờ biển Quảng Ninh, Hài Phòng, hay Cồn Tiên vốn dĩ hoang vu đá ngầm chẳng ai dám đến ở, nhưng gia đình ông Kèo, bà Cột đã khai khẩn đắp đê kè đất thành một vườn cây ăn trái thì khu đất này nhà nước chính quyền phải có trách nhiệm làm chứng, cấp giấy chứng nhận sở hữu cho người ta. Anh không thể vuợn cớ quyền sở hữu toàn dân là không ai cả cướp trắng của người ta đi. Anh không thể với danh nghĩa sỡ hữu toàn dân là không ai cả cướp đi khu đất nhà thờ Thái Hoà, hay khuân viên chùa Long Phước Long An gì đó .

Ở bên Tàu thời Ngụy Đế đã có chính sách điền địa giải thích kỹ chữ quyền sở hữu do Tư Mã Ý và Đặng Ngải đưa ra. Tôn tộc họ Tào không được ỷ thế cướp trắng số đất đai do nông dân khai khẩn, mở mang nơi rừng sâu, núi đồi hoang dã. Ở Việt Nam thời Nhà Nguyễn đã uỷ nhiệm cho tướng công Nguyễn Công Trứ dẫn các hộ nông dân đi khai phá các vùng đất hoang, nhà não khai phá được bao nhiêu thì nhà nước cấp sổ bạ điền đến đó.

Ruộng đất ở Việt Nam hàng nghìn năm đã có các chủ nhân sở hữu, ruộng công, ruộng tư, ruộng làng, ruộng thờ cúng tôn miếu , ruộng nhà thờ, nhà chùa rất rõ ràng. Quốc thái dân an do có quyền sở hữu riêng mà nông nghiệp phát triển đời sống ấm no. Tự nhiên thời cộng sản ông Duẩn đưa ra khái niệm sỡ hữu toàn dân rất mù mờ tối tăm về văn phạm ý nghĩa để tổ chức đảng trở thành chúa đất độc tài, vô nhân, vô luân, vô đạo, gây ra bao cảnh chém giết tang tóc đau thuơng oán hờn đầu rơi máu chảy từ nhiều thập kỷ nay.

28.8.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét