Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Luận Bàn Thơ Văn Với Thi Sĩ Hoàng Nguyên



Thơ xướng

Một Thoáng Thu Buồn

Chiều tàn nắng nhẹ chiếu đường tơ
Dạo bước Hồ Gươm dạ thẫn thờ
Gió thoảng mây bay hòa điệu nhớ
Sương giăng liễu rủ quyện câu chờ
Bao nhiêu nghĩa hẹn còn dang dở
Tất cả duyên thề chỉ ước mơ
Cảnh cũ hằn in làm nức nở
Thu vàng lá rụng xót hồn thơ


Hoàng Nguyên


Bài thơ đường xuớng họa này tối qua lão phu đâ đọc lướt qua. Nhưng lão phu buồn ngủ qúa và lên giường khò một mạch. Sáng nay thấy nhiều người cũng mê thơ đường không lẽ lão phu lại rửng rưng? Một dòng thơ qúy phái giai tầng trí tuệ cao, lịch lãm thanh tao đã làm cho các thi nhân Việt Nam ta say xưa đắm đuối mấy ngàn năm nay từ bà Hương, ông Xương, cụ Khuyến? Vậy lão phu cũng xin họa lại cho phải phép. Mê thơ đường là dấu hiệu tốt, muốn khôi phục vãn hồi lại nền văn phong văn hiến Việt Nam huy hoàng truyền thống làng xã hương thôn lá lành đùm lá rách, tình làng nghĩa nước của dân tộc ta tưởng như nửa gìa thế kỷ bị nền mạo hóa giun dế phản động Mác - Lê - Mao chà đạp vùi lấp. Một hiện tượng rất đáng mừng! Rất đáng mừng!

Trách Lão Ông Kia

Trách lão ông kia rối chỉ tơ
Bao phen lận đận khói hương thờ
Trầm luân bể khổ đời mây đợi
Giông tố sông tình kiếp gió chờ
Ngọn lửa lòng dâng hồn hụt hẫng
Giá băng tim héo mộng huyền mơ
Dấu bèo lưu lạc đài sen nhớ
Lá rụng thu sầu vọng tiếng thơ

31.8.2015 Hà Lu



-Hoàng Nguyên: Đệ cảm ơn anh Hà Lu rất nhiều đã luôn đồng hành chia sẻ họa thơ cùng em em chúc anh tràn đầy niềm vui và hạnh phúc nhé


MỎI TRÍ
(nđt)
Ngũ độ thơ đường quả lắm thanh
Làm cho mỏi trí dạ cam đành
Tìm ngôn ghép chữ sao cầu cạnh
Chọn tứ gom vần nghĩ quẩn quanh
Vận lẫn sai từ yêu phải tránh
Niêm nhầm lạc ý nữu rèn ganh
Còn thêm luật đối vùi bi cảnh
Ngũ độ thơ đường quả lắm thanh

Hoàng Nguyên


Mộng Hoài Vương
họa thơ Hoàng Nguyên: Mỏi Trí

Hoàng hạc bay rồi quạ thất thanh
Trích tiên đi hẳn nỡ sao đành
Tám câu tình nghĩa còn trăn trở
Năm sáu chữ vàng lại lấn quanh
Thôi nhé được thua bao kẻ sĩ
Tranh dành hơn kém tiểu nhân ganh
Đường thi chìm đắm sông trăng tỏ
Hương khói mơ màng hội đạp thanh!

2.9.2015 Lu Hà


-Hoàng Nguyên: Em cảm ơn ạnh rất nhiều đã ghé thăm họa thơ cùng em , bài thơ anh họa rất hay, Hoàng Nguyên em kính chúc anh luôn an lành manh khỏe tràn đầy niềm vui mỗi ngày anh nhé!

-Mộng Cô Cô: Sao không là Thủ Vĩ Ngâm như bài Xướng nhỉ?

Theo tớ ta cứ tự thả lỏng lòng mình mà trang trải miễn là họa theo đúng năm vần của bài thơ xướng và nên tránh dùng lại chữ của tác giả bài xướng. Ví dụ như Hoàng Nguyện viết: nghĩ quẩn quanh thì Lu Hà không nên dùng lại chữ quẩn, mặc dù chữ quẩn là đắt nhất trong bảng ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông đại chúng liền với chữ quanh, quẩn quanh, loanh quanh, vòng quanh v. v... Tìm một chữ vần trắc rất khó ngoài chữ quẩn. Vì vậy lão phu viết là: lại lấn quanh. Trừ trường hợp tắc tỵ bí chữ thì được phép dùng lại cả bài tối đa 2 chữ trong 8 câu. Thơ đường chỉ có 56 chữ thôi mà mình còn dùng lại của người ta thì còn gì là vui họa thơ nữa?

Còn gọi thủ vĩ ngâm nghĩa là đầu đuôi ngâm nga cùng một câu do các thi nhân tự đặt ra, lại dùng tiếng Tàu thủ vĩ cho văn chượng thày đồ  đó thôi. Tớ không muốn rập khuân theo tác gỉa. Tớ cứ trải lòng tớ như tớ nghĩ. Ai đó hứng lên giỏi luật thơ am hiểu chữ nghĩa phép đối thơ đường, phân tích hết ý nghĩa thâm sâu bài đường thi của lão phu thì phải coi là những bậc cao niên, túc nho, sành nôm hói trán tao nhân mạc khách. Đúng ra tớ muốn viết câu cuối: "Huơng khói mơ màng hội yến anh" Nhưng dùng chữ "anh" thay cho chữ" thanh " thì còn đâu là họa thơ của chàng Hoàng Nguyên nữa? Các cô Hồng, Nga, Thanh, Tuyết, Nguyệt, Đào v. v… sẽ kiện tớ.

Trong đường thi cái anh thủ vĩ ngâm nghe còn được. Tớ vui lắm, nếu là thơ đường nhưng tớ ngán nhất cái anh thi đường thuận nghich vì đọc lên, tớ không thấycó cảm xúc gì nhiều chi cả. Ai đó hứng lên làm một hai bài thì đựợc nhưng có người cả một cụm 10 bài thất ngôn bát cú liên hoàn hay gọi là  thất thập liên hoàn bát cú vận mà vị này cũng hì hục đảo nghịch vần từ dưới lên trên. Theo tớ chẳng có gì đáng gọi là thơ chỉ thấy câu chữ gò ép nối tiếp nhau chán lên tận mang tai, tớ ngáp hoài nhưng người ta như ma men cứ hăng làm và nhiều người vỗ tay trầm trồ tán thưởng.  Có lẽ trong qúa trình xoay xở câu chữ bộ não vị đó phải làm việc nhiều tạo nên hiệu ứng nghiện chăng? Theo tớ vì vẫn bài đó đảo qua đảo lại thi vị khô khan mạch thơ không tự nhiên. Rõ ràng là gò ép cưỡng bức chữ nghĩa cho vần cho đúng niêm luật chỉ là trò chơi chữ cho khỏi nhàm chán để giết thời gian vô bổ chả biết làm gì trong làng chơi thơ của các tâm hồn thi nhân tàn héo, nhất là các ông gìa nhà ta sợ xơ não lão hóa tế bào não, muốn rèn luyện trí thông minh, sợ mình bị bệnh lảng quên lẩm cẩm ( altheimer, mà rửng mỡ bày ra trò đường thi thuận nghịch cho vui thôi, tự an ủi mình trong cảnh thu tàn lá rụng lúc buổi xế chiều tà duơng khuất núi cho riệng cá nhân ta hay các fun thích như vậy. Và cũng muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết cái tài ghép chữ, xếp chữ, phu chữ, xe chữ, hay chữ của mình. Các cụ cao nho thi đường Tàu - Việt nghìn năm nay, theo tớ chả ai dỗi hơi thừa thời gian đâu mà gò chữ nhạt phèo nhự con cháu là người Việt Nam ta bây giờ? Tự dưng nghĩ ra mẹo văt làm thơ đường thuận nghịch để giải khuây.

Thơ chú Hoàng Nguyên hay lắm. Cứ điểm mặt văn khôi Việt Nam có mấy ai sáng sủa đạo mạo như chú đâu? Nhưng anh vẫn là anh Lu Hà, chú vẫn là thằng em Hoàng Nguyên. Anh có chủ trương của anh, chú có chủ truơng của chú. Mỗi người nên tạo ra phong cách riêng biệt của mình . Anh không thích ở Việt Nam làm thơ theo lối kinh tế thị trường định nghĩa xã hội chủ nghĩa như các kiểu thơ tự do vô thưởng vộ phạt bảo rằng cho dễ bày tỏ cảm xúc tình cảm? Theo anh là ngụy biện bao che cho cái kém cỏi của mình. Làm thơ theo kiểu ông Mao, ông Chinh, Hữu, Thông v. v…: Ta là thượng đế, ta là ngọc hoàng, ta ra lệnh cho núi cúi đầu, cho sông ngừng chảy hay bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Thơ ca ngợi gân bắp ngu xuẩn mà không ca ngợi tâm hồn trái tim trí tuệ.

 Vì vậy thấy chú Hoàng Nguyên rèn luyện thơ đường anh hoan nghênh ủng hộ.

Nhưng riệng khỏan thủ vĩ ngâm hay nói nôm na đầu đuôi giống nhau theo anh lại thích giữ lại vận (như đây là vần bằng ) ngoài ra tự anh phá cách biến đổi không theo quy tắc chung. Kiểu của anh tạm đặt cho nó cái tênlà: Thủ Vĩ Vận. Nghe chưa cũng tàu cũng nho ra phết đấy chứ? Đằng ấy thủ vĩ ngâm thì tớ thủ vĩ vận. Tự do sáng tạo mà. Lúc này chỉ có 1 Lu Hà thích thủ vĩ vận, sau sẽ có nhiều nhiều say, một đồn mười, muời truyền trăm cứ theo cấp số nhân thì ở Việt Nam lại xuất hiện thêm một kiểu thơ đường thủ vĩ vận của thi sĩ Lu Hà hoành tráng bên thủ vĩ ngâm của Hoàng Nguyên.

Nếu lão phu viết là:
Câu đầu :“ Hoàng hạc bay rồi quạ thất thanh
Câu cuối lại: Hoàng hạc bay rồi quạ thất thanh “ Là thủ vĩ ngâm.

Còn lão phu viết khác đi:
Câu đầu: “ Hoàng hạc bay rồi quạ thất thanh
Câu cuối “ Hương khói mơ màng hội đạp thanh! “ là thủ vĩ vận

Ngày xưa vì qúa mê cái anh thơ đường này, tớ cũng thích họa lại thơ người khác, tớ còn lấn sang họa cả thơ lục bát, thơ 7 chữ. Sau thấy có cái gì đó mặc cảm là mình làm vậy có khác chi nhai lại chữ của người đâu? Tớ có họa lại vài bài lục bát của Mai Hoài Thu. Sau tớ cũng bày tỏ lòng mình công khai vào trang Mai Hoài Thu: Mình là đấng trượng phu mày râu tu mi nam tử họa thơ lục bát có khác chi hớt lại chút váng thơ bọt thơ, huơng thơ của cô Thu? Anh Hạnh Dương phản đối ý nghĩ này của tớ: Sao Lu Hà lại bảo nhai lại chữ như bò nhai lại bã mía voi? Nhiều người họa thơ lục bát có khi còn hay hơn cả bài xướng. Nhưng tớ vẫn không vui mà thích làm thơ cảm tác thơ cảm xúc như khi đọc bài thơ ai đó mình cảm xúc thành bài thơ ý nghĩa nội dung có thể hơi giống tác gỉa hoặc ngược lại đống cảm ca ngợi hay phê phán nhạo báng mỉa mai . Một cơn gió thổi, một tàu lá rụng, một cái ho, cái xịt mũi, cái gãi của cô kiều nữ nào đó thậm chí vô tình nghe thấy tiếng ho hen  cô lên cơn xuyễn hay cô vén váy chổng mông trắng hếu ra cô tè ngoài đường, tôm cá nhảy lên lách tách kiến cỏ chạy kìn kịt hay cả khi cô đánh rắm tớ cũng có thẻ cảm xúc cảm tác thành thơ. Không nhất thiết cứ phải tình ái chan chứa mà là thơ trào phúng, chế nhạo vui cười  v. v...

Cám ơn chú Hoàng Nguyên đã khen bài họa của anh. Anh rất thích tính chú. Thật ra anh không quan tâm lắm thơ phú giới mày râu làm ra. Có lẽ anh có máu dê thích đàn bà con gái nên anh hay nghiền ngẫm thơ các nàng làm ra. Cô nàng nào xinh tươi, thơ phú lại hay rên rỉ khát vọng gợi ngọn lửa lòng của anh, làm cho trái tim anh hồi hộp dao động cộng hưởng mà cung đàn của anh rung lên bần bật là anh hới hả hoan hỉ cảm tác, cảm xúc liền theo cái giọng điệu của riêng anh dành cho từng nàng. Ngày xưa có anh Hàn Thiên Lương bên trang Quán Thơ chị Huệ Thu  là truờng hợp ngoại lệ. Tuy  là đàn ông đàn ang với nhau anh cũng thích thơ anh Hàn Thiên Lương. Mới đầu anh tưởng là một cô thiếu nữ, nên anh phấn khởi lắm, sau lại lòi ra là một ông già trên 70 tuổi gần 80 tuổi từng là giáo chức sĩ quan miền Nam cộng hòa.  Đọc thơ thơ anh Hàn có nội tâm sâu sắc làm anh vui cảm xúc ra thơ liền.

Nay ở trang Facebook cái khoản thơ đuờng của chú cũng là trường hợp ngoại lệ. Anh thấy chú mê thơ đường thơ chú hay và họa thơ chú cho vui. Ngoài ra vì tình huynh đệ anh mới bàn luận với chú về thơ đường nói riệng hay các thể thơ khác nói chung. Người khác chả ai muốn bàn luận hay viết ý kiến như anh. Thứ nhất họ sợ mất lòng và sợ bạn đọc có ý nghĩ khác mình tự ái hay phản bác. Bản tính người Việt mình không thật thà, hay nói dối dĩ hòa vi qúy mũ ni che tai. Không có chủ kiến sợ mất lòng, a dua kém sáng tạo nhưng hay khen vút đuôi để lấy lòng nhau. Đọc một bài văn bài thơ khen chê không đúng chỗ.

Thứ hai là thơ văn của tụi dư luận viên văn thi sĩ bồi bút sẽ có hàng ngàn Chí Phèo thị Nở bần cố nông cốt cán tranh nhau nhấn chuột. Những clip khiêu dâm lạ mắt thì thiên hạ tranh nhau xem. Những bài thơ nhạt nhẽo như khoai lang cơm nguội cũng tranh nhau like. Nguợc lại những áng thơ tuyệt tác vượt không gian thời gian thì không cảm thụ tiêu hóa nổi mà thờ ơ lãnh đạm. Ngâm thơ phổ nhạc phổ linh tinh theo cảm tính không có cảm hứng trình độ nghệ thuật cao chỉ vì cả nể hay muốn có tí chút danh vọng tiếng tăm thiên vị tình cảm riêng thân xơ, luơng tâm cảm hứng không trung thực thiếu công bằng.

Anh viết ra để chú nghiên cứu suy tư của anh. Nếu không viết ra thì làm sao chú biết là trong đầu anh Lu Hà có ý nghĩ như vậy, có thể đúng có thể kỳ lạ kỳ cục chả giống ai mà chú từng quen biết. Chúc chú vui tâm hồn bay bổng nhiều sáng tác thi đường.

4.9.2015 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét