Tài Mệnh Tương Đố
“Video 1“
Thi sĩ Nguyễn Du đã viết một tác phẩm văn học theo tôi là
vô tiền khoáng hậu. Văn chương sử sách Việt Nam mấy nghìn năm nay, tôi mới thấy
một tác phẩm thơ lục bát trứ danh như thế. Bản gốc viết bằng chữ Nôm đọc thuần
tiếng Việt Nam, sau này được in ra bằng chữ quốc ngữ cũng vẫn đọc y trang như vậy.
Câu chuyện thơ dài của cụ Nguyễn Du là một sáng tạo tinh
thần vô giá. Phải là một người có trái tim dễ xúc động vị tha thương người và được
trau dồi bởi một nền học vấn tinh hoa cổ học uyên bác lắm, một kỹ sảo thơ ca
nghệ thuật gieo vần tuyệt đỉnh mới có thể viết được như vây. Tác phẩm là một
trường ca bi ai dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh
Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh bên Tàu. Trong hoàn cảnh lịch sử Việt
Nam để tránh tai mắt của bọn gian thần tiểu nhân quen thói luồn cúi nịnh bợ vua
chúa mà Nguyễn Du phải mượn truyện bên Tàu để tự bảo vệ mình vì lý do chính trị,
để tránh khỏi nạn rước họa vào thân, chu di tam tộc.
Tác phẩm kể lại cuộc đời đau khổ ba chìm bảy nổi chín lênh
đênh của một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng tên là Vương Thúy Kiều, phải hy
sinh tình yêu trong trắng đầu đời , tự bán mình để cứu gia đình, cứu cha và em
trai khỏi tù tội oan khiên, Kiều bán mình kết hôn với một người đàn ông trung
niên, không biết rằng hắn ta là một kẻ buôn người, và bị ép làm kỹ nữ trong lầu
xanh. Kể từ khi Truyện Kiều được lưu truyền trong dân gian có nhiều luồng tư tưởng
khen chê, chống đối ủng hộ tán thưởng khác nhau. Chống đối phỉ báng Truyện Kiều
là những cái đầu Khổng Nho hủ bại, thiếu hiểu biết về văn chương thơ phú. Cũng
là tác phẩm văn học nếu viết bằng văn xuôi hay như dịch tiểu tuyết của Thanh
Tâm Tài Nhân từ Hán ra Việt đọc chơi thì chả ai phản đối làm gì? Nhưng viết bằng
văn vần, bằng thơ lục bát vần điệu nhạc tính lai láng thì đám hủ nho bất tài,
những kẻ đầu óc nông cạn lại sôi sục hằn học với cụ Nguyễn Du.
Một bài thơ hay chỉ có 20 câu thôi mà có sức nặng cả một tạ
văn xuôi. Một tác phẩm trường thiên thơ lục bát gồm 3254 câu quả thật là một khối
óc kim cương một tài hoa kiệt suất mới có thể viết được một sức nặng vượt lên
trên cả một kho tàng văn xuôi. Thế nhưng vẫn có kẻ đã đạo văn, nhẫn tâm nhái lại
thơ lục bát, sửa chữa cả Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thật là vô liêm sỉ đểu giả
đê tiện đến tột cùng. Chúng đã biến quả đào tiên của cụ Nguyễn Du thành củ
khoai hà nham nhở. Tôi rất khâm phục ngưỡng mộ tài hoa làm thơ lục bát của cụ
Nguyễn Du theo tôi còn trên cụ Nguyễn Đình Chiểu một bậc. Tôi đã từng tâm sự với
nữ sĩ Mai Hoài Thu đã từ lâu. Anh muốn cảm xúc thơ lục bát của cụ Nguyễn Du bằng
thơ song thất lục bát, anh muốn làm mới Truyện Kiều với một khuân mặt diện mạo
mới, với những quan niệm về nhân tình thế thái khác Nguyễn Du có phải cứ phải hồng
nhan là bạc mệnh, cứ tài ba là khổ hạnh. Trong cõi nhân gian này có đúng số mệnh
con người do trời định đoạt không? Mai Hoài Thu ủng hộ khuyến khích tôi viết.
Đã nhiều năm trôi qua bây giờ tôi mới hoàn thành xứ mạng của mình, thiên chức của
một người thi sĩ có tấm lòng với văn hóa thi ca ngôn ngữ tiếng Việt Nam. Tôi gọi
tác phẩm của tôi là Tài Mệnh Tương Đố. May mắn thay nghệ sĩ Trần Thu Hà đã ngâm
tặng tôi và những tâm hồn nhân bản Việt Nam.
“Cõi trần thế xưa nay ai biết
Cuộc trăm năm thảm thiết thương đau
Tài mệnh sao dễ ghét nhau
Bể dâu nếm trải nhạt màu tư phong
Duyện hội ngộ long đong bốn bể
Thắp đèn lên kể lể nguồn cơn
Trời quen xui khiến giận hờn
Đánh ghen vùi dập chập chờn sử xanh“
8 câu mở đầu tôi muốn giới thiệu tác phẩm về một câu chuyện
đời có thật sảy ra tuy là địa chỉ ở bên
Tàu, nhưng cũng không khác gì như sảy ra ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cao Miên,
Đài Loan v.v…Những nước có những nét văn hóa tương đồng và theo đạo Phật.
“Năm Gia Tĩnh kinh thành đô đế
Triều Minh kia hai thế vững vàng
Họ Vương ơn trạch vẻ vang
Gia tư nền móng khang trang lâu bền“
Minh Thế Tông là vị
Hoàng đế thứ 12 của nhà Minh trong lịch sử Tàu. Cai trị tổng cộng 45 năm là một
trong những vị Hoàng đế tại vị trên ngai vàng lâu nhất. Minh Thế Tông chỉ dùng
một niên hiệu là Gia Tĩnh, nên chính sử gọi ông là Gia Tĩnh Đế. Họ Vương gồm
cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan. Tên thực người cha là
Vương Lưỡng Tùng tự là Tử Trinh. Nhà ông ở Bắc Kinh
“Có hai ả thuyền quyên thục nữ
Con đầu lòng gìn giữ trau tria
Vương Quan nối dõi nho gia
Khen thay con thứ khắc bia tạc đền
Hai giọt nước đào tiên phẩm ái
Chị Thúy Kiều em gái Thúy Vân
Mặt hoa da phấn tuyệt trần
Bướm ong dìu dặt xa gần xôn xao
Kiều sắc sảo ngọt ngào diễm lệ
Vân thướt tha tư thế hơn người
Chị em trang trọng khác vời
Chim sa cá lặn nụ cười tuyết hoa
Màu thu thủy nhạt nhòa sớm tối
Duyên hồng trần chẳng vội làm chi
Trúc mai oanh yến thầm thì
Thúy Kiều tột bậc họa thi cầm kỳ“
Gia đình Vương viên ngoại có ba người con là Thuý Kiều trưởng
nữ, Thuý Vân là em gái, còn Vương Quan con trai út. Như cụ Nguyễn Du cũng mô tả
cả hai chị em thuộc mỹ nhân tuyệt thế. Thuý Kiều và Thuý Vân thì "mỗi người
một vẻ, mười phân vẹn mười", nhưng "so bề tài sắc" thì Thúy Kiều
còn vượt trội hơn hẳn cô em.
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
Chim sa cá lặn là tôi muốn ví hai chị em Kiều đẹp như nàng
Tây Thi nước Việt ngày xưa và nàng Chiêu Quân đời Hán. Các nàng đẹp đến mức con
nhạn bay trên trời vì mải nhìn mà va vào vách núi mà rơi xuống đất. Khi nàng đi
tắm cá nhìn thấy cũng sấu hổ tủi thân mà lặn xuống đáy sâu.
Tài Mệnh Tương Đố
“Nào ai dám so bì cao thấp
Vương Thúy Kiều đẳng cấp tài hoa
Bàn dân thiên hạ xuýt xoa
Mỹ nhân đệ nhất chẳng ngoa chút nào
Cung lầu bậc thanh tao đàn nhạc
Ngũ âm từng kinh ngạc thập phương
Thông minh khéo lựa thành chương
Truyền nhân tài tử đoạn trường thê lương“
Ngày xưa bên nước Tàu cóTứ đại mỹ nhân, 4 người đẹp nổi tiếng
trong lịch sử Tàu, cụm từ này dùng để chỉ đến 4 người đẹp gồm: Tây Thi, Vương
Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý phi.
Người Trung Hoa và các nước lân bang đông nam Á đều dùng cụm từ: “Trầm
ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa“
Cụ thể: Tây Thi trầm ngư, Chiêu Quân lạc nhạn, Điêu Thuyền
bế nguyệt, Quý Phi tu hoa
Ngũ âm có trong âm nhạc Trung Hoa và Việt Nam dựa trên hệ
thống âm nhạc cổ bao gồm 5 loại âm điệu, 5 nốt nhạc được sắp xếp thành: Cung,
Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ. Theo nguyên lý ngũ hành liên hệ đến âm nhạc, các âm
thanh đều gắn liền với một hệ thống khái niệm về vũ trụ cũng như các hoạt động
bên trong thân thể người.
“Khúc bạc mệnh thảm thương gió bão
Đoạn hồ cầm ảo não xót xa
Phong lưu lề thói nết nhà
Tóc chưa tròn búi mẹ cha an lòng“
Hồ cầm là tên gọi chung của nhiều loại nhạc cụ kéo được sử
dụng trong âm nhạc giống như nhị của Việt Nam vậy. Nàng Kiều lúc đó khoảng 16
tuổi.
“Ngoài song cửa thong dong ong bướm
Tuần cập kê thấm đượm mùi hương
Tường đông xao xuyến vấn vương
Phòng the tia nắng nụ hường chiếu ngang
Xuân con én thiều quang chín chục
Ngoài sáu mươi thúc giục chi trời
Cỏ non xanh mướt chơi vơi
Tháng ba tảo mộ lòng người xốn xang
Cành lê trắng sẵn sàng điểm nụ
Tiết thanh minh mới rủ chị em
Ngựa xa trẩy hội buông rèm
Trai thanh gái lịch thòm thèm ngó nhau
Đồ vàng mã nhạt màu tro biếc
Ngả về tây nuối tiếc bóng chiều
Ngẩn ngơ thơ thẩn bao nhiêu
Dan tay thong thả mĩ miều hoàng hôn…“
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi: "Thiều
quang" chỉ ánh sáng tươi mát , chỉ tiết mùa xuân. Mùa xuân có 90 ngày là
ba tháng, mà đã ngoài 60, tức là đã qua tháng 2, bước sang tháng ba.
Thanh minh là tiết đầu của mùa xuân khoảng đầu tháng ba.
Tảo mộ nghĩa là đi quét mộ, dọn cỏ theo tục cỏ. Hàng năm cứ đến tiết thanh minh, con cháu đi
viếng và sửa sang lại phần mộ của cha mẹ ông bà tổ tiên.
Đồ vàng mã: Một loại vàng giấy, dùng trong việc ma chay đám
rước hội hè. Chị em Thúy Kiều thuộc loại tiểu thư khuê các, ít khi ra ngoài,
năm thì mười họa mới đi chợ mua sắm. Ít quan hệ giao lưu với xã hội, nên rất gây
thơ, chưa từng trải sự đời.
18.11.2019
Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét