Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Bàn Về Chuyện Tiếu Lâm Đại Hội Nhà Văn thứ 9 năm 2015 ở Hà Nội



Đọc mà ôm bụng cười, sặc sụa nước mắt nước mũi trào ra dàn dụa. Chuyện tiếu lâm của bác Paul hay qúa. Vậy xin cảm tác ra mấy vần thơ tếu táo cho vui.

Nhà Thơ Áp Mái
Trào phúng theo phiếm luận của Paul Nguyễn Hoàng Đức

Châu mai phùn phụt cháo lòng
Tiết canh hành tỏi dòng dòng tuôn ra
Thần đồng khét tiếng sơn hà
Nhà thơ Áp Mái la đà trời mây


Chí Phèo Thị Nở ngất ngây
Xu hào bắp cải ngập đầy miệng ông
Oai phong vỗ ngực khoe lông
Nobel giải thưởng tồng ngồng đười ươi

Quyền cao chức trọng xì hơi
Thuốc lào rắm vặt lả lơi bướm hồng
Phen này hội thảo lên đồng
Xôn xao văn giới một chuồng rau tươi

Vênh vang chúng ngả ngớn cười
Rượu hoa phóng sự chuột dơi gật gù
Nôn nao mẹ đĩ bố cu
Truyền hình báo chí vi vu phỉ tình

Loan tin khắp cả hành tinh
Đỉnh cao trí tuệ đăng hình mặt mo
Túi da ba góc lỗ to
Luồn sâu cái mỏ chú cò Việt Nam.

7.1.2016 Lu Hà


Thơ phú là nỗi niềm tâm sự trang trải của trái tim và tâm hồn từ những vui buồn đắng cay mà mình phải trải qua. Thật ra thơ là tiếng nấc của những linh hồn bị chà đạp khổ đau trên đường đời, những mất còn thua thiệt những hy vọng thấp thỏm những bi ai cùng cực của bản thân hay của đồng loại mình. Thơ không có chỗ đứng cho những người quyền cao chức trọng háo danh tham quyền cố vị giàu sang ăn chơi phè phỡn. Làm thơ phải có tâm hồn ngay thẳng cái đáng yêu thì bảo là yêu, cái đáng ghét thì bảo là ghét. Như bài thơ Lời Mẹ Dạy của nhà thơ Phùng Quán theo tớ là một tuyên ngôn về thơ. Ông Quán viết theo thể tự do, tớ nghiên cứu lại cảm xúc ra song thất lục bát cho có quy củ vần điệu. Viết văn anh có thể vào trường đại học tổng hợp văn hay du học ở nước ngoài. Cứ học chăm chỉ miệt mài cho mòn đũng quần thì anh có thể viết văn đúng chính tả, ngữ pháp và có thể viết hay hoa lá cành. Nhưng làm thơ không có trường đại học nào dạy nổi. Có dạy thì chỉ đại loại như thơ đuờng cho đúng luật, thơ lục bát hay thơ tự do chung chung vài cái thủ thuật bếp núc về nghệ thuật làm thơ mà thôi. Nếu có truờng dạy về làm thơ, nhưng khi ra trường chưa chắc đã là một nhà thơ đúng nghĩa. Thơ có thể coi như một thiên phú một cái nòi thi sĩ trời sinh ra. Tất nhiên thi sĩ phải khổ luyện đọc nhiều, suy tư nhiều chứ không ai một đêm ngủ ngày mai dậy là có thể nghĩ mình là nhà thơ. Kẻ bất tài háo danh luôn tự an ủi chỉ cần một bài thơ thôi đủ thiên thu bất hủ .

Người Chân Thật
chuyễn thể thơ tự do của Phùng Quán: Lời Mẹ Dặn

Cha tôi mất năm tôi hai tuổi
Mẹ thương thôi mà tội má hồng
Suốt đời ở vậy không chồng
Chăn tằm dệt vải phòng không bóng người

Mẹ mong đợi tả tơi ngày tháng
Tôi lớn dần thầm lặng trôi qua
Thời gian đằng đẵng mái nhà
Nhớ hồi năm tuổi xót xa nghẹn ngào

Tôi nói dối lệ trào đôi mắt
Lòng mẹ buồn tím ngắt chiều thu
Phút giây vĩnh biệt vì sao
Cha còn gắng gượng thì thào tàn hơi

Nuôi dạy Quán thành người chân thật
Thế mẹ ơi! Chân thật là gì?
Khóc cười vui thích tùy nghi
Ghét yêu thì nói quản chi thâm thù

Chớ nói ghét thành yêu oan nghiệt
Chớ nói yêu thành ghét con ơi!
Ghi tâm khắc cốt nghe lời
Làm người chân thật trọn đời sắt son

Nếu ai hỏi khi con khôn lớn
Bé yêu ai vẹn trọn từ nay ?
Rằng: người chân thật thẳng ngay
Khinh thường lường gạt đổi thay lợi quyền

Họ cười nhạt chớ nên con vẹt
Học lời ai phọt phẹt bé con
Thờn bơn méo miệng bảo tròn
Rỉ tai lôi kéo nước non lập lờ

Lời mẹ dặn in tờ giấy trắng
Tâm hồn tôi từng chặng ai hay
Tự mình rèn rũa thẳng ngay
Nguyện thề chân thật đắng cay thành người

Chờ đợi mãi hai mươi lăm tuổi
Bé mồ côi được gọi nhà văn
Dù bao chướng ngại cản ngăn
Con đường kẻ sĩ khó khăn chẳng lùi

Tôi nhớ mãi ngậm ngùi mẹ dặn
Đời văn nhân lận đận xiết bao
Dù ai đè cổ kề dao
Ghét yêu minh bạch chẳng nao núng lòng

Dù mật ngọt thong dong sự nghiệp
Bả công danh chắng khiếp đảm tôi
Đảo điên chót lưỡi đầu môi
Trắng đen lẫn lộn tanh hôi lợi quyền

Sét có nổ xé nghiền thân xác
Giấy bút tôi tan tác bơ vơ
Dao tôi khắc đá thành thơ
Nghìn năm còn đó chẳng mờ dấu phai

11.8.2015 Lu Hà


Lem Luốc Mặt Ai

Nhuốc nhơ lem luốc mặt ai
Hội viên văn sĩ độc tài hại dân
Tiết canh lòng lợn đòi phần
Hai vòng thòng lọng tinh thần đảo điên

Văn chương mùn thớt tuyên truyền
Rỉ tai mã tấu bạc tiền hư danh
Chí Phèo Thị Nở thong manh
Tối tăm nhồi sọ củ hành mắm tôm

Vần vè lông lá chồm hôm
Đỉnh cao xã nghĩa ôm đồm chủ trương
Trường Chinh sao chẳng chán chường
Lan Viên Tố Hữu ễnh ương kêu hoài

Bóng ma Xuân Diệu đêm dài
Hoài Thanh bình láo điếc tai nhân loài
Theo chân Hữu Thỉnh loai choai
Vịt gà ngan ngỗng báo đài hò reo

Tình thương giai cấp cheo leo
Nhân sinh củ nghệ thuật mèo chó dệ
Lên đồng tập thể ê chề
Trăm hoa đua nở não nề khổ đau

Kỷ nguyên cờ đỏ phai màu
Búa liềm han rỉ tranh nhau phất cờ
Mào gà vỏ lựu lờ đờ
Tìm đâu trinh bạch dật dờ hồn thơ.

8.1.2016 Lu Hà


Làm thơ viết văn còn giai cấp tính đảng tính nghệ thuật vị nhân sinh lấy quần chúng nhân dân lao động tầng lớp xích lô ba gác cửu vạn mà phục vụ thì còn thơ văn quái gì? Những người nghèo khổ khốn cùng này họ không cần nhiều văn thơ mà họ cần no cơm ấm cật có ruộng đất trâu cày mà trồng lúa, muốn có quyền tư hữu tí tài sản để lại cho con cháu là họ mừng rồi. Thơ văn là lãnh vực siêu tinh thần của tao nhân mặc khách trí gỉa. Vì vậy phải là nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông Hải Triều ăn cái gì mà ngu thế cứ cãi chày cãi cối. Anh chàng thơ xếp chữ Hoài Thanh cũng nghệ thuật vị nghệ thuật rồi bổng dưng quay ngoắt 180 độ, cũng a dua văn thơ phải phục vụ mục đích chính trị. Thành ra nửa già thế kỷ nay Việt Nam hoàn toàn không có văn học nghệ thuật chính danh vương giả đúng đạo làm người gọi là có luơng tâm nhân phẩm văn dĩ tải đao. Thơ văn xã hội chủ nghĩa là  thơ văn bá đạo, ngụy thơ nguỵ văn, dòng văn học dối trá bịp bợm lèo lá phản dân tộc phản tiến bộ.

Trí giả văn nhân làm ra văn thơ và hướng dẫn cả một dân tộc đi lên. Nông dân lao động nhờ vậy mà chịu ảnh hưởng truyền thống văn hóa lành mạnh sẽ thấm dần từ từ như mưa lâu thấm đất.

Theo tờ ở Việt Nam thời tiền chiến và sau năm 1954 chỉ có mấy ông đáng mặt văn sĩ như Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Tản Đà, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Hồ Dzech, Hàn Mạc Tử, Đinh Hùng  và vài vị khác nữa thôi. Nhưng họ đều bị giết chết, hay chết non chết yểu hay bị vu cáo là nhân văn giai phẩm và người ta đôn mấy ông Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi v. v... lên cao.  Theo tớ tụi này không đáng gọi là văn sĩ, một loại văn sĩ ma giáo dở ngô dở ngọng chả tích sự gì chỉ giỏi nói láo ăn hại tốn cơm dân. Thơ như dấm chua sai vần lạc điệu, ý tưởng que kệch nghèo nàn nhưng thiện hạ vì sợ nhà nước bắt tội bỏ tù sợ bị liên lụy nên cứ bịt mũi khen hay. Mới đây xuất hiện một thi sĩ đầu gà óc bã đậu chôm chỉa thơ văn của khách thập phương lai vãng cảnh chùa thơ hàng phở cháo lòng tiết canh thịt chó húng lìu đuợc ông Hoàng quang Thuận gom lại cho in, nghe nói còn lăm le nhờ đại sứ quán hội nhà văn Việt Nam gửi đi tranh giải Noel thế giới mới gớm ghê.

Việt Nam này là một đất nước ngu muội kỳ quặc nhất thế giới kể từ ngày xuất hiện nhân vật Hồ Chí Minh gì đó và cái hội kín hay đảng của ông ta. Mọi gía trị bị đảo lộn tốt thành xấu và xấu thành tốt . Tớ đơn cử một ví dụ nhỏ như hát nhạc vàng hay nhạc sến chẳng hạn. Là dòng tân nhạc trữ tình giai điệu trầm buồn mang âm hưởng dân ca. Miền Nam coi dòng nhạc này qúy như kim loại như kim cương như vàng. Chù yếu ca ngợi tình yêu nam nữ quê hương làng xóm, cha mẹ ông bà tổ tiên. Trong khi đó thì ngoài bắc trước năm1975 vu khống là nhạc Mỹ Ngụy tâm lý chiến nhạc đồi trụy. Đồi trụy dâm dê trụy lạc thác loạn ở chỗ nào thì anh không chứng minh được? Trong khi ngã Trịnh Công Sơn hát nhạc đám ma rên rỉ mục đích phản chiến làm tan rã quân đội cộng hòa thì lại ca ngợi phong hàm thiếu tá cho Trịnh, đặt tên phố tưởng niệm có phải lố bịch không? Văn thi sĩ chính danh thì  bị bỏ tù, văn sĩ  hạng tôm tép cóc nhái thì nâng lên ghế ngồi cao ngất. Anh chàng Xuân Diệu là một ngã Pê đê đồng bóng toàn chôm chỉa thơ Pháp chuyển dịch sang thơ Việt dạng dễ làm nhất là thể 8 chữ thì phong là hoàng tử thơ tình. Trong khi chính Diệu là đốt tất cả dưới đảng kỳ để làm một bồi bút chuyên đánh bóng ca ngợi cách mạng ca ngợi lãnh tụ thổi bùng ngọn lửa căm thù giai cấp đấu tố địa chủ khuyến khích chém giết. Diệu làm vài bài thơ tình cóc ghẻ thuổng lại của người ta có gì là ghê gớm lắm đâu mà Hoài Thanh gọi là hoàng tử ái tình?

Bác Paul sành về môn triết học hiện sinh. Chắc bác hiểu rất rõ về đạo đức chủ nhân ông và đạo đức nô tài, nô lệ. Đạo đức chủ nhân ông là thuộc về các triết gia, văn thi sĩ và các nhà khoa học. Họ tự làm chủ vận mình của mình và dẫn dắt xã hội. Còn đạo đức nô tài, nô bộc, nô lệ là chỉ cần no cái dạ dày, có cơ hội thì mánh lới xun xoe nịnh bợ để ngoi lên, không có khả năng suy tự chỉ sống phụ thuộc theo chỉ dẫn của người khác, đợi chỉ thị từ trên đưa xuống. Cả nước Việt Nam theo nền đạo đức nô lệ, phụ thuộc vào Tàu về kinh tế. Một nước Tàu rệu rã mục nát đang trên đà trượt dốc. Thằng Mỹ nó ranh, nó biết tỏng anh Tàu gian hùng quen ăn cắp công nghệ, làm hàng nhái. Nó nhắm mắt lờ đi nó khinh nó cười thầm. Thằng Mỹ nó chỉ cần nuôi dưỡng lương tâm nó trong sạch. Nó lại nuôi dưỡng anh Tàu phình to ra như con ễnh ương rồi nó chích một cái kim nhỏ vào thị truờng chứng khoán đầu tư, các nguồn tài sản ăn cuớp của dân tẩu tán ra nước ngoài, nó đóng băng tài khoản lại, nó chế tài thì chỉ còn nước mà cha con ôm nhau ngáp ngáp. Cộng sản lại nương náu nhờ con ễnh ương đó bảo vệ che chở thì tiêu là cái chắc. Dân hèn thì chờ đợi Mỹ mang tự do dân chủ cho mình. Một dân tộc Đai Lãn lười suy nghĩ há miệng chờ sung.

-Nguyễn Văn Hùng: Khai dân trí. trấn dân khí, Hậu dân sinh. Ngẫm mà thấy cụ Phan Châu Chinh có lý. Và nếu bao giờ giáo dục không có nhân bản, khai phóng và được tự trị thì Còn khổ dài dài. cháu đọc mà thấy đau, Đúng là không đánh mà đau!
Câu nói của cụ Phan Chu Trinh luôn luôn có gía trị, Hà mỗ chỉ xin mở rộng thêm: Khai đảng trí, xóa đảng khí, tăng dân trí, vực dân khí, hậu quốc sinh, mở dân chủ, đòi tự chủ, thuận theo xu thế thời đại.

8.1.2016 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét