Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Tôi Cần Phải Đấu Tranh (9)


Truyện dài của Lu Hà phần 9

Hợp đồng lao động của tôi với nhà máy may túi da ở thành phố Schwerin là 4 năm tính từ tháng 9 năm 1981 thì đến tháng 9 năm 1985 tôi phải rời khỏi lãnh thổ cộng hòa dân chủ Đức. Hộ chiếu thông hành của tôi lại do ban quản lý lao động trực thuộc lãnh sự quán ở Bá lanh giữ. Tôi đi đâu cũng chỉ có một tấm giấy chứng minh thư tạm thời do công an Đức cấp như những công dân Việt Nam khác lao động và học tập tại đây.


Tụi công an mật vụ Đức gọi tắt là Stasi cưỡng ép đứa con trai đầu của tôi sau khi sinh ra là một sai lầm, chúng càng tạo cho tôi có nhiều quyền lợi hợp pháp nếu tôi cấp tốc sinh ra đứa thứ 2. Nếu không kịp sinh ra đứa thứ 2 thì tôi có thể bị họ dùng biện pháp cưỡng chế do cả hai phía công an Đức và nhân viên lãnh sự quán Việt Nam.

 Tụi Stasi đầu bò óc chó, chúng chỉ tính toán đơn giản cho rằng khi thấy bị o ép truy bức như vậy sẽ làm tôi mệt mỏi suy sụp cả về thể xác lẫn tinh thần,  tôi sẽ chán nản sớm rời bỏ lãnh thổ Đông Đức. Nhưng người tính không bằng trời tính, nhờ có Sahra mang thai đứa thứ con thứ 2, bụng càng ngày càng lớn lại không có ai chăm sóc. Cho nên tôi nấn ná ở lại là hợp lý. Tôi lại có tài viết văn tả cảnh tả tình. Tôi liên tiếp viết thư lên đại sứ quán mỗi tuần một lá miêu tả Sahra cô đơn, chỉ còn mẹ và bà ngoại lại rất ốm yếu. Nên tôi cần phải ở lại chờ cho sinh nở mẹ tròn con vuông, chờ cho hai con cứng cáp dần dà sẽ tính chuyện trở lại Việt Nam. Sau này gặp ông Minh là bí thư thứ nhất lãnh sự quán cũng là một tay trùm công an mật vụ Việt Nam tại Đức ở văn phòng tiếp dân của đại sứ quán hỏi tôi: Có còn nhớ đến tên vợ cả ở Việt Nam không? Trước hết tôi phải về ly di trước tòa án Hà Nội, đàng hoàng rồi mới quay trở lại đây được. Thư từ gì mà viết lâm ly mùi mẫn vậy?

Tôi miệt mài thảo một bức thư dài dằng dặc gửi tên thái thú Đức nô Erich Honnecker, có thể gọi là một bản luận văn về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Về mối quan hệ huynh đệ giữa ông chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh và ông chủ tịch nước đầu tiên của cộng hòa dân chủ Đức Wilhelm Piek, hình ảnh hai ông già ôm hôn nhau thắm thiết cháy bỏng nồng nhiệt còn lưu lại trong tâm hồn và trái tim tôi. Tôi dịch qua bài thơ có những câu đại khái:
Quan san muôn dặm sơn hà
Năm châu bốn biển đều là anh em

Tôi tỏ ra rất xúc động với tên thái thú Đức nô. Tôi viết gia đình là một tế bào của xã hội. Mô tả lan man về chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa nhân đạo vạn lần tư bản, cứ ba hoa phét lác thổi ống đu đủ như vậy cho hắn sướng lên. Tôi lại gửi cho bộ trưởng bộ nội vụ Đức một lá thư tương tự. Nhân dịp phái đoàn tòa án tối cao Việt Nam sang thăm hữu nghị tại cộng hòa dân chủ Đức tôi lại viết thư kể lể về hoàn cảnh cô đơn khó khăn của Sahra, dich ra tiếng Đức và cũng gửi cho tòa án tối cao Đông Đức. Tôi cứ chăm chỉ biên thư như một kiểu tuyên tuyền ngoại giao vận giữa hai nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em. Cách thức tôi làm như vâỵ là đánh một đòn cân não vào bản chất lưu manh, nghi kỵ nhưng lại hay thích sĩ diện của hai nhà nước cộng sản khố rách này. Tôi biết cả hai muốn đùn đẩy cho nhau việc bắt tôi về nước. Thằng nọ chờ thằng kia vì không muốn mất mặt vì quốc thể về ngoại giao về nhân đạo. Thằng nào cũng muốn chứng tỏ mình tử tế hơn thằng kia và sẽ đẩy chúng nó  vào thế bí. phải họp với nhau để tìm ra một biện pháp tối ưu về trường hợp của tôi.  Sau này khi đã sang Tây Đức, tôi may mắn được cơ quan Gausbehörde dà xét hồ sơ mật vụ Stasi  gửi cho tôi một bản sao có nội dung sau:

HA Konsuarische Angelegenheiten
Sektor III
Berlin, den 28.11.1985

Vermek: über ein Gespräche in der HA Konsularische Angelegenheiten am 26.11.1985 von 15.00 Uhr bis 15.30 Uhr
Teilnehmer: Genose. Minh Erste Sekretär der Botschaft der SRV, genose Heynert Sektorleiter in der HA Konsularische Angelegenheiten, Genose Friedlichriszik Mitarbeiter in der HA Konsulariche Angelegenheit

Das Gespräch fand auf Wunsch der HA Konsulariche Angelegenheit statt und verlief in  feuundschatlicher Atmosphäre.

Und  16 zeile lang gadieren. Nächste schrieb: Genose Heynert teilte mit, daß vietnamesicher Staatsbürger N H M geboren am 1.12.1953 in Ha Noi, wohnhaft in Schwerin Friedlich - Engels- Strasse 48, die für den 14.10.1985 vorgesehene Ausreise aus der DDR nicht wahrgenommen hat. Zum Sachverhalt machte er folgende Ausführungen.

Der o.g Bürger hält sich seit dem 21.9.1981 in der DDR zur Berufausbildung im VEB Lederwaren, 2781 Schwerin- Wuestmark, auf Herr N ist nicht im Besitz von Dokumenten. Der Heimatpaß bebindet sich in der Botschaft der SRV. Da der o.g. Bürger nicht zum vorgesehenen Termin aus der DDR ausreiste, haben die zuständiger Organe der DDR auf Ausweisung entschieden.

In Anbetracht dessen, daß aus der Verbindung mit der DDR- Bürgerin bereits ein gemeinsames Kind hervorgegangen ist und die Geburt des zweiten Kindes unmittelbar bevorseht, bittet die HA Konsularrische Angelegenheiten um Meinungsäuerrung, ob unter diesen Umstünden von vietnamesicher Seite auf die sofortige Rückkehr des Bürger bestanden wird.

Genose Minh nahm die Ausführungen zur Kenntnis und erwiderte, daß die Botschaft in Anbetrach der dargelegten Tatsachen nicht auf die sofortige Rückreise bestehe, sofern die Partner die Absicht haben, die Ehe zu schließen. Wenn das Fall sein sollte bittet er, den Bürger aufzufordern, sich umgehend in der Abt.Kooperation der Botschaft zu melden und die entsprechenden Anträge zu stellen. Danach könnten dann die konkreten Prüfungshandlunggen erfolgen. dann mit 10 Zeilen gadieren mit schwarztinten. weiß nicht Inhalt was noch zu schreiben?

Genose Sheynert teilte mit, daß vietnamesicher Staatsbürger N geb.1.12.1953 in Ha Noi, wohnhaft in Schwerin Friedlich- Engels Straße 48, die für den 14.10 1985 vorgesehene. Dann mit lange Zeilen fragen : wer, wo, was, wie, wen, warum, was verananlasst? Genosse Generalmajor Damm zur Information übersende ich Dir einen Gesprächsvermerk mit dem vietnamesichen Konsulat zu Fragen der Eheschliesung mit DDR- Bürgern. Ich lenke die Aufmerksamkeit besonders auf Punkt 5 des Vermerk.

Das ist als protokol zwieschen  Stasi und Viet Nam polizei im Gebäude Botschaft Viet Nam in Berlin.

Tôi tạm dịch ra tiếng Việt:
Lãnh sự quán HA
Khu vực III Berlin, 28.11.1985
Ghi chú: trong một cuộc trò chuyện trong Lãnh sự quán HA ngày 26.11.1985 từ 15:00 đến 15.30
Người tham gia: Genose. Minh Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán của SRV, Heynert đã giữ chức vụ trưởng phòng trong các lãnh sự quán HA, nhân viên đàm phán hữu nghị Genose trong các lãnh sự quán HA

Cuộc trò chuyện diễn ra theo yêu cầu của Lãnh sự quán HA và diễn ra trong bầu không khí thân mật hữu nghị cộng sản anh em

Bị gạch mực đen dài 16 dòng. Genose Heynert cho biết, công dân Việt Nam N H M sinh ngày 1.12.1953 tại Hà Nội, sống tại Schwerin Friedlich - Engels- Strasse 48, không đi từ GDR dự kiến vào ngày 14.10.1985. Trên thực tế, anh ta đã thực hiện các tiến trình sau.

Công dân ghi trên giữ từ ngày 21.9.1981 trong GDR để đào tạo nghề về hàng da VEB, 2781 Schwerin Wuestmark, đương s không có gi ấy tờ hợp pháp như hộ chiếu được ghi trong thông điệp của SRV. Kể từ ngày Công dân đã không rời khỏi GDR vào ngày đã lên lịch, các cơ quan có thẩm quyền của GDR đã quyết định trục xuất.

Trước thực tế là một đứa trẻ bình thường đã xuất hiện từ mối quan hệ với công dân GDR và việc sinh đứa con thứ hai sắp xảy ra, Lãnh sự quán HA đang hỏi ý kiến về việc, trong những trường hợp này, phía Việt Nam khăng khăng đòi trả lại công dân ngay lập tức.

Genose Minh đã ghi chú lại các bình luận và trả lời rằng, theo quan điểm của các sự kiện đã nêu, tin nhắn không nhấn mạnh vào hành trình trở về ngay lập tức nếu các đối tác có ý định kết thúc cuộc hôn nhân. Nếu đó là trường hợp, ông Minh yêu cầu công dân được khuyến khích báo cáo với hợp tác đại sứ quán của đại sứ quán và đưa ra các yêu cầu thích hợp. Sau đó kiểm tra mối quan hệ có hợp lý không? Sau đó với 10 dòng gadieren với mực đen. không biết viết gì mà lại xóa đi?

Genose Sheynert tuyên bố rằng công dân Việt Nam N sinh ngày 12.1.1953 tại Hà Nội, sống tại Schwerin Friedlich- Engels Strasse 48, dự kiến vào ngày 14.10.1985. Rồi hỏi với hàng dài: ai, ở đâu, cái gì, như thế nào, ai, tại sao, nguyên nhân gì? Đồng chí thi ếu tướng Damm cho biết thông tin, tôi gửi cho bạn một ghi chú với Lãnh sự quán Việt Nam về các câu hỏi về hôn nhân với công dân GDR. Tôi đặc biệt chú ý đến điểm 5 của ghi chú.

Đây là một protokol giữa cảnh sát Stasi và Việt Nam trong việc xây dựng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin mà tôi cơ quan Gauck cung cấp bản sao.
Ông Joachim Gauck nguyên là một mục sư đạo tin lành vì lý do nhân đạo công bằng được cử ra lãnh đạo cơ quan tìm kiếm hồ sơ cá nhân tất cả mọi công dân hai miền đông và tây Đức bị mật vụ Stasi theo dõi truy bức. Ai muốn đọc hồ sơ của mình làm đơn xin cơ quan này giúp đỡ. Ông Gauck từng là tổng thống nhà nước cộng hòa liên bang Đức. Tôi may mắn được xem lại hồ sơ của mình để biết tụi công an mật vụ đầu bò xã hội chủ nghĩa anh, chúng nó lên kết với nhau để xử lý vợ chồng và các con tôi ra sao?
           
26.8.1019 Lu Hà
             



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét