Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 67


Đoạn Trường Sầu Ly (6)

“Đường mây bao phủ quan hà
Rêu phong ẩm ướt quanh nhà quạnh hiu
Dấu giày thưa thớt buồn thiu
Nắng hanh mấy độ ỉu xìu tiết đông


Đàn gà ngơ ngác cỏ bồng
Phất phơ ngọn liễu chim hồng đi đâu?
Vườn thanh hoa bướm âu sầu
Phòng the trống vắng mưa ngâu não nùng“

Hai khổ thơ tôi miêu tả cảnh ngộ người vợ lính mòn mỏi còm cõi mỏi mắt mong chồng về từng ngày từng tháng từng năm giống như một bức tranh. Nếu tôi là một họa sĩ vẽ cảnh vợ lính đợi chồng thì tôi cũng chọn cảnh vật như vậy như đường mây rêu phong, nắng hanh, đàn gà, ngọn liễu đặc biệt là thiếu vắng chim hồng v.v… Thiếu vắng chim hồng là mấu chốt của bức tranh. Vì chim hồng đa phần là những con chim đực. Trong các loài chim thơ ca thường nói đến là chim hồng hạc, nhất là chim én và chim nhạn. Chim nhạn to hơn chim én rất nhiều, nhạn là giống vịt trời nặng khoảng 1200 gam trở lên, nhưng chim én chỉ khoảng 200 đến 300 gam.

“Mây giăng ải bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non nam bặt tiếng hồng“
(Nguyễn Đình Chiểu, trong bài Xúc cảnh)

“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”
 (Nguyễn Gia Thiều, trong Cung oán ngâm khúc)

“Thấy nhạn luống tưởng thư phong,
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng”
(Đoàn Thị Điểm, trong  Chinh phụ ngâm)

“Tin nhạn vẩn, lá thư bài
Đưa người cửa trước, rước người cửa sau“
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

“Sông Ngân một giải chập chùng
Nhịp cầu ô thước lạnh lùng bắc ngang
Bước sang chẳng thấy Ngưu Lang
Đau lòng Chức Nữ bẽ bàng tơ duyên

Xuân thu tủi hận thuyền quyên
Hồng nhan bạc mệnh triền miên tháng ngày
Thiệt thòi cam chịu xưa nay
Bồ hòn ngậm đắng nuốt cay một mình“

Sông Ngân, nhịp cầu ô thước, Chức Nữ và Ngưu Lang các video trước ít nhiều tôi đã giải thích tường tận. Hai khổ thơ này cũng chỉ nhấn mạnh thêm cảnh ngộ vợ chồng xa cách rất là buồn tủi cho người thiếu phụ ở nhà nuôi con thơ chăm sóc cha mẹ già mà phải chịu bao đắng cay thiệt thòi.

“Văn Quân say đắm ái tình
Cung đàn Tư Mã lung linh dáng hình
Phan An mặt ngọc minh tinh
E rằng tóc bạc chiến chinh điêu tàn

Phũ phàng đổi khác dung nhan
Quang âm lần lữa lệ chan mưa ngàn
Hoa niên nuối tiếc thời gian
Gái tơ ấm ức khóc than nạ giòng“

Văn Quân tức là nàng Trác Văn Quân bị thôi miên bởi tiếng đàn ve vãn tán gái cực kỳ điêu luyện của chàng Tư Mã Tương Như. Còn Phan An là một văn nhân tài tử rất đẹp trai. Có tích kể rằng:
Phan Nhạc tên tự là An Nhân, đời sau quen gọi là Phan An. Ông nổi tiếng là một nhà văn thời Tây Tấn và là một người rất điển trai.
Phan An sớm nổi tiếng là có tài thơ văn, được thiên hạ khen là kỳ đồng. Thường giao du với Tuân Úc, Giả Sung, cử Tú tài.

Nhưng Phan An không được dùng, thành ra mất 10 năm ngồi chơi xơi nước, rồi được nhận chức Hà Dương  huyện lệnh. Phan Nhạc thấy bọn danh sĩ cùng lứa là Sơn Đào, Vương Tế, Bùi Giai được Tấn Vũ đế sủng hạnh, ông rất lấy làm uất ức và bất mãn. Sau này ông được chuyển làm Hoài huyện lệnh. Ở cả hai nơi này, Phan Nhạc siêng năng làm việc, có thành tích, nên được gọi về kinh đô, làm Thượng thư. Sau đó Phan Nhạc phạm lỗi nên bị giải trừ.

Triệu vương Tư Mã Luân giết hoàng hậu Giả Nam Phong, giành quyền phụ chánh, trọng dụng tâm phúc là Tôn Tú. Khi xưa Tôn Tú từng làm tiểu lại ở quận Lang Da, Phan Nhạc ghét thói xảo quyệt của hắn, nhiều lần đánh đập làm nhục, khiến hắn ngậm hờn, vu cáo Phan Nhạc với bọn Thạch Sùng mưu phản, rồi tru di tam tộc nhà ông, đến phụ nữ trẻ con cũng không tha. Nhà họ Phan chỉ có con trai của Phan Thích là Phan Bá Vũ trốn thoát.  Phan An văn chương và cảnh ngộ giống như Nguyễn Trãi của Việt Nam

 Quang âm ý nghĩa rất rộng chỉ cảnh tượng. Tô Đông Pha có câu: “Tàm thị quang âm phi cố quốc, Mã hàng đăng hỏa kí đương. Quang cảnh chợ xuân, họp bán đồ nuôi tằm, hoa quả, thuốc thang...
 -Quang âm chỉ ngày tháng, thời gian, theo  Nhan thị gia huấn: “Quang âm khả tích, thí chư thệ thủy“ Thời gian thật đáng quý tiếc, ví như nước trôi qua không bao giờ trở lại.
-Quang âm còn chỉ tia sáng, quang lượng, quang mang. Vương Độ: “Kiến long câu trì nhất nguyệt lai tương chiếu, quang âm sở cập, như băng trước thể, lãnh triệt phủ tạng”
Nạ giòng ý nói người đàn bà đã có con và đứng tuổi. Khi người đàn bà trải qua tuổi hoa niên. Ca dao Việt Nam có câu: “Gái tơ mấy chốc sẩy ra nạ giòng“

“Có chồng mà cũng như không
Nắng mưa dầu dãi má hồng tàn phai
Oán hờn trong cõi trần ai
Liễu bồ xơ xác ép nài chiều xuân

Mơ màng vẻ mặt thất thần
Chập chờn đom đóm tủi thân cô phòng
Đăng đồ khao khát thong dong
Chàng sao chẳng thấy nỗi lòng chim uyên

Thư cưu trống mái tơ duyên
Bạc đầu không nỡ hoàng tuyền chia phôi
Chẳng xem chim yến trên đồi
Thủy chung ân ái trọn đôi suốt đời“

Đăng đồ nghĩa là lên đường đi xa. Ý nói người chồng thỏa chí tang bồng khao khát lập công ở chiến trường, có thể thong dong trên con đường thăng tiến,  ngày xưa được vua hay chủ tướng thăng quan tiến chức từ chức cơ đội có thể lên hàng tướng lãnh. Ngày nay nếu đi lính cộng hòa hy vọng lên lon luôn luôn nở những bông mai trên ve áo, còn đi bộ đội thì hy vọng được mặc áo bốn túi, huân huy chương công trạng thì làm sao biết được nỗi lòng người vợ ở nhà đau đáu khổ não chờ chồng. Chim uyên thường cặp đôi gọi là đôi uyên ương. Uyên là con chim cái, còn ương là con chim đực. Bên Tàu có giống chim thư cưu bên bờ sông Dương Tử cũng sống thủy chung một cặp. bên Việt Nam là con chim  yến  và chim Cuốc Cuốc.

“Đâu như Tô Phụ khinh người
Tô Tần thất thế hết thời quan giai
Đôi đầu cùng sánh sâu loài
Như chim chắp cánh mãi hoài cùng bay

Liễu sen cây cỏ đắm say
Đôi hoa cùng sánh đắng cay không rời
Thiếp xin thề nguyện suốt đời
Ngậm vành kết cỏ trọn lời sắt son“

Tô Tần và Trương Nghi là đồng môn học trò của Quỷ Cốc Tiên Sinh. Tô Phụ là vợ Tô Tần. Thuở hàn vi khi Tô Tần còn long đong lận đận, khi Tô Tần về nhà người vợ cứ ngồi trên khung cửi lặng thinh tỏ vẻ khinh miệt là kẻ bất tài không thèm đứng dậy chào hỏi.
Trong quá trình thực hiện hợp tung, để ngăn chặn việc nước Tần đánh Triệu sẽ hỏng kế sách của mình, Tô Tần đã dùng mưu mẹo kích động người bạn giỏi du thuyết Trương Nghi đi sang nước Tần làm quan để khuyên vua Tần không đánh nước Triệu, khiến kế sách của ông được thực hiện thành công.

Tô Tần ở nước Yên được trọng đãi. Ông tư thông với thái hậu mẹ Dịch vương, vợ Văn hầu, sợ bị giết bèn sang nước Tề. Ở nước Tề, Tô Tần bị các đại phu nước Tề ghét, tranh giành sự tin yêu của Tề Mẫn vương nên sai người đâm Tô Tần. Tô Tần bị thương nặng. Vua Tề tìm hung thủ nhưng không bắt được. Đến lúc gần chết Tô Tần nói với Tề Vương: Thần chết xin dùng xe xé xác thần mà rao ở chợ: "Tô Tần vì Yên mà làm loạn ở Tề". Như thế thì thế nào cũng bắt được hung thủ giết thần.

Theo tôi Tô Tần và Trương Nghi chỉ là hai kẻ cơ hội dùng ba tấc lưỡi làm thuyết khách như kiểu Gia Cát Lượng xuyên tạc bài thơ Đổng Tước Đền của Tào Thực lại bảo là của Tào Tháo làm, vu khống Tào Tháo có ý đồ đánh Đông Ngô để cướp hai nàng Kiều mang về vui thú tuổi già. Tiểu Kiều vợ Chu Du còn Đại Kiều vợ Tôn Sách. Tô Tân và Trương Nghi cũng xúi bẩy các nước trục dọc và chục ngang đánh nhau, gây ra cảnh chiến tranh binh đao tang thương để mình thủ lợi cá nhân chứ chẳng thương dân yêu nước quái gì.

“Tân toan dù có héo hon
Trăng kia có khuyết lại tròn một khi
Muốn rằng cẩm tự đề thi
Đậu Thao, Tô Huệ nhâm nhi chén vàng

Trời cao chẳng phụ thiếp chàng
Thanh mai trúc mã vào hàng gấm thêu“

Tân toan nghĩa là bao nỗi đắng cay, khổ nhục, oan ức chất chứa trong lòng. Trong văn thơ Việt Nam cũng nói đến nh ư:
"Niềm riêng chất để muôn vàn,
Nói cười ngoài miệng, tân toan trong lòng."
hay trong Truyện Phan Trần:
 “Bõ khi ly biệt, Bõ ngày tân toan“

Đời Tấn, Đậu Thao đi lính, thì vợ là Tô Huệ làm bài thơ Hồi Văn dệt vào gấm dâng lên cho vua xem để xin chồng về, tạm thời miễn quân dịch gọi là “Cẩm Tự Đề Thi“

12.11.2019 Lu Hà





























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét