Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 85


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 21“

 Vương ông khi còn tại nhiệm sở là một vị quan thanh liêm phủ Nam Sách, tất nhiên trong Đoạn Trường Tân Thanh của Thanh Tâm Tài Nhân và cả trong Truyện Kiều không hề có tên phủ Nam Sách. Nhưng tôi là tác giả tập Tài Mệnh Tương Đó, tôi có quyền hư cấu cho tác phẩm của tôi. Thanh Tâm Tài Nhân viết rất rõ Kiều đã tự tử tại sông Tiền Đường để thủ tiết với chồng là đại vương Từ Hải, vì nghe lời đàn bà nông cạn không am hiểu chính trị mà Từ Hải phải chết đứng. Kiều tỏ ra coi thường Hoàng Sào không biết Hoàng Sào là một anh hùng cái thế.


Cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào khiến nhà Đường suy yếu nghiêm trọng rồi sụp đổ trong vòng vài thập niên sau đó. Gia đình ông buôn lậu muối trong nhiều thế hệ. Sau loạn An Lộc Sơn triều đình giữ độc quyền về muối nhờ đó vơ vét nhiều của dân mà ăn chơi đàn điếm. Hoàng Sào được mô tả là người có tài kiếm thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, và có tài văn chương, là một người giỏi tranh luận, hùng biện. Hoàng Sào dùng tài sản của mình để chiêu mộ những con người tuyệt vọng để cùng mưu đồ sự nghiệp. Hoàng Sào cũng liên tục ứng thí trong các kỳ thi khoa cử, song không đỗ đạt, vì quan trường hủ bại không nhận thấy tài học vấn tài kinh luân của ông. Nên sau đó quyết tâm nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường. Hoàng Sào có nhiều huynh đệ tuấn kiệt giúp đỡ, Hoàng Sào rất giống Phương Liệt thời nhà Tống sau bị Tống Giang dẫn anh em gồm 108 anh hùng Lương Sơn Bạc chịu chiêu an, nguyện làm đàn chó trung thành theo lệnh triều đình đánh bại Phương Liêt. Anh em T ống Giang chết quá nửa và chính Tống Giang cuối cùng bị ép phải uống thuốc độc tự tử cùng với Lý Quỳ thật là nhục nhã.

Nguyễn Du không để Vương Thúy Kiều chết luôn đi với Từ Hải mà lại cho nàng sống lại một chương dài gọi là tái hồi Kim Trọng. Tôi cũng vậy đã lôi nàng Kiều từ dưới sông lên dẫn tới tận phủ  huyện ông bà Kim Trọng và Vương Thúy Vân. Nguyễn Du hư cấu thêm nhiều tình tiết, còn tôi cũng không biết hư cấu thêm à? Văn chương đọc lên để mà thưởng thức nghệ thuật bút pháp có ý nghĩa của câu chữ, do trí tưởng tượng của con người. Những điều mình viết ra từ nguồn cảm xúc, cảm hứng nào có thể là một câu chuyện trong lịch sử chỉ vài dữ kiện lờ mờ nhưng mình sáng tạo ra cả tình tiết, thêu dệt ra, hư cấu cho thêm phong phú. Chuyện sảy ra có thể ở Việt Nam, Tàu, Mỹ, Nga, Nhật vân vân không quan trọng . Anh hùng không kể xuất xứ, cái quan trọng là nghệ thuật viết lách, bảo là lục bát có thực sự đúng lục bát không hay là thơ tự do ép vận? Song thất lục bát có đúng là song thất lục bát không hay cũng thơ tự do ép vận? Thơ mới hay 8 chữ, 5 chữ phải rạch ròi thể nào ra thể đó, ngô ra ngô khoai ra khoai. Nếu là thơ tự do thì bảo đây là thơ tự do không thể gắn cho cái mác thơ tứ tuyệt theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó.

 Ngày nay có nhiều người còn nhỏ mọn hẹp hòi đọc Kiều nhưng vẫn còn chê Nguyễn Du phải mượn cốt truyện bên Tàu, nghĩa là uống nước chè hai, hưởng xái của Thanh Tâm Tài Nhân là một sự ngô nghê ngớ ngẩn. Thanh Tâm tài nhân viết tiểu tuyết diễm tình chữ Hán văn xuôi, còn Nguyễn Du chữ Việt văn vần, khác hẳn nhau cơ bản. Cái lý luận trẻ con sao không lấy cốt truyện Việt Nam mà phải mượn bên Tàu thật là chết cười cho bụng dạ hẹp hòi đố kỵ văn tài? Họ cứ cãi vã nhau ỏm tỏi như trẻ con. Biết bao giờ mới lớn khôn trưởng thành được?

“Dồn tới bước đường cùng sinh lộ
Chẳng cam lòng mới ngỏ ý tìm
Phòng the bằn bặt im lìm
Tuổi xuân ai nỡ nhấn chìm biển sâu

Có một mụ môi trầu đỏ lỏm
Dẫn một người già khọm làm quen
Ngũ tuần xem đã quá niên
Mặt dày bóng mỡ lắm tiền bảnh bao“

Kiều đành phải hạ quyết tâm bán mình chuộc cha như viên thư lại họ Chung mách nước chứ không còn khả năng nào khác. Dù có bán nhà đi thì mẹ và em gái ở đâu? Một mụ già quen nghề cò mồi mối lái đã dẫn một anh già ngoài năm mươi tới hỏi kiều về làm vợ lẽ. Nguyễn Du thì ngã trên bốn mươi thôi, còn tôi tăng cho ngã thêm 10 năm nữa. Ngã là con đẻ trong tác phẩm của tôi là nhân vật của tôi. Bao nhiêu tuổi là do tôi định đoạt không nhất thiết cứ phải rập khuân theo trí tưởng tượng của người khác. Thanh Tâm tài nhân chữ Hán văn xuôi, Nguyễn Du chữ Nôm thơ lục bát còn tôi chữ Quốc ngữ thơ song thất lục bát tư tưởng chủ đạo hoàn toàn khác hẳn nhau. Tôi xin vịnh nàng Kiều bài thơ theo luật Đường sau:

Thuý Kiều Bán Mình

Lạy thần mặt trắng bạc như vôi
Con trẻ làm sao biết  mệnh trời
Số kiếp luân hồi vay thuở trước
Phong trần xoay trả nợ cho đời
Có ba trăm lạng đi thưa kiện
Với một thoa vàng việc mới thôi
Quen thói quan nha moi của đút
Thời nay cũng thế hỡi kiều ơi !

 2007 Lu Hà

“Bầy đầy tớ lao xao hộ vệ
Huyện Lâm Thanh ra thế cũng gần
Gà nòi nguyên quán băng nhân
Gió trăng quen thói lần khân đủ điều

Buồng trong mối giục Kiều ra giá
Khách tự xưng là Mã Giám Sinh
Hôm nay được thấy dáng hình
Tin sương đồn đại lung linh tuyết hồng

Ngã ngây ngất mây rồng chờ dịp
Trận gió mưa đã kíp lắm rồi
Ép cung cầm nguyệt một thôi
Bắt tay vén tóc xa xôi liễu đào

Thử bài quạt dạt dào thơ phú
Ngọc Lam Kiều tú khẩu thành chương
Lửa tình đốt cháy lò hương
Vạn ngàn ước tính chịu nhường chi ai

Giống hà tiện một hai thêm bớt
Mã kỳ kèo thơn thớt nói cười
Khuynh thành sóng nước lả lơi
Giờ lâu mới định một lời bốn trăm“

Cuối cùng Kiều đã chịu bán mình với giá bốn trăm lạng vượt yêu cầu Chung thư lại mách nước là ba trăm lạng. Nghĩa là còn dôi ra 100 lạng, thật là đau lòng xót dạ

25.11.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét