Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Gia Đình Tôi Ở Tây Đức (4)


Truyện dài của Lu Hà phần 4

Tôi có một cái xe nôi mà chú nó mua tặng cho từ khi thằng Roberto sinh ra, đặt con gái tôi ngồi lên và đồ đạc xếp phía dưới dưới xe và cứ thế mà đẩy, ngoài ra còn mang theo hai cái va ly lớn đựng đầy quần áo, có bánh xe để kéo. Bản tính tôi hiếu học, luôn coi trọng tri thức hiểu biết thực sự, chứ không phải là văn bằng để hù dọa thiên hạ, vì vậy tôi còn mang theo một số sách toán lý hóa bằng tiếng Đức để đọc, sách dạy tiếng anh, một cuốn triết học cơ bản bằng tiếng Việt. Người cộng sản bằng mọi cách có thể ngăn cản tôi đến cửa trường đại học, nhưng họ không thể ngăn cản tôi tự mình trở thành nhà thơ và nhà văn. Đồ đoàn cồng kềnh nhưng tôi cứ đưa cả gia đình lên tàu từ Pirna đi thẳng tới nhà ga lớn Dresden. Chúng tôi đến quầy bán vé, đặt mua người lớn cả vé, trẻ con nửa vé, 5 xuất vé tất cả chạy thẳng về thành phố Freiburg bên Tây Đức.

Sau khi mua vé xong vẫn còn 2 tiếng nữa tàu đi Tây Đức sẽ đến, tôi vẫn còn 400 Mark tiền bán đồ đạc tiền buôn đầu máy khâu còn xót lại. Tôi tranh thủ ra mấy cái quán gần đó mà mấy anh chàng nhọ bắc Phi thường la cà. Tôi gạ đổi ra tiền D-Mark với giá 1 đổi 10, 1 đổi 15 tôi cũng xong. Đổi tống đổi táng cốt cho nhanh chứ mang tiền Mark xã hội chủ nghĩa sang bên kia chỉ là mớ giấy lộn. Mấy anh nhọ quen mặt cũng thấy lạ thấy tôi bỗng trở nên hào phóng chẳng kì kèo mặc cả lâu như mấy ngày trước. Họ mỉm cười rạng rơ bắt tay tôi. Thực ra gọi nhọ quen mồm như các lao nô Việt Nam là oan cho họa. Theo tôi nước da họ bóng lộn màu ô lưu, nhất là bộ râu quai nón trông rất đàn ông, rất đẹp trai, trong khi đó  nhiều người Việt Nam còn đen hơn họ, nhưng vẫn gọi là giống da vàng. Vợ tôi cũng còn hơn chục Mark, tôi mang đến kiosk cạnh đấy mua đồ ăn thức uống hết cho sạch túi, không để lại một chút tàn dư nào của cộng hòa dân chủ Đức nhớp nhúa trong mình chúng tôi.

  Tôi và Sahra hồi hộp chờ đợi, đúng giờ chúng tôi lên một con tàu tốc hành bóng lộn đồ sộ. Rất ít người đi, cả toa chỉ thấy có một gia đình tôi lên tàu, thật là hiu quạnh vắng vẻ. Sau khi cả nhà yên vị chỗ ngồi và thảnh thơi ngắm trời mây gió. Dreden là một tỉnh gần phía nam cộng hòa dân chủ Đức và Freiburg im Breisgau cũng là một tỉnh phía nam tận cùng của cộng hòa liên bang Đức. Hai tỉnh thuộc hai miền đông tây của Đức cách nhau chỉ khoảng 550 km thôi. Nếu đi một chuyến tàu tốc hành thì chỉ khoảng 7 tiếng đồng hồ. Thế mà gần nửa thế kỷ tưởng như xa cách ngàn trùng. 


Công an đông Đức lên kiểm tra giấy tờ, hộ chiếu xuất cảnh, chứng minh thư, giấy chứng nhận nhân dạng tạm thời quá cảnh. Tuy chúng tôi không có ai làm chủ giấy chứng minh thư nhân dân nữa vì bị công an thị trấn Pirna thu hồi lại. Chỉ có giấy chứng nhận nhân dạng, gọi là giấy trục xuất khỏi biên giới với tôi là 24 tiếng đồng hồ, với vợ con tôi là 48 tiếng đồng hồ.
Đoàn Tàu sầm sập chạy qua các tỉnh Chemnitz( Kral- Marx-Stadt, Zwickau  rồi đến Hof vùng biên giới. Đã lên con tàu này rồi thì cửa tự động khóa lại, nội bất xuất ngoại bất nhập  giống như một nhà tù khổng lồ biết di động vậy. Cũng giống như ở Việt Nam sau khi thống nhất đất nước họ đổi tên nhiều thành phố, tên đường phố, đại để những cái gì gọi là dính dáng với cha ông tổ tiên hay chế độ miền Nam cộng hòa thì phải bỏ hết. Còn đông Đức thì ngược lại sau khi thống nhất đất nước những cái gì dính dáng với chế độ nhà nước cộng sản cũng bỏ hết. Vì vậy mà tỉnh và thành phố mang tên ông tổ cộng sản Các Mác lập tức đổi thành Chemnitz. Chemnitz hay Karl-Marx- Stadt có huyện Schlema là nơi mà bệnh viện sản phụ của Stasi đã để cho lại cho chúng tôi những nỗi căm hờn tủi nhục ai oán. Chính nơi đây họ đã nhẫn tâm cướp đi đứa con trai đầu lòng của chúng tôi đi. Có khác chi tụi SS hay Gestapo khi xâm lược các nước bắc Âu, chúng đã bắt cóc những trẻ em có mái tóc vàng, nâu hay bạch kim và mắt xanh mang về nước Đức để nuôi và lai giống. Hitler có những cơn điên chủng tộc, hắn muốn cạnh tranh với người Do Thái nên hắn nghĩ ra trò cho xây những nhà thổ để phục vụ các sĩ quan Gestapo và tụi lính áo đen SS trung thành. Hitler, Himmler, Goebbel, Göring và đảng quốc xã cho bắt các cô gái bắc Âu trẻ đẹp, có bác sĩ khám sức khỏe cẩn thận và tống vào nhà chứa gọi là Lebensbornheim. Trẻ con sinh ra không cha không mẹ chỉ có quốc trưởng Hitler, các thủ lãnh quốc xã nhận đỡ đầu và làm cha chung. Cái gọi là Obhut này tức là trẻ em sinh ra sẽ được nhà nước Đức quốc xã bảo trợ. Đó là cái nỗi nhục lớn cho nước Đức thế mà sau này ông B ở phòng thanh thiếu niên  quận L-H vẫn còn dùng từ Obhut và kiện vợ chồng tôi trước tòa án giám hộ để lấy đi quyền chăm sóc Roberto và Henrry của chúng tôi. Ông ta nghĩ chúng tôi không thể nuôi dạy được hai đứa con bị Stasi của Đông Đức tẩy não, gây ra chứng bệnh tinh thần giả mạo, sản phẩm thành quả của những năm tháng miệt mài chăm chỉ làm việc của các bác sĩ y tá mật vụ cài cắm bệnh tật, để suốt đời ngơ ngơ ngẩn ngẩn chẳng khôn chẳng dại vì đạo đức cộng sản và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.  Bây giờ chỉ có nhà nước BRD, có đủ hồ sơ, hiểu hết mọi thủ đoạn của người anh em Đông Đức, có đủ trình độ chuyên môn mới có thể nuôi dạy tiếp các con tôi. Vô tình ông B lập lại hình ảnh của Đức quốc xã ngày xưa với học thuyết chủng tộc mới mắt xanh tóc bạch kim cai trị toàn thế giới chúng gọi là chủng tộc Arier. Thật nực cười Hitler một ngã không có khả năng giao hợp với đàn bà, hắn chỉ có một hòn dái hắn mà muốn làm cha của hàng ngàn hàng vạn những đứa trẻ Arier còn ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam còn cao hơn Hitler nhiều bậc là ông ấy muốn làm cha già của cả một dân tộc.

 Khi đến Hof gọi là vùng phi khu quân sự đoàn tàu mới dừng lại, có khác chi bịt mũi nín thở chạy một mạch từ Dreden tới đây mới bỏ tay ra dể hít thở không khí trong lành. Sau đó đoàn tàu thong thả lăn bánh tiến sâu vào lãnh thổ Tây Đức, tôi thở phào nhẹ nhõm coi như là không còn khả năng quay ngược trở lại vùng Đông Đức nữa.
Ít phút sau đoàn tàu dừng lại, một ông công an Tây Đức lên kiểm tra vé và giấy tờ. Ông giơ tay chào rất lịch sự nhã nhặn hỏi chúng tôi từ đâu đến và đi đâu? Tôi trả lời từ tỉnh Dreden đến và đi Freiburg. Ông hỏi tôi mang quốc tịch nước nào? Tôi vội trả lời là Đông Đức. Ông bảo không phải, Đông Đức đâu mà Đông Đức, ông biết thừa tôi là người châu Á. Ông cũng chả lạ gì người Việt Nam sinh sống ở đây. Lưỡng lự giây phút ông bảo thôi được là người nước nào cũng không quan trọng, chỉ muốn biết tôi có phải là cha đẻ những đứa trẻ này không và xin chúc cả gia đình vui vẻ bình an. Nhưng ông lại hỏi:
-Tôi nghĩ cả gia đình phải đến trại Gießen mới đúng chứ? Tại sao lại đi Freiburg?
Tôi mô tê chẳng hiểu gì nhưng cứ nói liều chúng tôi đã mua vé đi Freiburg rồi. Nên ông công an bỏ đi và chẳng hỏi gì thêm. Sau này tôi mới hiểu ra Gießen là trung tâm đón tiếp nạn nhân chạy trốn chế độ cộng sản thuộc tiểu bang Hessen đã thành lập từ năm 1961 sau khi người Nga cho xây dựng hàng rào sắt ngăn cách Đông Đức và Tây Đức. Ta có thể gọi đây là trại tỵ nạn khổng lồ lớn nhất Tây Đức, nơi đây đã từng đón tiếp khoảng một triệu người chạy trốn khỏi cộng hòa dân chủ Đức và các nước cộng sản. Ông tổng thống cộng hòa liên bang Richard von Weizsäcker goị Gießen là biểu tượng của tự do và cho xây đài tưởng niệm. Tôi thật là ngớ ngẩn đáng lý phải đến trại Gießen trình diện thì tôi lại đưa gia đình đến thẳng Freiburg.

Rồi cuối cùng chúng tôi đã đến sân ga Freiburg tôi bơ vơ chẳng biết đi đâu? Buổi sáng sớm tinh mơ tôi thấy những người đàn bà chùm khăn đen kín mít, thật là ngộ nghĩnh, tôi tò mò nhìn họ. Sau này mới biết họ là phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ, mặc áo thụng đen chùm khăn che mặt là phong tục của người theo đạo hồi. Tôi hỏi người qua đường tòa thị chính thành phố ở đâu? Và chúng tôi thất thểu khăn gói quả mướp đến trước một tòa nhà nguy nga đồ sộ. Một ông hớt hải chạy ra hỏi chúng tôi đi đâu và từ đâu đến, ma quỷ nào xui  khiến chúng tôi đến đây? Tôi trả lời là từ Đông  Đức đến và ông đã hiểu ngay là dân tỵ nạn. Ông cho tôi địa chỉ đến phòng xã hội. Chúng tôi lại đến phòng xã hôi và được đón tiếp niềm nở, họ cho tôi giấy tờ đi tàu xe miễn phí và tiền ăn uống. Chúng tôi lại lộn trở lại nhà ga lớn Freiburg để hành hương đến thiên đường của Chúa ở Gießen.

13.9.2019 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét