Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Nỗi Buồn Thiên Thu Vạn Cổ Của Thi Sĩ Lu Hà



 
Thiên hạ họ khinh thuờng thơ  anh hay sao, mà không ai thèm ngâm cho vài bài, buồn chán cho cái đời này lắm Hiền Châu ơi!

Đợi Chờ Trăng Chín
cảm xúc với Hiền Châu: Trăng Cuối Mùa Sắp Rụng


Tim hồi hộp đợi chờ trăng rơi xuống
Chín mõm mòm bao ngày tháng hư hao
Đóa hồng nhung ngào ngạt bướm xôn xao
Giơ tay đón bụi phấn bay lả tả

Lửa rừng rực nghe cõi lòng chan chứa
Cái oanh vàng thỏ thẻ nhé yêu em
Bờ môi xinh mấp máy vẻ nư thèm
Sương man mát hỡi thiên thần vệ nữ

Tóc mây xõa đôi bóng hình ẻo lả
Đối diện nhau sao giống thế Hiền Châu?
Trăng dàn dụa soi sáng cả tinh cầu
Mưa lã chã mái hiên nhà thánh thót

Cung đàn chậm gió hương tàn lần chót
Rồi chia tay miền biển lạnh sầu ly
Để ngàn thu nuôi mộng đẹp diệu kỳ
Chàng cát sĩ Lu Hà đang thầm gọi

Đừng vội vã men say tình chới với
Bởi kiếp này chỉ có một mà thôi
Còn ai nữa trái tim đập bồi hồi
Trong đêm tối bến sông hồn chết đuối

Bình minh sáng tiếng đời kêu la lối
Dậy lên đi để được sống làm người
Trong đắng cay hãy giữ trọn nụ cười
Thành cát bụi chớ đừng tuôn nước mắt !

19.8.2015 Lu Hà

-Hiền Châu: HC thích lắm bài thơ này...Vừa hình tượng đẹp,màu sắc và cả cung bậc âm thanh réo rắt như suối nhạc vậy ạ...Cảm tình thi sĩ!Hiền


-Lu Hà: Hiền Châu có biết nhạc lý không? Hay là phổ nhạc vào bài anh vừa mới làm và tự hát lên đi. Toàn bài có 6 khổ thơ hay chỉ phổ 5 khổ thôi cho ngắn tròn 20 câu. Nếu phổ nhạc trọn bộ là 24 câu. Theo anh chỉ có 24 câu bình thuờng thôi không dài lắm đâu

-Hiền Châu: Ý của Lu Hà rất hay, tiếc là HC không rành nhạc lý lắm...Nhưng có thể ngân nga theo cảm xúc riêng mình được...

-Lu Hà: Không phổ nhạc thì ngâm. Chính ra thơ không nên phổ nhạc làm mất cái gía trị của thơ đi. Những bài thơ lủng củng sai vần lạc điệu như kiểu Trịnh Cộng Sơn, mới nên  cần phố nhạc như bát canh thiu cần gia vịt húng lìu tương ớt vậy. Những bài thơ hay là những bài cứ để nguyên xi như vậy mà ngâm vì các thanh dấu tiếng Việt các cung bằng trắc ( trầm, trung, bổng ) tự nó đã là các nốt nhạc Á Châu rồi cần gì phài mượn đồ rê mi la xon xí gì đó của Tây Âu cho rách việc? Thế mới gọi là tao nhân mạc khách xướng vịnh hay ngâm nga. Ngày xưa chưa có người Pháp mang nhạc Tây đến các cụ nhà ta đã tự hát theo đủ làn điệu bằng thơ, giới qúy tộc thì có bộ môn nhạc cung đình. Má con nhà Hồng Vân hay Hoàng Đức Tâm ở Việt Nam đang độc quyền món nhạc cung đình này thì phải?


-Hiền Châu: Món Ngâm thì HC làm được Lu Hà à! Hiền Châu Lu Hà hiểu biết nhiều..Phục quá!


-Lu Hà: Theo Lu Hà nghĩ những bài thơ tuyệt tác rất khó phổ nhạc, nhất là thơ song thất lục bát. Nếu ngâm được thì tuyệt cú mèo giữ được âm hưởng thi vị của ngôn ngữ tiếng Việt. Thế nhưng những bài thơ ú ớ hội tề vịt giời vô nghĩa chả có trữ tình làn điệu vần điệu gì, cao sang quái gì, quê một cục,  nhưng nếu phổ theo nốt nhạc Tây vào và gặp giọng hát tốt khéo uốn éo luyến láy thì của vất đi nhôm đồng sắt rỉ cũng thành của qúy. Ví dụ: như nhạc đám ma của Trịnh công Sơn vậy. Làm thơ hạng bét như thơ tự do có khi lại  càng dễ phổ nhạc Tây hơn thơ đường, lục bát, tứ tuyệt. Vậy thơ hay, tốt nhất cứ để nguyên xi mà ngâm chớ nên  phổ nhạc làm hỏng gía trị bài thơ đi. Lợn lành chữa thành lợn què. Một bài thơ đàng hoàng phong vị ngâm nga còn hay bằng vạn lần cũng bài thơ ấy phổ sang nhạc Tây rồi nhảy nhót quay cuồng điên loạn chả ra sao cả.


Ngày Mai Đó
tâm sự với Hiền Châu

Tôi khao khát một ngày mai đó
Hồn thơ say chan chứa khúc ngâm
Dịu xoa nỗi nhớ âm thầm
Từng đêm trằn trọc lâm râm mưa phùn

Nghe tiếng nấc lun phun gió thổi
Cả khung trời đắm đuối thiết tha
Lung linh kìa dải ngân hà
Tuyết pha dáng ngọc mặn mà thân yêu

Hồ Trúc Bạch yêu kiều dạo gót
Phố Bích Câu thảng thốt không lời
Điệp hồ cánh trắng lả lơi
Hương sen lãng đãng hỡi người thần tiên

Tim xao xuyến thuyền quyên thục nữ
Phút đê mê bả lả tay đàn
Bâng khuâng mặc khách thế gian
Thanh mai trúc mã lệ tràn bờ mi

Cung bằng trắc thầm thì thỏ thẻ
Cái oanh vàng thủ thỉ tri âm
Lửa lòng sôi sục sóng gầm
Hải Âu vỗ cánh đầm đầm châu sa!

22.8.2015 Lu Hà

-Lu Hà: Hiền Châu ơi! Ví dụ như bài thơ này viết theo lối dạ cổ hoài lang để hát vọng cổ hay ngâm nga. Các cung bằng trắc xoắn xuýt vần điệu nhịp nhàng có khác chi một bản nhạc đâu? Cứ để thế mà ngâm còn giữ được phong vị của bài thơ khao nhát nhớ nhung tình ái. Bây giờ mà phổ nhạc vào là vất đi cả bài thơ rồi. Cho nên thơ Việt có bài dù hay là chỉ hay khi nó còn là thơ, còn biến nó thành bản nhạc sẽ làm bài thơ trở nên kịch cỡm lố bịch.



Sáng nay Lu Hà có chat với nữ sĩ Mai Hoài Thu và Lu Hà vội khoe với nữ sĩ: Nếu Thu không muốn phổ nhạc vào thơ anh mà Thu ưu tiên tấm lòng trái tim  mình cho người khác cũng không sao. Anh đang động viên cô Hiền Châu ngâm thơ anh cho anh vui. Anh chả cần tiếng tăm danh vọng quái gì phải cỡ như Hồng Vân hay Hoàng Đức Tâm ngâm mới hiển hách vẻ vang. Gọi là cây nhà lá vườn Hiền Châu ngâm cũng hạnh phúc cho anh lắm rồi. Giá như anh sinh vào thời Tản Đà Nguyễn Bính làm được bài thơ tình nào thì anh ra phố ả đào Khâm Thiên đó, chi cho các nàng ít tiền và các nàng ngâm thơ anh đủ các làn điệu và anh ngồi gõ phách đánh trống cũng sướng cái đời.  Anh thấy trên Facebook mấy cô làm dâu xứ Đài Loan nhớ nhà ngâm thơ cũng tuyệt vời nghe mà rơi nước mắt. Chả cần giàn nhạc hoành tráng làm gì? Chính các cô ấy ngâm còn làm Lu Hà huynh  xúc động ứa nước mắt và cảm xúc ra thơ. Còn cỡ như Hồng Vân, Thái Thanh, Bạch Tuyết, Kim Cương gì gì đó v. v...Có ngâm dã cổ họng sùi bọt mép ra, Lu Hà này cũng chả có cảm xúc gì mà tuôn ra thơ.

Trái tim thi sĩ thực sự phải có tâm hồn đa sầu đa cảm rất nhạy cảm vượt xa hẳn trái tim các các ca sĩ, ngâm sĩ, danh ca và cả nhạc sĩ nữa. Những nguời này ngoài nghệ thuật ra còn mục đích chính là kiếm tiền lợi nhuận , sống dựa vào các funny, tranh dành show diễn bầu show cát xê. Họ lấy nghệ thuật làm cần câu cơm, phuơng tiện kiếm tiền.  Hiếm người có trái tim thật sự công bằng vô tư với nghệ thuật. Họ hát hay sáng tác nhạc còn có các chuyên gia sành sỏi nghe ngóng tin tức thị hiếu quần chúng, nghe ngóng thị truờng thuơng mại sân khấu. Nghe ngóng cả tin tức các funny vô học Chí Phèo thị Nổ đang hồ hởi hới mưng v. v...Nhưng hiếm có người như Nguyễn Hoài Hương, Tô Cẩm Hoa đã phổ nhạc và ngâm thơ Lu Hà. Cả hai vị này đã làm Lu Hà cảm động rơi nước mắt ra và làm liên tiếp mấy bài thơ liền để tri ân các vị. Còn cỡ như các ngâm sĩ, ca sĩ , danh tiếng có hát là phục vụ quần chúng vui chơi giải trí còn khuya mới làm trái tim Lu Hà xúc động mà làm thơ tri ân giọng hát của các vị đó. Có khi còn bị Lu Hà mắng cho vì hát mãi rác tai như nhạc Trịnh Công Sơn chẳng hạn. Hà lão phu phải làm 400 bài thơ vừa có ý viết lại lời nhạc cho Trịnh, vừa mỉa mai chế diễu  châm biếm. Trong  quá trình tìm tòi nghiên cứu nhạc rỏm cuả tay họ Trịnh có  đếm đi đếm lại Trịnh chỉ khoảng  gần 200 bản nhạc thôi. Đào mả đâu ra 500 bài như thiên hạ đồn thổi?

Tất nhiên trong giới nhạc sĩ Việt Nam cũng có rất nhiều người quả thực suốt đời sống chết vì nghệ thuật và tình yêu. Tuy lão phu ít nghe nhạc cũng biết sơ qua vài vị tên tuổi đáng ngượng mộ như Đoàn Phú Tử, Phạm Đình Chương gì đó...? Nhưng loại người như Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Đàm Vĩnh Hưng bảo rằng vì tình yêu và nghệ thuật? Còn khuya loại người này mới có trái tim về nghệ thuật. Gân cổ lên hát vì miếng ăn tiền tài bổng lộc xôi thịt thì có. Họ là đám xuớng ca hát để mua vui cho thiên hạ. Các anh các chị trí tuệ kém, tâm hồn tủn mủn, nghèo nàn tri thức cảm xúc,  a dua, hẹp hòi thích nghe những bài hát vô nghĩa ca ngợi ông A bà B , xã hội ăn bánh vẽ giàu đẹp, ca ngợi rừng rú ruồi vàng bọ chó, tình yêu tính tang tình tang ngô ngô ngọng ngọng thì họ sẽ hát theo thị hiếu nhu cầu phù hợp miễn là phải chi tiền mua vé vào rạp. Tiền trao tráo múc muốn hát bài nào sẽ có ngay bài ấy là xong. Đóng rạp, buông màn thì mắt trắng dã môi thâm xì rửa mặt  sạch bụi phấn hóa trang rơi xuống, trợn trừng mắt nhìn nhau tình cảm quái gì. Ai về nhà ấy sòng phẳng chứ nghệ thuật tình nghĩa ân huệ  gì? Chả ai hơi đâu mà hát suông miễn phí. Cứ có tiền là xong tất. Sẵn sàng hát hò theo kinh tế thị trường định hướng xhcn hay  hát dân vận kiều vận tây vận ở hải ngoại vì mục đích chính trị.

-Thi sĩ Nguyễn Thanh Hoàng: Thơ của Thi sĩ Lu Hà hay lắm chứ ! Tiếc rằng TH không biết ngâm thơ Thi sĩ Lu Hà ạ !!!

-Lu Hà: Nếu như Lu Hà là con người của lịch sử thi ca thì hàng nghìn năm sau con cháu ta sẽ tạc tượng nghệ sĩ Nguyễn Hoài Hương và nhạc sĩ Tô Cẩm Hoa là 2 người phụ nữ đầu tiên đã ngâm thơ và phổ nhạc cho Lu Hà. Còn Lu Hà chả là quái gì là rác rưởi, thì lịch sử tương lai nhân loại sẽ đến sự cáo chung. Vì có ý nghĩ niềm tin như vậy càng làm Lu Hà say mê ngày đêm làm thơ để cống hiến cho sự sinh tồn của nòi giống Việt Nam và nhân loại Anh Thi Sĩ Nguyễn Thanh Hoàng ạ.

22.8.2015 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét