Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 21“
Đây là một truyện thơ dài viết theo thể song thất lục bát,
cũng có chương hồi tình tiết gay cấn, nghệ thuật thắt nút cởi nút, tạo mâu thuẫn
rồi giải quyết mâu thuẫn nên chỉ mong được nghệ sĩ Thu Hà nhận ra khi diễn
ngâm. Đây không phải là một bài thơ bình thường mà là một sự đan xen cứ hai câu
thất thì lại hai câu lục bát. Đặc điểm của hai câu song thất chỉ cần chú ý chữ
cuối cùng của câu 1 phải vần với chữ số 5 của câu 2 như chữ „“đó“ vần với chữ “tỏ“.
còn câu 2 chữ số 3 luôn luôn là vần bằng như chữ “riêng” ở đây. Câu đầu tiên:
Chuyện kể tiếp nguyệt có 4 vần trắc liên tiếp, nên theo tôi ngâm được thì ngâm
không thì đọc thơ, nói thơ là tốt nhất. Thơ đường luật trong mấy nghìn năm nay
các nhà nho phần lớn chỉ đọc, ngày nay mới có người ngâm như Thúy Mùi ngâm thơ
Hồ Xuân Hương vậy.
“Chuyện kể tiếp Nguyệt Nga khi đó
Nỗi lòng riêng bày tỏ với cha
Nguyện thề một dải Ngân hà
Trọn đời chung thủy thiết tha cùng chàng
Lục Vân Tiên là trang tuấn kiệt
Bức truyền thần da diết xiết bao
Vào ra rơm rớm má đào
Trời xanh vời vợi nghẹn ngào nhớ ai“
Nàng Kiều Nguyệt Nga kể từ khi được Lục vân Tiên ra tay cứu
thoát khỏi bọn cướp Phong Lai sinh ra ốm tương tư sầu cảm ngày mong đêm nhớ. Nàng
vẽ một bức truyền thần về chàng họ Lục bằng trí nhớ tuyệt vời của mình và thưa
với cha quan tri phủ Hà Khê về mối tình này, cũng vừa lúc cha nàng được nhà vua
phong lên chức thái khanh quản luôn cả địa hạt Đông Thành quê nhà chàng Lục vân
Tiên.
“Phủ Hà Khê khâm sai đón rước
Kiều lão gia lên chức thái khanh
Quản luôn địa hạt Đông Thành
Ra tờ thông cáo thi hành quan nha
Sai quân đến tận nhà họ Lục
Mang bức thư hối thúc đi liền
Kiều công hỏi Lục Vân tiên
Hai dòng lệ chảy sầu miên não nùng
Quan thượng phẩm gạn gùng cho rõ
Lục ông đành bày tỏ nguồn cơn
Bấy lâu mưa gió chập chờn
Hồn ma bóng quế tủi hờn lá bay
Thiên hạ đồn chẳng may uổng mạng
Tháng ngày dài bóng dáng mất tiêu
Thân già lạnh lẽo cô liêu
Mong con trở lại sớm chiều ngóng tin
Chỉ còn biết đứng nhìn cánh nhạn
Cuối chân trời lẻ bạn xa đàn
Thái công cảm động vô vàn
Sau màn nghe hết khóc than nàng Kiều
Kiều Nguyệt Nga một điều chắc chắn
Vẫn tin chàng mắc nạn nơi đâu?
Sá gì bãi bể nương dâu
Dù cho gặp lại mái đầu hoa râm
Lòng nàng đã quyết tâm chờ đợi
Mời ngay vào con mới thưa lời
Nguyệt Nga nước mắt tuôn rơi
Chỉ tay bức họa phải người này chăng?
Ông giật mình ngỡ ngàng thổn thức
Treo trên tường đúng Lục Vân Tiên
Bấy lâu nàng vẫn chẳng quên
Trăm năm ôm mối lương duyên thề nguyền
Khách má hồng thuyền quyên mấy kẻ
Giờ hiểu ra con trẻ đi đâu
Nắng mưa dầu dãi mái đầu
Để cha trông đợi bể dâu đoạn trường
Sống hay chết tha phương xứ lạ
Bóng hoàng hôn muôn ngả ly tao
Thương thay phận gái má đào
Thầm yêu trộm nhớ anh hào
trần ai
Quan Thái Khanh trâm cài một bóng
Con gái tôi mong ngóng đợi chờ
Suốt ngày thơ thẩn ngẩn ngơ
Hai đầu nỗi nhớ đôi bờ đại dương
Chút tiền bạc tình thương thơ dại
Xin ông đừng ngần ngại nhận cho
Thày đồ cũng chẳng đáng lo
Vườn rau ao cá học trò đông vui
Tiếc kẻ sĩ dập vùi biển cả
Phận hồng nhan vàng đá sắt son
Kiều công lòng cũng héo hon
Mây trôi bèo dạt nước non sụt sùi
Thương con gái lui cui sớm tối
Ngày lại ngày tiếp nối không thôi
Thư cưu trống mái có đôi
Tơ duyên Nguyệt Lão than ôi kiếp người!”
Cả đoạn thơ thuần túy tiếng Việt; viết rất dễ hiểu. Theo
tôi không cần bình giảng nhiều. Riêng về cấp bậc trong chế độ quân chủ Việt Nam
thời nhà Nguyễn nửa bán đầu thế kỷ 19 mà
cụ Nguyễn Đình Chiểu sống tôi xin lược kê ra đây:
Chánh nhất phẩm gồm Tam công (tam thái): Thái sư, Thái
phó, Thái bảo
hay chức Thừa tướng
Chánh nhị phẩm có Tam thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo
Tòng nhị phẩm Lục bộ
thượng thư: Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Công bộ, Hình bộ
Chánh tam phẩm gồm: Phủ doãn Kinh đô, Đại lý tự khanh, Đô ngự sử
chức Thái khanh của Kiều Công vào hàng chánh tam phẩm. Một
chức quan khá to. Như vậy Kiều Công và Lục
Công đã gặp nhau để bàn về hôn sự giữa đôi trẻ đang yêu nhau.
1.1.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét