Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 77


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 10“

“Tia nắng dọi bồi hồi tỉnh giấc
Giọt sương mai nghe bước chân người
Nai vàng ngơ ngác tìm tòi
Thẫn thờ mất của xăm soi góc tường


Kim sốc áo xạ hương ngây ngất
Phía bên kia lật đật tới nơi
Nỉ non chàng đã ngỏ lời
Thoa này bắt được ý trời xe duyên“

Không biết có phải vô tình hay hữu ý? Mới sáng ra chưa bảnh mắt thì một người mất của xăm soi đi tìm, còn một người chỉ chờ có thế vội sốc áo chạy ra để tỏ tình

“Cách bức tường mắt huyền vời vợi
Kiều nghe ra chới với mặn mà
Ân tình quân tử bao la
Sẵn lòng trả lại hai nhà thâm giao

Đấng trượng phu thanh tao cát sĩ
Bậc má hồng tri kỷ tri âm
Bấy lâu trộm nhớ yêu thầm
Thanh mai trúc mã rầm rì yến oanh

Kẻ thểu não năm canh sáu khắc
Người phòng the phờ phạc vóc mai
Nhân duyên trong cõi trần ai
Tơ hồng Nguyệt Lão thiên thai mộng đào“

Cả hai Kiều và Trọng đều là giống đa tình dễ tương tư. Câu nói kinh điển của Trư Bát Giới:
“Đa tình tự cổ nan di hận
Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ“
Nghĩa là kẻ đa tình từ ngàn xưa không như hận, mối sầu hận thì miên man không bao giờ dứt cả.
Sau khi cá đã chịu cắn câu thì:

“Xin nán lại vội vào lấy của
Đôi xuyến vàng  khăn lụa một vuông
Thinh không gióng giả hồi chuông
Thẹn thùng giữ ý má hồng xa xăm

Nhìn rõ mặt tơ tằm cái kén
Khéo gieo cầu lại hẹn ở đây
Phải người hôm nọ bên cây
Hoa đào ôm ấp ngất ngây bướm vờn“

Gieo cầu là tục lệ tiểu thư thục nữ ném cầu kén chồng. Nếu là con nhà võ thì  còn dựng đài đấu võ chiêu thân. Trong kinh thư Khổng Tử có sưu tầm:
“Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu”

 Ý nghĩa câu này là: Đôi chim thư cưu trống mái bên bờ sông Dương Tử hót hoạ gọi nhau nghe quan quan, ở trên cồn cát ví như người thục nữ thanh tao tuyệt sắc ném cầu lông xuống lầu kén chồng mong gặp người quân tử tài ba

Thư cưu loài chim nước, lại có một tên nữa là vương thư, hình dạng giống như chim phù y, ngay trong vùng sông Trường giang và sông Hoài luôn có giống chim ấy. Chim sống có đôi nhất định mà không hề lẫn lộn. Hai con thường lội chung mà không lả lơi, cho nên sách của Mao Công có nói rằng: Đôi chim thư cưu tình ý chí thiết quấn quit đậm đà, nhưng lúc nào cũng giữ gìn cách biệt. Sách Liệt nữ truyện cho là người ta chưa từng thấy chim thư cưu sống dư cặp hay sống lẻ loi, là vì tính của nó như thế. Hà tên thông dụng của những dòng nước chảy ở phương Băc.

Vua Văn vương nhà Chu sinh có thánh đức, lại được bậc thánh nữ họ Tự để kết hôn. Nhưng người trong cung, lúc nàng Thái Tự mới đến, thấy nàng có đức hạnh u tịch, nhàn nhã và trinh chuyên, bèn làm bài thơ này rằng: Kìa đôi chim thư cưu nghe hót quan quan, đang ứng hoạ nhau ở trên cồn bên sông. Người thục nữ yểu điệu này há không phải là bạn lứa tốt của bậc quân tử Văn vương hay sao? Có ý nói nàng Thái Tự và vua Văn vương cùng hoà vui mà cung kính lẫn nhau, cũng như tình chí thiết đậm đà mà lúc nào cũng giữ gìn cách biệt của đôi chim thư cưu vậy. Ông Khuông Hành nhà Hán nói rằng “Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu” là nói rằng nàng Thái Tự rất mực trinh thục không thay tiết tháo. Những rung cảm về tình dục không hề lẫn vào nghi dung, những ý vui riêng không hề lộ ra cử chỉ, có được như thế rồi mới có thể phối hợp với bậc chí tôn và làm chủ tế tông miếu. Vì đó là đầu mối của cương thường và của nền vương hoá.
Tôi đã vận dụng điển tích này để miêu tả mối tình đầu trong trắng của đôi trẻ thơ ngây Thúy Kiều và Kim Trọng.

Họ đã gặp nhau trong ngày tiết thanh minh đi tảo mộ. Họ mơ ước thành lứa đôi, Kim Trọng đỗ đạt vinh hiển chờ ngày vinh quy bái tổ sẽ võng chàng đi trước võng nàng theo sau. Gọi là song hỉ lâm môn. Song có nghĩa là hai. Hỷ có nghĩa là vui cười.  Vậy Song Hỷ có nghĩa là hai niềm vui nhân đôi.

 “Ngày tảo mộ chập chờn trong mộng
Ngẫu nhĩ thành lều chõng văn nhân
Phong lưu tài tử hồng quần
Lữa lần nỡ để tùng quân hao mòn…“

21.11.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét