Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Quán Đêm Thơ Lê Hoàng Trúc






Thơ hay theo lối tứ tuyệt rồi gieo vần ôm thơ mới tôn trọng nguyên tắc đổi thanh. Thơ tình chan chứa lắm. Có nhiều sáng tạo trong cách vận dụng liên kết các thủ pháp thơ mới.


-Lê Hoàng Trúc: Nghĩ đâu viết đó thôi Lu Hà ơi! cám ơn lời động viên của anh nhé!.... họa cho vui đi!

Chứng tỏ Trúc đã đọc rất nhiều thơ của các bậc tiền bối thời tiền chiến. Trúc lại may mắn dời khỏi Việt Nam nên cô không chịu lối làm thơ tự do vô tội vạ theo lối giáo dục cộng sản, mục đích thơ của họ là tuyên truyền. Họ làm thơ phá cách quá nhiều thành ra là một mớ hỗn loạn, họ viết những câu văn rồi xuống dòng liên tục theo kiểu tây và các fun vội nhắng nhít khen hay là thần sầu qủy khóc.

Nhưng thơ Tây cũng có nguyên tắc gieo vần của họ phần lớn là vần lưng ở các chữ cuối cùng. Chữ Tây không có dấu, họ chỉ có nguyên âm chứ không lắm phụ âm như tiếng Việt, nên họ may mắn thoát được là phải đổi thanh như tiếng Việt, thơ Tây dễ làm đơn giản hơn thơ Việt rất nhiều. Vì vậy thơ Tây nặng về triết lý lẽ sống khô khan thiếu hẳn đi sự tưởng tuợng phong phú về tình ái về dục tính về sự rung động của trái tim, đọc thơ mà rơm rớm nước mắt.. Tuy rằng cuối thế kỷ 19 ở Pháp và Đức có trường phái tượng trưng, nhưng hình ảnh tượng trưng hay siêu hình mà trong văn chương Việt đã có từ rất lâu mấy nghìn năm rồi. Như thánh gióng, chuyện quả sung, túi ba gang, bà Âu Cơ đẻ trăm trứng . Lĩnh Nam Chích Quái, Bích Câu Kỳ Ngộ v. v....

Một câu tiếng Tây theo tớ đơn giản chỉ có 3 phần: Chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ hay trạng ngữ bổ ngữ gì đó. Một câu bao giờ cũng phải có động từ đứng ở vị trí thứ hai là vị ngữ. Động từ lại chia ra theo quá khứ hiện tại và tương lai, nên thơ họ trở nên khô khan thiếu rất nhiều tính từ, hình dung từ như tiếng Việt. Đã là người Việt phải làm thơ theo truyền thống Việt nhất là thơ đường và lục bát, ca dao, hát nói.... Học đòi theo lối Tây là dở hơi. Mối đây tớ ôm bụng cười một cô gái chuyển thể bài hát về Hà Nội Mưa Rơi gì đó ra tiếng Anh hát như cơm nguội. Rất nhiều từ như quán cóc, hoa vú sữa chịu không dịch nổi, ra tiếng Anh mấy từ khô không khốc nhạt nhự nụớc ốc ngắn gọn cụt lủn. Nếu cứ hát toàn bộ bằng tiếng Việt lại rất chan chứa tình tự melodie du dương vô cùng.

Nhiều người tự vỗ ngực ở Việt Nam thơ hay, hội thảo, nhưng tớ không kiên trì đọc vì thấy cảm xúc thơ rỗng tuyếch. Thà thời gian tìm đọc thơ ông Bính, ông Tử, còn hơn. Nhưng thơ cô Trúc làm tớ đã đọc rất nghiêm túc như khi đọc thơ các ông Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương... và có dây phút trầm ngâm mộng tưởng cùng các ông ấy.

Cũng may cho cô Trúc sớm tự rèn rũa gò mình theo khuân phép làm thơ theo những công thức quy định ràng buộc. Luyện mãi thành thói quen nếp nghĩ trong đầu, tuân thủ thơ phải có vần điệu là may cho cô đó. Phải thừa nhận khả năng suy tư trí tưởng tượng phong phú. Tớ nghĩ thơ cô sẽ sống dai vối thời gian cả khi sau này vài chục năm sau, khi cô không còn trên cõi đời này nữa.

-Lê Hoàng Trúc: Cám ơn lời bình của Lu Hà. Hai bài thơ trên TL đã viết cách đây 5 năm rồi chứ không phải bây giờ. TL luôn muốn giữ các kỹ thuật về các loại thơ xưa, Mê đọc văn thơ từ nhỏ nên am hiểu cũng kha khá.... thơ tự do tám chữ bây giờ TL cũng thích đôi khi TL vẫn viết theo lối đổi âm đối vận như thơ đường luận nghe có nhiều tình cảm giai điệu cũng nhịp nhàng uyển chuyển hơn. Khi đọc một bài tho lục bát mà trong tứ thơ sai niêm thì TL không chịu.

Tớ hiểu cô Trúc chịu ảnh hưởng nhiều bởi Nguyễn Du và đòi hỏi thơ lục bát phải giữ niêm và vần. Tớ sẽ bình dần thơ cô làm kỷ niệm nhé. Tớ bình từng câu luôn vào đây theo lối hội thoại phản hồi với cô, cứ từng đoạn ngắn sau có thể gom lai cả bài.

Người Việt Nam khách ăn sương thường thích hay lân la các quán đêm ở các vỉa hè, dưới gốc cây to, hay dưới mái hiên. Nhiều nơi gọi là quán cóc. Con cóc là hình ảnh quan thuộc của người Việt ta. Con cóc hay chạy nhảy khắp mọi nơi. Quán cóc là mang hình tượng dễ di động, đơn giản tiện lợi. Tiếng gọi có vẻ bùi bụi chơi bời phiêu liêu lãng mạn tình tứ.

Người trẻ tuổi thích ngồi trên ghế đẩu uống cà phê đá, thuởng thức cốc thạch đen, ăn chè đậu đẹn nói chuyện tán dóc. Quán mở từ sáng tối, kéo dài tới nửa đêm, thậm chí 2, 3 giờ sáng. Nếu chủ quán là một cô gái trẻ sắc nước mặn mà thì quả thật là một tụ diểm hấp dẫn nhất.

Ngày xưa ở Việt Nam tớ cũng hay ngồi quán cóc, say mê tán tỉnh một cô gái và cô ta cũng có những giây phút gần như phải lòng tớ. Cô ta bảo: Anh về mang cái xe máy đưa em đi chơi đi?
Em nói thật đó mà. Tôi trố mắt ngạc nhiên cứ nghĩ cô nói đùa, nên chần trừ lưỡng lự không dám. Không dễ đóng quán lại để di chơi với mình? Nếu bố mẹ cô ta lên thấy quán tự nhiên đóng sẽ tính sao đây?

Một tình yêu, có thể bắt đầu nảy mầm manh nha từ cái quán đêm này. Có thể với chính cô chủ quán hay với một ai đó cũng thích đi chơi đệm cũng thích theo mây gió quạ ăn sương như mình?

Rồi họ lại chia ta nhau không biết từ một lý do gì, chỉ để lại một nỗi buồn man mác trách móc giận hờn:

Xa em rồi, liệu đêm nay giấc ngủ của anh có yên không? Hay anh cũng đang trằn trọc nhớ em? Ở một nơi xa cách, chân trời xa lạ trong chăn gối đệm êm anh đã thỏa lòng với hạnh phúc mới, với cuộc sống thực tại. Anh đã bằng lòng chưa? Chỉ mới lướt qua hai câu đầu nữ thi sĩ đã cho chúng ta biết một mối tình, kỷ niệm đẹp:

“Xa em rồi giấc ngủ yên không?
Chăn gối kia anh có thoả lòng “

Thơ viết theo lối tứ tuyệt không có đối chữ thể thơ mới mà các thi sĩ thời tiền chiến giai đoạn 1932- 1945 thường làm.

“ Có mỉm cười trong cơn ngáy ngủ
Và điều anh ước mộng cao sang.“

Rõ ràng là một lối tả chân, một lối phản đề tự vấn. Cô gái hỏi chàng, hỏi người yêu: Có mỉm cười trong cơn ngáy ngủ? Một lối trách móc kín đáo đắng cay xót xa vô cùng. Có mấy ai đã ngáy rồi còn mỉm cười được, trái với lẽ tự nhiên của quá trình sinh lý sinh học. Giấc ngủ có tiếng gáy là giấc ngủ mê man, tâm hồn chàng lạc vào giấc mộng cao sang có thể là những thoả mãn vật chất? Nếu liên kết với câu đầu xa em rồi, chắc hẳn là chàng buồn lắm còn thương nhớ em lắm. Chàng đã lạc vào cõi động tiên mơ được ôm em chứ…?
Cảm thông với tâm trạng của nữ thi sĩ ,tôi Lu Hà xúc động lắm mà viết rằng:
“Quán đêm hiu hắt êm đềm
Bên kia có lạnh nỗi niềm sầu tư
Chìm sâu giấc ngủ từ từ
Bóng ai vời vợi lừ đừ trăng lên…“

Tôi nhớ lại trong bài Tương Tư Vấn tôi cũng có một tâm trạng tương tự sau khi ngủ dậy:

Đêm qua trằn trọc canh dài
Sáng nay thổn thức mãi hoài hồn thơ
Đào nguyên lạc lối bơ vơ
Thuyền tôi mất lái bến bờ nào đây...?

Có anh bạn trẻ viết với tôi rất thú vị: Với Lu Hà...Cụm từ "khách ăn sương" bây giờ ở Việt Nam có sắc thái nghĩa âm tính chứ không trung tính hoặc dương tính như bạn viết. Bài bạn viết rất hay khiến mình nhớ đến câu hát của một nhạc sĩ nào đó "Tình yêu bắt đầu từ nơi đâu, êm êm một khúc sông Cầu...". Ở thành phố tình yêu có thể khởi nguồn từ một quán cóc vỉ hè...Thật tuyệt, đầy lãng nạn, thơ mộng còn hơn cả đêm trăng sáng bên dòng sông Cầu "nước chảy lơ thơ" kia...

Thật ra cụm từ khách ăn sương mang nhiều ý nghĩa văn học cũng chưa hẳn là khách làng chơi nửa đêm mò mẫm đi tìm gái ở các quán cóc vỉa hè. Đã là tình yêu có thể xuất hiện mọi trốn mọi nơi, ven đê, bờ sông, rạp chiếu bóng, sân chơi, trên đuờng phố, chuyến tàu đêm v. v…Nhưng tớ nghĩ không đâu tho mộng lý tưởng nhất bằng các quán cóc vỉa hè.

Khách ăn suơng hay tiếng quạ kêu sương là những hình tượng mang tính tượng trưng mô tả một tâm trạng buồn giống như anh chàng Trương Kế ngày xưa, văn thơ uyên bác thích đàm luận văn chương. Nhưng than ôi! Học tài thi phận không hiểu sao bị đánh trượt mà trên dường trổ về qua đất Tô Châu có cảm khái bài: “ Phong Kiều Dạ Bạc“:

“  Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền “

Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, dễ hiểu, với nhiều địa danh đầy sức gợi cảm như Cô Tô- gắn với hình ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích... nên thường có các cách giải thích khác nhau về một vài tình tiết khi chuyển ngữ. Tuy nhiên vẻ đẹp thống nhất từ hình tượng bài thơ  đã có nhiều người dịch. Riêng tôi chọn bản dịch của Tản Đà:

“ Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
   Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
   Con thuyền đậu bến Cô Tô
   Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San“

-Lê Hoàng Trúc: TL rất mê bài thơ" Phong Kiều Dạ Bac", mình thích cái lối phân tích của Hà Lu hơn thơ Hà Lu. mình thấy Hà Lu viết văn hay hơn thơ. Hà Lu ơi, sao anh không viết trường ca để đãi TL đi!

Thật ra xưa nay các nhà thơ rất tối kỵ khi đọc thơ nhau, và họ chẳng ưa nhau. Nên mới có các nhà bình luận đứng giữa làm trọng tài cô Trúc ạ. Trong khoảng hơn 6000 ( sáu nghìn bài thơ ) của Lu Hà thì sỏi cát vàng thau lẫn lộn sức mấy cô Trúc và thiên hạ có thể đọc hết. Cho nên có thể những bài hay gieo vần chuẩn ý nghĩa tình tứ sâu sắc thì cô không biết, chả may vớ phải bài lục bát vớ vẩn nào đó thì cô lại đọc chăng? Tớ rất thú vị khi cô Trúc tự nói thẳng ra lòng mình. Cô Trúc cả đời may ra chỉ yêu đươc một hai anh chàng là hết cả đường tình. Nhưng tớ thì có rất nhiều mối tình thật sự oan trái bi ai ngoài đời không phét lác như Phạm Duy đâu. Tớ viết tất cả các cô thành thơ. Bây giờ tóc bạc mà vẫn còn đa tình lắm.
Đa tình cổ hận thiên nan vấn
Lòng gửi trang thơ khối ả tầm.

Còn viết Trưòng Ca là khát vọng của nhiều nguời, có tính chất háo danh. Tớ đã đọc nhiều bản trường ca chưa đạt tình cảm sâu sắc, chỉ là cách khoe khoang chữ nghĩa. Viết ra một lần đăng báo in sách xong là thôi, tan vào cát bụi chả ai hơi sức đâu mà đọc. Anh Chính Nguyên chủ tịch cơ sổ văn hoá Lạc Việt cũng có lần hỏi như vậy? Sao Lu Hà không viết Trường Ca đi? Lu Hà chỉ tủm tỉm cười và không muốn bày tỏ. Vì Truờng Ca theo Lu Hà chỉ là cách khoe chữ nghĩa tài làm thơ thôi, nhưng dọc kỹ nhạt nhão không tạo ra một cảm xúc nào sâu sắc. Nhưng có tài văn thơ viết được Trùồng Ca cũng là giỏi.

Trường Ca là lối thơ dài, không tránh khỏi miên man, trừ cụ Nguyễn Du.Như tớ đã từng đọc Truờng Ca của Phạm Thiên Thư. Khen cho ông cũng chịu chơi, ngồi lỳ dai phông viết.

Cụ Hà Thương Nhân ngày xưa đưọc nữ thi sĩ Huệ Thu nói khích anh có thể viết tặng em 100 câu thơ được không? Và cụ bốc men thơ lên vì cô em gái xinh đẹp cụ múa bút viết thật. Kể ra cụ có tài, nhưng thực lòng tớ không thấy khỏi miên man loãng ý và thơ cũng lạc vần nhiều.Nhưng phải nói trong thiên hạ hiếm người như cụ một khối óc thần kỳ. Ngồi lỳ một chỗ múa bút viết một mạch 100 câu thơ.

À này Trúc nên gọi là Lu Hà cho quen. Cô cứ gọi mãi Hà Lu làm tôi buồn. Tớ có hai trang facebook: Hà Lu và Lu Hà. Cả hai trang thi nhau đăng, tớ cố gắng cho hai trang khỏi chồng chéo lên nhau về bài vở Trúc ạ. Cho nên tớ mê lối thơ du kích, đại dể thấy cô nào thơ hay, xinh xắn dễ thương đáng yêu trên facebook là tớ cảm xúc liền liền.

-Lê Hoàng Trúc: Vì mình thấy các bài thơ của Lu Hà dài đăng đẵng ... cười... chẳng lẽ TL nói sai sao? viết được như thế thì viết dài hơn có khó gì!....

Tớ hiểu đươc tâm trạng suy tư của cô Trúc cũng như thiên hạ nên mới soạn ra khoảng hơn 1400 bài thơ tình ngắn dài chừng 20 câu thôi và đóng thành chùm và khoảng hơn 1400 bài thơ tình dài từ 24 câu trở lên và cũng đóng thành chùm . Nhưng thơ tình tớ cố hạn chế số câu, chỉ có thơ đấu tranh kể tội ai đó hay ca ngợi tinh thần bất khuất của ai đó là viết dài thôi cô Trúc ạ. Vì vậy tớ có lập ra nhiều trang blogs phân phối thơ theo từng thể loại thơ dài thơ vắn cho bạn đọc và các vị văn thi sĩ tiện tra cứu đó.


Vị khách đa tình năm xưa ra đi không trở lại như anh chàng Nguyễn Bính qua một chuyến đò ngang, anh chàng Hàn Mạc Tử mua cam vườn nhà cô thôn nữ. Họ là những khách tình quân biền biệt không hẹn ngày trở lại như mối tình dang dở Quán Đêm. Nàng bỏ thuyền bỏ lái đi lấy chồng, cam đã rụng, bói qủa trái mùa. Chàng trở lại thì bến vắng quạnh hiu, cam xót lại thì cành khô quả héo chỉ còn cam chua thôi chứ không còn ngọt ngào như này xưa nữa. Đường quanh ngõ trúc vắng teo, lối mòn xưa hoa phuợng đỏ rợp trời rụng rơi lả tả nát bét dưới chân khách bộ hành. Nhưng lòng cô hàng nước vẫn chờ đợi chàng Bùi Hàng, bao giờ nguời trở lại bến Lam Kiểu…
“ Đường quanh co nẻo dài năm tháng
Lối phượng xưa hoa nở rợp trời
Ai có về bên ấy ghé chơi
Cô hàng nước ngỏ lời chờ khách.“

Kết thúc bài thơ đọng mãi trong lòng chúng ta  bằng 4 câu 7 chữ lối thơ mới rất hay,vần ôm ở giữa như hai chữ ra- xa. Vô ra, gió xa là những hình dung từ tả một nổi buồn cô quạnh. Chàng xa nàng hay nàng xa chàng là một hiện tại nguyên trạng. Quán đêm thưa lạnh mưa rơi, bóng kiều thơ thẩn vào ra mang một nỗi sầu tương tư vô tận như cánh hoa phượng rơi gió thổi cuốn xa…Nhưng họ vẫn thầm cẩu nguyện cho nhau hạnh phúc. Tình yêu là thế đấy đâu có phải của ăn là của được. Một tình yêu tâm linh nhân hậu vĩnh cửu của con người….

“Xa em rồi quán đêm thưa lạnh
Một bóng đào thơ thẩn vô ra
Mùa phượng này hương gởi gió xa
Cầu mong ai trọn đời êm ấm.“

Để tri ân nữ thi sĩ Lê Hoàng Trúc. Lu Hà tôi, cũng chỉ là đọc thơ cô mà mơ mộng cùng mây gió trăng nước tình người mà thành thơ:

Mái Đầu Đẫm Sương
cảm xúc khi đọc bài thơ “ Quán Đêm “ của Lê Hoàng Trúc

Quán đêm hiu hắt êm đềm
Bên kia có lạnh nỗi niềm sầu tư
Chìm sâu giấc ngủ từ từ
Bóng ai vời vợi lừ đừ trăng lên…

Nhớ nhung lạc lối đào nguyên
Nôn nao tiếng gọi triền miên u hoài
Lô nhô rặng liễu Chương Đài
Lá rung cành gió canh dài mưa ngân…

Bâng khuâng hoa sữa trắng ngần
Cầm tay chén nước bần thần thiết tha
Xa nhau nhìn dải Ngân Hà
Chòm sao Bắc Đẩu quê nhà ta đâu?

Áo dài thơ thẩn chân cầu
Phượng rơi ghế đá mái đầu muối suơng
Tơ lòng sen ngó còn vương
Chiếu chăn nệm ấm phấn hương nhạt nhòa…!

28.9.2014 Lu Hà

Viết ngày 29.9.2014 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét