Tình Yêu Là Sự Trải Nghiệm
Tôi thích văn thơ từ thuở
nhỏ, nhưng tôi mơ mộng nhiều về môn toán. Tiếc thay sống dưới chế độ cộng sản
khi người ta coi sự học hành là quyền lợi danh vọng được ưu tiên cho những người
thuộc thành phần giai cấp cốt cán và con cháu những người mà họ cho là có công
với cách mạng. Gia đình tôi cũng có công với cách mạng, nhưng giai cấp cốt cán
thì không. Bản thân tôi cũng từng đi bộ đội nhưng tôi không có may mắn cho tư
duy trí tuệ được cất cánh bay cao theo con đường cử nghiệp. Tôi phải trải qua
một cuộc sống chật vật về kinh tế và tôi chỉ chăm chăm lo toan cho miếng ăn hàng ngày. Thời gian sống
lưu vong bất hợp pháp ở Cộng hoà dân chủ Đức là thời kỳ kinh hoàng nhất của đời tôi. Khi đó tôi mới ngoài 20
tuổi, tôi luôn luôn phải giở mọi thủ đoạn mưu kế, để khỏi phải về Việt Nam. Chuyện
đó cũng làm tôi mất thời gian và mệt mỏi lắm rồi còn thú gì với văn chương thơ
phú nữa.
Trải qua bao sóng gió trầm
luân , những kinh nhiệm từng trải, những xót xa yêu thương vùi dập của quá khứ,
những hoài mộng vấn vương đã tạo cho tôi cái cớ để bình tâm suy ngẫm mà học làm
thơ, học viết văn. Nay đời sống định cư đã ổn định, có máy tính, có thể lên
mạng truy tìm những bài cổ thi bất hủ, có nhiều điều kiện để đọc thơ Lý Bạch,
Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi … Tôi thích lắm, biết rõ mình là người có khả
năng . Ở hải ngoại cũng lắm anh tài, mỗi người mỗi vẻ thi nhau sáng tác. Tâm
hồn thi sĩ được tự do cũng là cái may ở trong cái rủi của thân phận người Việt chúng ta khi phải sống tha
hương nơi đất khách quê người.
Rõ ràng so sánh dòng văn
học hải ngoại và quốc nội thì ở hải ngoại chất lượng nghệ thuật, nội dung, thi
hứng cảm xúc đã đạt đến thời vàng son của thời kỳ thơ mới 1930 đến 1945. Thơ
đường luật, lục bát, song thất lục bát lại trở về cội nguồn muôn thuở của dân
tộc. Người ta làm thơ, hoạ thơ lại của nhau, chuyển thể, dịch thể, cảm tác. Tư
duy trí tuệ, thẩm mỹ nhờ đó mà thăng hoa đâm chồi nảy lộc. Nhất là giới phụ nữ
viết cũng rất hăng và hiếm có trong lịch sử văn đàn Việt Nam, nhiều cây bút nữ
lại tỏ ra rất xuất sắc cả thơ và văn.
Nếu không có khối người
lưu vong hải ngoại làm thơ viết văn thì nền văn học Việt Nam không biết sẽ suy
đồi, tàn tạ như thế nào? Tôi không phải là nhà văn hay nhà thơ chuyên nghiệp,
chẳng phải là giáo sư , tiến sĩ văn chương gì cả. Nhưng tôi có đọc qua mấy bài
viết của các vị giáo sư tiến sĩ đầu ngành về văn chương ở quốc nội sao mà ngao
ngán quá. Tiến sĩ, giáo sư gì mà viết văn lắm rằng thì là mà thế? Thôi kệ họ, họ
thích khen ai tôn thờ ai là việc của họ. Họ thích Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân
Diệu, Phạm Tiến Duật là việc riêng của cá nhân họ, của chế độ họ. Nhưng lịch sử
văn chương, tư duy thẩm mỹ, nghệ thuật có chấp nhận hay không còn là chuyện
khác, còn là vấn đề sớm muộn của thời gian?
Tôi không phải là con mèo
có ý ngo ngoe bóng gió, khoe cái đuôi
của mình. Những đã dấn thân vào văn bút phải có cái kiêu của kẻ dũng, cái trí
cuả kẻ sĩ. Kiêu đây không phải là kiêu ngạo, tự phụ huyênh hoang coi thiên hạ
chẳng ai ra gì. Kẻ đáng khen đáng trọng về văn bút mà tự ta cảm nhận thấy thì ta cứ nói thẳng
thực lòng mình: Tôi rất khâm phục ông, còn kẻ đáng khinh đáng phỉ nhổ thì cứ
nói toạc móng heo ra, thơ ông tôi không
ngửi được chỉ nặng về tuyên truyền như nghị quyết và khẩu hiệu. Người ta khen
các nhà thơ cộng sản viết bài nọ bài kia cực hay, trí tưởng siêu phàm. Nhưng
tôi đọc kỹ thì thấy chẳng có cái quái gì
hết, tôi cứ nói toạc ra. Tại sao tôi phải sợ phải ngại ai đó la lối phản đối, dù họ
có căm phẫn ghét tôi ? Đó là ý kiến cuả tôi chân thật từ lòng mình. Thường
thường có điều lạ người ta khen thì tôi lại chê, người ta chê thì tôi khen, với những
lý do cụ thế này, thế này, và thế này… Phân
tích rạch ròi theo nhận thức cảm nhận của mình một con người tự do.
Nhưng ở đời cũng khối kẻ điêu ngoa giả dối khen chê
lếu láo, thiếu suy tư, cái đáng khen thì chê thì chửi cho sướng cái mồm. Cái
đáng chê thì cứ khen bừa để lấy lòng. Loại người có trái tim chạy pin như thế
nên bỏ qua. Nhưng họ cứ nặc danh để xỉ
nhục tôi, thì tôi buộc phải làm thơ đáp trả lại họ, dùng thơ để vả cho không
còn cái răng nào nữa. Tôi hoàn toàn trung thành với trái tim lương tâm của mình
thì không có chuyện bấn loạn, phiền não. Lúc nào cũng đàng hoàng vô tư bình
chân như vại. Ở đời mình không có tạp niệm trần căn là sướng rồi. Tôi nói cái
kiêu của kẻ dũng ở đây theo một hàm ý mình là người đàng hoàng tử tế thì việc
quái gì phải dạ vâng khúm núm dĩ hoà vi qúy cả với loại người tồi tàn. Không
dám đương đầu chống lại những cái tồi tàn tức là tâm hồn mình đã hèn đã chết
rồi thì còn xúc cảm đâu mà làm thơ hay viết văn? Tôi cũng như các bạn, tôi muốn
học làm thi sĩ, tôi muốn được hồi tưởng bày tỏ những cảm xúc hoài vọng, nhớ
thương lẩn quất đâu đây trong trái tim tôi và tâm hồn tôi. Ở lưá tuổi ngũ thập
nhi tri thiên mệnh, lại ở nước ngoài tôi
có nhiều thời gian yên tĩnh để học hỏi suy tư về thơ.Tôi nhớ lại những người
phụ nữ mà tôi đã từng mong đợi yêu thương. Có thể là tình yêu tự nguyện từ hai
phiá, có thể là tình yêu đơn phương, hoặc chưa hẳn đơn phương vì ý trời chưa
thuận mà thôi.Trùm thơ tình thứ mười là mô tả về một người phụ nữ hiện vẫn
còn sống ở Việt Nam, Về cô ta tôi cũng
muốn cho các bạn được biết thêm. Vì thấy trang Web vẫn để đăng trùm thơ này. Xin
được chia sẻ với các bạn thêm những bài khác .
Lầm Lỡ
Lầm lỡ cho nên chuyện đã rồi
Trái tim yêu dấu của lòng tôi
Bao nhiêu năm tháng hằng mong đợi
Em vẫn nhởn nhơ lạc cuối trời
Ai biết đời tôi có tủi sầu
Trách người thục nữ hiểu chưa ra
Trời cao chẳng được như tâm nguyện
Trăng khuyết mây tàn em ở đâu ?...
Ai nhớ bên ai một buổi nào
Ven đê chiều tỏ với trăng sao
Về nhà lại kể ngay cho mẹ
Mang vết thương lòng bao xót xa...
Từ đó trở đi tôi nín lặng
Mặc người thiên hạ khéo tay hơn
Mong sao duyên phận như thiên ý
Tôi chúc cho em được vẹn tròn
Chứng giám cho con ở thế trần
Suối vàng thác gửi tấm lòng son
Nào ngờ duyên phận nơi dương thế
Hoa bước lên thuyền dạ héo hon
Kẻ muốn được yêu chẳng được đâu
Lạnh lùng như thể áng mây thu
Hững hờ cho đến già năm tháng
Rồi lại tìm nhau đóa mộng đầu...
Tôi biết làm sao được hở trời
Cái thời ân ái lỡ buồn trôi
Hương hoa gửi gắm cho người khác
Tôi phải ra đi luống ngậm ngùi
Nay đã phong sương dạn mái đầu
Ngẩn ngơ nuối tiếc tấm tình xưa
Thương em bóng lẻ hồn cô quạnh
Vỗ gối năm canh hận má đào
Tôi đã lang thang khắp bốn phương
Đời trai lãng tử kiếp phong sương
Trùng dương khổ ải say màu sóng
Rồi vẫn thương em một tấm lòng
21.1.2009 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét