Số Mạng
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 151
Chuyện về một người cha
Có đứa con duy nhất
Tuổi già càng lật đật
Tin lá số tử vi
Các thày tướng thầm thì
Sư tử cần thầm lặng
Hai mươi năm lo lắng
Mọi sở thích trẻ con
Tránh chạy nhảy lon ton
Cấm nô đùa với bạn
Tuổi trung niên nhàm chán
Hết hào hứng vui tươi
Thơ thẩn lâu đài chơi
Thấy nhiều tranh họa sĩ
Sư tử treo bài trí
Buồn rầu với tuổi già
Ngao ngán vuốt chòm ria
Đồ xúc sinh ngăn cấm
Giận giữ vung nắm đấm
Cái đinh xuyên bàn tay
Cái chết thảm thê thay
Bác sĩ không cứu nổi
Chính bức tranh gây tội
Phải đâu sư tử sống
Người cha hết hy vọng
Lá tử vi đoán sai
Lo toan khổ vì ai
Bởi mạng con sư tử.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Tử Vi (Das Horoskop)”
30.10.2020 Lu Hà
Bản Chất Không Đổi
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 152
Một đêm gốc cây sồi
Có bốn con trú ngụ
Trên cao là mèo, cú
Dưới đất chuột, chồn hoang
Tính mèo quen lang thang
Xục xạo trời chưa sáng
Toàn thân đau choáng váng
Cặm bẫy lưới người giăng
Chuột thức giấc lăng xăng
Lao vào định giải thoát
Kẻ thù tồi tệ nhất
Đang rên rỉ cứu tôi
Còn do dự một hồi
Bởi tấm lòng từ thiện
Chuột, mèo cùng giao hẹn
Phần thưởng nào trả công
Mèo muốn ký hợp đồng
Suốt đời làm vệ sĩ
Chồn, cú hãy yên trí
Chúng không dám lại gần
Cả hai gã bất nhân
Đều thích săn bắt chuột
Tránh xa mọi móng vuốt
Một tiếng thét vang lên
Ta đâu phải khùng điên
Ngu ngốc tin chuyện đó
Nhưng không thể giúp đỡ
Chồn, cú cũng chẳng vừa
Ngắm nhìn chuột say xưa
Chặn lối đi phía trước
Chuột làm sao thoát đươc?
Các nút lưới nhai dần
Hai đồng minh thất thần
Phải vội vàng bỏ chạy
Tổ tiên chuột răn dạy
Thấy mèo phải lánh xa
Giống độc ác không tha
Món xương mềm khoái khẩu
Chuột biết bụng mèo xấu
Hay dụ dỗ mưu mô
Đồng xanh những nấm mồ
Bia căm thù đá tạc
Trước sau nào có khác
Bản chất không đổi thay
Trải qua những đắng cay
Với kẻ thù truyền kiếp
Đời đời vẫn nối tiếp
Con cháu chuột và mèo.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Con Mèo Và Con Chuột”
31.10.2020 Lu Hà
Lành Dữ Khó Phân
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 153
Sông suối sinh ra đã có đôi
Người thì mạn ngược kẻ miền xuôi
Dữ rằn thiên hạ do trời định
Dốc ngắn đèo cao thác rụng rời
Bọn cướp đuổi theo chàng tráng sĩ
Đơn thương độc mã chốn rừng sâu
Gầm rú tưởng đâu là sức mạnh
Thong dong yên ngựa ánh trăng thâu
Mênh mông sông nước ngỡ hiền hòa
Cát trắng đôi bờ mộng bướm hoa
Vội mừng trốn thoát bầy nhân dã
Ngầm đá chìm sâu vốn chẳng ngoa
Kim cổ cho hay hàng thế kỷ
Vẻ ngoài từ thiện giống yêu ma
Sa tan biến hóa thành phong nhã
Nọc độc trong mình rắn phóng ra
Sông dài biển rộng trùng trùng điệp
Nguy hiểm ra tăng gấp vạn lần
Vượt suối băng đồi ta đã thấy
Dữ lành ai đó chớ phân vân
Tử thần bóng tối hay thầm lặng
Cay đắng là nơi lại thật thà
Đao to búa lớn không nên sợ
Xanh vỏ đỏ lòng hãy tránh xa.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Sông Suối”
1.11.2020 Lu Hà
Dạy Dỗ
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 154
Cesar, Laridon
Hai chó con quý tộc
Sinh ra cùng nguồn gốc
Bá tước đặt tên cho
Cũng bởi nhiều nguyên do
Cách xa nơi trú ngụ
Phục vụ hai ông chủ
Môi trường sống khác nhau
Đốm trắng cổ một màu
Trung thành như nô bộc
Người lâu đài thân thuộc
Kẻ ở chốn đồng hoang
Ceasar rất bản năng
Săn bắt nhiều lợn nái
Hươu nai càng hăng hái
Chạy nhanh hơn thỏ rừng
Laridon lừng khừng
Lại vô cùng chậm chạp
Sợ mưa sa gió táp
Ru rú bên bếp lò
Ăn uống chẳng hề lo
Vuốt ve rồi mơn trớn
Gặp nguy hiểm là trốn
Khác hẳn với thiên nhiên
Từ ngàn xưa tổ tiên
Khinh nhờn hay liếm mặt
Lười biếng quen ngáp vặt
Do giáo dục mà nên.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Giáo Dục”
1.11.2020 Lu Hà
Người Bạn Ngu Xuẩn
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 155
Ngày xưa có chú gấu
Sống ở trên núi cao
Người anh hùng tự hào
Nhưng lạnh lùng cô độc
Bị bỏ rơi thân tộc
Nỗi niềm Robinson
Như chàng Bellerophon
Con ốc sên Hy Lạp
Hang sâu mưa gió táp
Đời ẩn sĩ xót xa
Mịt mờ bóng đàn bà
Hay bạn bè tri kỷ
Chân núi người quản lý
Chăm nom một khu vườn
Hiu quạnh sống cô đơn
Gấu bâng khuâng tư lự
Ông già còn do dự
Can đảm bước lại gần
Gấu hoan hỉ cầu thân
Mau chóng thành đôi bạn
Mời bữa ăn đơn giản
Trái cây sữa mật ong
Cả hai quyết đồng lòng
Săn thú rừng câu cá
Đào gốc cây vác đá
Gấu làm hết sức mình
Sớm tối rất tận tình
Bạn bè thật hiếm có
Một sáng bình minh tỏ
Ông già vẫn ngủ say
Vo ve con ruồi bay
Rồi đậu ngay trên trán
Gấu vô cùng tức giận
Cầm cục gạch đập lên
Ô hay vỡ sọ liền
Nguy hiểm vô cùng tận
Khuyên ai khi kết bạn
Thà kẻ thù khôn ngoan
Còn hơn bị chết oan
Bài học cho thấy rõ.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Chú Gấu Và Người Bạn Làm Vườn”
2.11.2020 Lu Hà
Miệng Đàn Bà
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 156
Trong sách sáng thế kỷ
Chúa làm ra loài người
Cái miệng để nói cười
Đàn bà bằng đất nhão
Dễ thường hay mếu máo
Bí mật chẳng giữ lâu
Dây dưa ở trong đầu
Câu chuyện về nhà nọ
Vào nửa đêm hôm đó
Người chồng gọi điện về
Mới kể lể tỉ tê
Sinh ra một quả trứng
Có ngọn đèn làm chứng
To như bưởi Đoan Hùng
Người vợ chẳng ngại ngùng
Sang ngay nhà hàng xóm
Củi lửa còn đang nhóm
Bình minh bên ấm trà
Hai chị em mặn mà
Say xưa ngồi kể chuyện
Chồng em buôn hàng chuyến
Trên mạn tàu xa xôi
Đẻ ra một quả trứng
Câu chuyện được tùy hứng
Từ cái miệng lan xa
Đàn ông đẻ trứng gà
Giống như người Lạc Việt
Mấy nghìn năm thân thiết
Là con cháu tiên rồng
Trăm quả trứng đèo bồng
Niềm tự hào dân tộc
Cùng tổ tiên nguồn gốc.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Những Người Phụ Nữ Và Bí Mật”
3.11.2020 Lu Hà
Sáng Tạo Khôn Ngoan
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 157
Có một anh nông dân
Chê bàn tay thiên Chúa
Sáng tạo ra các quả
Biết bao sự sai lầm
Quả bí ngô dãi dầm
Trên dây leo mỏng mảnh
Quả hạnh thì trên cành
Thân cây sồi sừng sững
Giống cái quy đầu cứng
Nhỏ hơn đầu ngón tay
Cái phải vì điểm này
Mà Chúa đã nhầm lẫn
Ông mục sư lẩn thẩn
Đạo cơ đốc phụng thờ
Suốt cả đời đợi chờ
Hành hương về thiên quốc
Suy tư nằm dưới gốc
Trong giấc ngủ mơ màng
Quả sồi thật phũ phàng
Rơi trúng vào đầu mũi
Máu chảy trong may rủi
Nếu là quả bí ngô
Thì chỉ có nấm mồ
Thân vùi lòng đất lạnh
Vậy xin đừng chê trách
Quả bí ngô đây leo
Quả hạnh kia hắt heo
Trên cành sồi cứng cáp.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Qủa Hạch Và Qủa Bí Ngô”
4.11.2020 Lu Hà
Trò Khỉ
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 158
Ranh ma như con khỉ
Mong kiếm được nhiều tiền
Kéo xe khắp mọi miền
Quảng cáo hàng ngoài chợ
Xin mọi người nên nhớ
Gánh xiếc đủ trò chơi
Bộ lông đẹp tuyệt vời
Nếu mai này tôi chết
Biết bao người tha thiết
Vua chúa rất tự hào
Vương miện giá thành cao
Hoàng cung là thứ nhất
Khéo léo đồ nghệ thuật
Xem ra thật hài hòa
Một trợ thủ tài hoa
Biểu dương về sức mạnh
Xin hãy đừng né tránh
Buổi biểu diễn hôm sau
Vũ công đủ sắc màu
Tôi sẽ đi mời gọi
Giữa rừng sâu le lói
Con báo đang nghỉ ngơi
Khỉ vồn vã tươi cười
Cát bụi bay mờ mịt
Khỉ giỏi leo cao tít
Gai cào xước máu tươi
Báo hỏi rõ tăm hơi
Chó săn loài thù địch
Không có gì tĩnh mịch
Hiểm nguy lại cận kề
Dưới đất máu tràn
trề
Báo ung dung liếm sạch.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Con Khỉ Và Con Báo”
4.11.2020 Lu Hà
Học Trò
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 159
Khiển trách một học sinh
Thông minh và rất lém
Những bé con học kém
Ngô nghê lỗi gấp đôi
Láu lỉnh cũng thế thôi
Bẻ cành cây hoa trái
Phiền hà ngày gặt hái
Ngao ngán mỗi mùa xuân
Thày giáo chẳng can ngăn
Leo trèo không sợ hãi
Kết cục bao tê hại
Chuyện thị phi lan xa
Ông chủ cứ kêu ca
Tới tai ngài hiệu trưởng
Cha mẹ không mường tưởng
Lại càng tồi tệ hơn
Màn đêm xuống chập chờn
Cầu Chúa tôi thương xót
Chim chích chòe ton hót
Nền đạo đức vẻ vang
Ép buộc phải sẵn sàng
Gò lưng tôm theo học
Cô giáo thường bao bọc
Diễn văn dài lê thê
Bài phát biểu gớm ghê
Cỏ nghiền nát dưới chân
Vườn cây bỗng thất thần
Quan niệm sai giáo dục.
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Học Sinh, Giáo Viên Và Chủ Vườn”
5.11.2020 Lu Hà
Đôi Chim Bồ Câu
Cảm xúc thơ La Fontaine bài 160
Có một đôi bồ câu
Ân tình sâu nghĩa nặng
Trải qua bao mưa nắng
No đói chẳng rời nhau
Thế giới
bỗng thay màu
Gợi lên lòng khao khát
Hy vọng nhiều thành đạt
Con chim trống ra đi
Chim mái cố nằn nì
Xin anh hãy nghĩ lại
Một nỗi buồn tê tái
Ánh trăng vàng đôi nơi
Tung hoành giữa biển khơi
Đàn hải âu báo bão
Cánh bồ câu lảo đảo
Gió thổi vào đất liền
Những tia nắng đầu tiên
Sau một đêm sấm sét
Cánh đồng khô giá rét
Những tấm lưới căng ra
Bồ câu trở về nhà
Chán cảnh đi du lịch
Căn hộ sao tĩnh mịch
Xóm làng vẫn như xưa
Bộ lông trắng lưa thưa
Ngúc ngắc cái đầu hói
Nhìn nhau tim đau nhói
Lã chã hạt sương rơi!
Nguyên tác thơ ngụ ngôn: “Hai Con Chim Bồ Câu”
6.11.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét