Vương Vấn Chờ ( bài hoạ)
Rũ áng .. sương sa .. lấp lấp
mờ
Hoàng hôn .. bảng lảng .. cảnh
xa mơ
Mây bay .. cuồn cuộn .. sầu
xa xứ
Gió cuốn .. vật vờ .. dạ ngẩn
ngơ*
Cố quận . xa vời .. bao vướng
đợi
Xứ người .. vò võ .. mãi
vương chờ
Nỗi niềm .. khuây khỏa ..
men thơ rượu
Lữ thứ .. phiêu bồng .. phất
phất phơ
Chiều Xa Xứ ( bài xướng)
Mỏi cánh chim bay khuất núi
mờ,
Chiều tàn man mác cảnh trời
mơ,
Mây giăng quán, khách buồn
xa xứ,
Bóng ngã đường, ai nhớ ngẩn
ngơ...
Bên ấy, người xưa còn ngóng
đợi,
Xứ này, bạn cũ vẫn mong chờ!
Riêng ta sớm tối thơ và rượu,
Phiêu bạt giang hồ sống phởn
phơ…
Mai Hoài Thu
Cả hai bài thơ người hoạ người xướng đều tuyệt vời cả. Một mẫu
mực đường thi thế hệ con cháu sau bà Hồ xuân Hương. Riêng bài cuả Kim Tiên sau
khi suy nghĩ chín chắn nhiều theo lời bàn cuả tôi. Tôi thấy cô nàng dùng hình ảnh
rất sống động. Bài xướng cuả Mai Hoài Thu đáng lưu nhớ để đời và bài hoạ lại cuả
Kim Tiên nên học thuộc lòng để thỉnh thoảng ngâm nga cho khuây khoả mà sầu muộn
với ngàn thu.
"Rũ áng... sương sa...
lấp lấp mờ". Ai rũ áng sương sa? Kim Tiên rũ áng sương sa phủ trên tà áo
bay, hay đàn chim thấy động bay vụt lên mà sương rơi lả tả?
Giọt sương đây là giọt bụi trần ai bám vào áo nàng hay Kim Tiên đang có lòng hướng Phật?
Giọt sương đây là giọt bụi trần ai bám vào áo nàng hay Kim Tiên đang có lòng hướng Phật?
Còn tâm trạng cuả Mai Hoài
Thu thì sao? " Mỏi cánh chim bay khuất núi mờ". Con chim đã mỏi cánh
hay chính Thu đang chán chường trong cuộc sống hối hả mưu sinh, bon chen, học
hành, sự nghiệp? Nàng đã cảm thấy mỏi mệt về cuộc đời rồi sao?
"Hoàng hôn.... bảng lảng....
cảnh xa mờ". Sau khi trút bỏ những vướng mắc cuả bụi hồng trần, hay những
giọt sương rơi vướng áo thì Kim Tiên thấy hoàng hồn đang từ từ dần dần buông xuống,
một màu mờ nhạt cuả mây trời cây cỏ, bảng
lảng, bâng khuâng, luyến tiếc , ngẩn ngơ cuả một ngày hay cả một thời gian trôi
qua, với những kỷ niệm thuộc về quá khứ
xa xăm lùi dần vô tận vào cõi xa mờ....
Hoài Thu cũng một tâm trạng tương tự: " Chiều tàn man mác cảnh trời mơ ". Cái chiều tàn cuả Mai Hoài Thu và cái hoàng hôn bảng làng cuả Kim Tiên là tâm trạng buồn cuả những cô thục nữ xa quê hương tổ quốc ở nơi đất khách quê người cũng như tâm trạng cuả hàng nghìn hàng triệu các cô thiếu nữ và đồng bào Việt nam khác giải giác khắp điạ cầu.
" Mây bay... cuồn cuộn... sầu xa xứ" đối với " Gió cuốn...vật vờ ... dạ ngẩn ngơ" thật là một áng thơ tuyệt bích hoàn hảo trắc bằng trên dưới đối nhau chan chát.
Hai câu này đúng luật và
niêm rất chỉnh. Mây bay đối với gió cuốn. Cuồn cuộn đối với vật vờ. Sầu thương
nhớ chọi thẳng với dạ ngẩn ngơ. Mây bay bởi thời vận nhân tình thế thái như con
chong chóng cũng như cơn gió lòng xới tung tâm hồn cô Kim Tiên chao đảo buồn bã
bàng hoàng ngẩn ngơ...
Hoài Thu thì ngược lại, Những đám mây cuả Kim Tiên bay cuồn cuộn thì mây cuả Mai Hoài Thu thì lại bao phủ giăng kín quán khách. Theo tôi giá Mai Hoài Thu đổi chữ mây thành chữ khói nhỉ. Nhưng khói hợp cảnh quán bên đường thì lại không đối bằng trắc được chữ bóng ở câu dưới. Trên là chiều tàn man mác cảnh trời mơ, trong đó cũng hàm ý mây cũng tản mát. Hay là đám mây vô hình trong lòng Thu giăng phủ kín cả quán khách? Thu đi quán môt mình, đơn độc, lẻ loi? Thu uống ruợu hay chỉ uống Cà Phê thôi? Tôi đang suy nghĩ hay là mưa giăng quán làm bóng cô Thu ngã xuống đường, vì mưa làm trơn đường. Thu đi quán trong một nỗi buồn miên man vô tả, bất chấp cả trời mưa? Chữ mưa theo tôi hay hơn chữ khói. Mưa và khói về hiện tượng vật lý đều giăng được quán cả. Thôi đúng rồi, chỉ có đám mây sầu trong lòng Thu giăng phủ kín cái quán mà thôi.
Mây giăng quán đối với bóng ngã đường cũng là hình ảnh rất sống động. Tôi chỉ bình thơ theo suy đoán từ ý nghiã cuả bài thơ mà thôi. Tâm trạng thực sự cuả cô Thu hơi khó hiểu. Câu bóng ngã đường, ai nhớ ngẩn ngơ rất trìu tượng. Bóng cuả ai thực sự ngã đường, để ai nhớ ngẩn ngơ. Cái bóng cuả quá khứ yêu thương, hay lầm lỡ, dở dang, phũ phàng, hay cái bóng cuả người đã ra đi về thế giới bên kia, để kẻ ở lại nhớ tiếc ngẩn ngơ...?
" Bên ấy, người xưa còn ngóng đợi " đối với " Xứ này, bạn cũ vẫn mong chờ " . Cặp luận này đối rất cân và chỉnh vô cùng , người xưa, bạn cũ vẫn còn lưu luyến họ là bạn bè hay là một cặp tình nhân nay phải xa cách nhau?
Bây giờ ta quay trở lại khảo xát tâm hồn nàng Kim Tiên nhé.
" Cố quận... xa vời ... bao vướng đợi " đối với " Xứ người...vò võ...mãi vương chờ ". Theo tôi đối chữ, đối ý rất chuẩn, nhưng đối bằng trắc trên dưới chưa thật hoàn mỹ. Ngay đến bà Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chuá thơ nôm, nhưng bằng trắc nhiều bài chưa thật tuyệt đối chỉnh. Bài đánh đu là một tuyệt tác nhưng tôi vẫn thấy còn sai phạm trong luật thơ đường. Cả Hoàng Hạc Lâu cũng vậy, do in sai từ chữ Hán sang Việt sai hay do Thôi Hiệu cũng sơ xuất?
Hoài Thu thì ngược lại, Những đám mây cuả Kim Tiên bay cuồn cuộn thì mây cuả Mai Hoài Thu thì lại bao phủ giăng kín quán khách. Theo tôi giá Mai Hoài Thu đổi chữ mây thành chữ khói nhỉ. Nhưng khói hợp cảnh quán bên đường thì lại không đối bằng trắc được chữ bóng ở câu dưới. Trên là chiều tàn man mác cảnh trời mơ, trong đó cũng hàm ý mây cũng tản mát. Hay là đám mây vô hình trong lòng Thu giăng phủ kín cả quán khách? Thu đi quán môt mình, đơn độc, lẻ loi? Thu uống ruợu hay chỉ uống Cà Phê thôi? Tôi đang suy nghĩ hay là mưa giăng quán làm bóng cô Thu ngã xuống đường, vì mưa làm trơn đường. Thu đi quán trong một nỗi buồn miên man vô tả, bất chấp cả trời mưa? Chữ mưa theo tôi hay hơn chữ khói. Mưa và khói về hiện tượng vật lý đều giăng được quán cả. Thôi đúng rồi, chỉ có đám mây sầu trong lòng Thu giăng phủ kín cái quán mà thôi.
Mây giăng quán đối với bóng ngã đường cũng là hình ảnh rất sống động. Tôi chỉ bình thơ theo suy đoán từ ý nghiã cuả bài thơ mà thôi. Tâm trạng thực sự cuả cô Thu hơi khó hiểu. Câu bóng ngã đường, ai nhớ ngẩn ngơ rất trìu tượng. Bóng cuả ai thực sự ngã đường, để ai nhớ ngẩn ngơ. Cái bóng cuả quá khứ yêu thương, hay lầm lỡ, dở dang, phũ phàng, hay cái bóng cuả người đã ra đi về thế giới bên kia, để kẻ ở lại nhớ tiếc ngẩn ngơ...?
" Bên ấy, người xưa còn ngóng đợi " đối với " Xứ này, bạn cũ vẫn mong chờ " . Cặp luận này đối rất cân và chỉnh vô cùng , người xưa, bạn cũ vẫn còn lưu luyến họ là bạn bè hay là một cặp tình nhân nay phải xa cách nhau?
Bây giờ ta quay trở lại khảo xát tâm hồn nàng Kim Tiên nhé.
" Cố quận... xa vời ... bao vướng đợi " đối với " Xứ người...vò võ...mãi vương chờ ". Theo tôi đối chữ, đối ý rất chuẩn, nhưng đối bằng trắc trên dưới chưa thật hoàn mỹ. Ngay đến bà Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chuá thơ nôm, nhưng bằng trắc nhiều bài chưa thật tuyệt đối chỉnh. Bài đánh đu là một tuyệt tác nhưng tôi vẫn thấy còn sai phạm trong luật thơ đường. Cả Hoàng Hạc Lâu cũng vậy, do in sai từ chữ Hán sang Việt sai hay do Thôi Hiệu cũng sơ xuất?
Hoàng Hạc lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc
khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc
lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục
phản,
Bạch vân thiên tải không du
du.
Tình xuyên lịch lịch Hán
Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ
châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân
sầu.
Thôi Hiệu
Ðánh Ðu
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi
trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa
lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp
phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song
song.
Chơi xuân có biết xuân chăng
tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Làm thơ đường cực kỳ vất vả.
Nếu dùng chữ " Tình xuyên" thì không đối " âm với " Phương
thảo": có lẽ là Tỉnh Xuyên hay Tĩnh xuyên thì đúng hơn?
Và bản dịch cuả cụ Trần Trọng
Kim cũng chỉ đối chữ chứ không đối âm.Tôi thấy bài thơ cũng tàm tạm nên không
đăng vào đây
Còn bài đánh đu cuả bà Hồ
Xuân Hương cũng tưởng là tuyệt bích hoàn hảo được người đời ca ngợi miễn chê âm
luật đối chữ dối câu và ý nghiã. Nói đến Hồ Xuân Hương thì thiên hạ đều bái phục
rồi. Nhưng theo tôi chưa phải bài nào bà cũng làm đúng quy phạm cả.
Bài đánh đu vẫn chưa chuẩn, theo tôi phải bỏ chữ "quần hồng" đi
và thay chữ " vải hồng " thì chữ vải và chữ chân mới đối nhau về vần
trắc và bằng? Rất mong được các vị cao minh bàn luận thêm.
Hay giữ chữ quần hồng thì dưới
chữ chân phải đổi thành là cột ngọc?
Chân thành cột thì mới đối
âm được trên và dưới? Nhưng cứ để như nguyên tác thì bài thơ lại là lướt hơn là
gò cho đúng luật trắc bằng?
Cũng có thể có người cho rằng tôi kò kè tính tình tủn mủn, dám bắt bẻ cả Hồ Xuân Hương đúng là ngã hâm, làm mất vui đi. Đây chỉ là bàn luận thôi để cùng mọi người hiểu sâu thêm về văn chương Việt Nam, chứ bà Hồ Xuân Hương tôi xin chắp tay mà vái gọi là tổ mẫu cuả dòng thơ đường viết theo chữ nôm.
Cũng có thể có người cho rằng tôi kò kè tính tình tủn mủn, dám bắt bẻ cả Hồ Xuân Hương đúng là ngã hâm, làm mất vui đi. Đây chỉ là bàn luận thôi để cùng mọi người hiểu sâu thêm về văn chương Việt Nam, chứ bà Hồ Xuân Hương tôi xin chắp tay mà vái gọi là tổ mẫu cuả dòng thơ đường viết theo chữ nôm.
Tôi có cảm tác từ Hoàng Hạc Lâu thành Lầu Hoàng Hạc. Lúc đầu tôi viết : Hoàng
hạc mây bay thiên cổ sầu sau tôi bỏ chữ thiên đi và thay chữ hận vào :
"Hoàng hạc mây bay hận cổ sầu". chỉ một chữ hận thôi đã nói lên sự
thăng trầm bể dâu cuả cái lầu này rồi
Thật sự, cái lầu này cũng trải
qua nhiều dâu bể thăng trầm bị bọn vô lại phá phách, sưả đi xưả lại nhiều. Nhất
là thời cách mạng văn hoá cuả Mao Chủ ịt, nên tại hạ thay chữ hận vào chữ
thiên. Vưà đổi âm lại hay hơn
Lầu Hoàng Hạc
Hoàng hạc mây bay hận cổ sầu
Nỗi buồn lưu đọng để ngàn
sau
Lầu chim phơi bóng màu xanh
thẳm
Gác cá dõi hình ánh biếc sâu
Anh Vũ bãi hương mùi cỏ dại
Hán Dương bờ mộng nhạt sương
dầu
Giang hồ du khách thường qua
lại
Chén đắng hoàng hôn bạc mái
đầu
2008 Lu Hà
Tại hạ không phải so tài với
bản dịch cuả Cụ Trần Trọng Kim đâu. Hình như nữ thi sĩ Huệ Thu cũng từng cảm
tác theo hồn thơ cuả Thôi Hiệu
Nếu tìm trong khoảng hơn 200 bài thất ngôn bát cú cuả tôi,
nhiều bài tôi cũng có những sai phạm về luật đối bằng trắc từng chữ ở hai cặp
thực và luận, giống như bà Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, và các thi nhân khác
cuả Trung Hoa. Không ai có thể nắm tay mãi cả ngày phải không? Thơ phú phải
thoang thoáng một chút, rất nhiều bài hơi thất niêm bỏ luật lại là những kỳ tác
nổi tiếng đấy sao. Nhưng ai đó lại theo đúng quy phạm luật thơ đường mà tình ý
cảnh đều lâm ly siêu cảm cả mới là mục tiêu mà mọi thi sĩ làm thơ đường nên
vươn tới.
Tôi viết bài chỉ muốn bàn luận
khảo sát cho rộng thôi, để cùng ngâm nga
nghiên cứu chứ tôi không có ý gì cả. rất mong được quý vị cao minh chỉ giáo bàn
luận thêm
Bây giờ ta quay trở lại hai
nàng tiên thơ cuả chúng ta. Cả hai viết hai câu kết đều hay cả, người nào cũng
dùng ruợu để giải sầu là một tâm trạng dễ hiểu cuả thi nhân cổ kim xưa nay: Tay
cầm bầu rượu túi thơ, ngẩn ngơ mây gió sớm chiều là một thú cảm niềm vui cuả
ngườ có tâm hồn và trí tuệ.
Xin cám ơn hai vị nữ thi sĩ
Kim Tiên và Mai Hoài Thu đã sáng tác ra hai bài thơ để đời.
Riêng tôi cũng hoạ thơ cô kiều
nữ Mai Hoài Thu, cũng muốn được chia sẻ luôn với các bạn đọc, mong được sự góp
ý, chỉ giáo cho cuả các bậc cao minh.
Dở Dang Chờ
hoạ thơ Mai Hoài Thu: Chiều
Xa Xứ
Thơ thẩn chiều sương bóng mịt
mờ
Hoàng hôn buông thả cảnh lơ
mơ
Gió bay lật tóc đầu nam tử
Mưa thấm nhoà vai má tiểu
thơ
Nếm trải phong trần sầu thứ
lữ
Mùi cay hận sự mộng xuân chờ
Ngán sao lăn lóc đời phiêu bạt
Ong bướm ra vào cứ phất
phơ...
2.12.2011 Lu Hà
Chúc các bạn trong Facebook
vui vẻ
4.12.2011 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét