Linh thiêng đền cũ dựng đồi cao
Tả Hữu Thanh Long, Bạch Hổ chào
Dựa LƯNG Huyền VŨ tiền CHU Tước
Minh đường tháp bút thẳng trời sao
Hoàng quang Thuận
Phạm 3 lỗi đường qui, nhưng ông Thuận cố ép mấy vần cao, chào, sao. Dễ tưởng để giả mạo thơ tứ tuyệt hòng lừa bịp các anh Phèo cô Nở. Đây là thơ vua Trần Nhân Tông làm đấy? Nhưng thiên hạ này mênh mông lắm, không phải ai cũng dễ ngu mụ mẫm như Thuận và vây cánh buôn thơ tưởng. Không thể xếp vào thơ mới được, vẫn nên ném vào bị thập cẩm hổ lốn cuả dòng thơ tự do.
Căn cứ vào đâu mà ông Thuận dám gán cái đền thờ của Việt Nam vào hình ảnh phong thủy của Tàu? Liệu ông đã đi Tàu rồi về tả nhầm cho cái đền thờ ở Việt Nam?
Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
Thanh Long thuộc phương Đông
Chu Tước thuộc phương Nam
Bạch Hổ thuộc phương Tây
Huyền Vũ thuộc phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)
Linh thiêng đền cũ dựng đồi cao? Câu tối nghĩa đền nào linh thiêng dựng được cả đồi cao. Đền có trước đồi hay đồi đã có trước đền, khu đồi này có thể đã có từ thời bàn cổ ?
Tả hữu thanh long bạch hổ chào? Cũng tạm được có thể chào du khách đến thăm, còn chào người chết nằm dưới mộ là vô lý. Nhưng đã viết ngôi đền cũ thì chưa hẳn chào du khách mà chào chim quạ? Một câu thơ ngớ ngẩn.
Dưạ lưng huyền vũ tiền chu tước? Có người bảo huyền vũ là rùa nhưng theo tôi kim qui cũng là rùa. Người viết cố viết chữ huyền vũ để có vẻ ta đây cũng Hán học đây?
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Theo tôi là thơ tối nghĩa .Tiền chu tước là phiá trước có chim tước. Chim tước là chim sẻ? Nhiều người gọi với những tên khác nhau như : chu tước, khổng tước, kim tước v. v...
Minh đường tháp bút thẳng trời cao thì lại càng tối nghĩavới người Việt Nam. Minh đường có thể tên vua Minh Đường thì anh chàng này có tư tưởng Hán hoá, nô lệ Tàu rồi. Đền Việt Nam thì dính dáng gì với vua Minh Đường hoàng đế bên Tàu? Minh đường cũng có nghiã là con đường thẳng ở ngôi đền cũ hoang phế này không thể có dường thẳng to rộng được. Minh đường là tháp bút? Là ngọn tháp đền thẳng trời sao? Cũng ú ớ nhét chữ sao vào cho trọn bộ vần cao, chào , sao. Một bài thơ nhạt nhẽo vô vị thiếu hồn thơ, cảm xúc, tâm trạng con người. Thơ này để cho mẫu người gỗ, người máy không óc tim hưởng dụng là tốt nhất. Hay cho cánh cùng đinh như Chí Phèo, thị Nở hoặc cánh công an mạng ăn lương chuyên nghề phá quấy chửi bậy là thích hợp.
Tôi xin có thơ sau:
Ngôi Đền Hoang
Hiu hắt đồi cao quang cảnh lạ
Rồng xanh hổ đá cả hai bên
Chim tước rùa chầu mai trúc chắn
Ô hay! đây có một ngôi đền
Hoang vu lau lách trời mây tối
Lành lạnh xung quanh vắng bóng người
Thấp thoáng âm hồn rên rỉ khóc
Âm dương đôi ngả cũng xa xôi
Kẻ chợ dùng dằng đi chẳng nỡ
Khói hương nghi ngút cảnh điêu tàn
Không biết thờ ai mà buồn thế
Bản làng xa tít suối non ngàn
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Đền Cũ
27.8.2012 Lu Hà
Trích: Hang Tối
Phật thủ quả bày trong hang động
Cà sa đức Phật đủ SẮC màu
Voi nằm im ngủ trong thiền mộng
Nước vỗ đôi bờ trắng BÔNG lau
Hoàng quang Thuận
có 2 lôĩ phạm đường qui. Muôn thuở vẫn là thơ tự do.
Phật thủ qủa bầy trong hang động? Nghĩa là trong hang bàn thơ Phật có quả phật thủ bày ra để thờ ?
Cà sa đức Phật đủ sắc màu? Nghe nói Đức Phật chỉ mặc màu vàng duy nhất. Đức Phật có phải chú hề đâu mà lắm sắc màu. Đủ sắc màu là có màu gì trên đời này Phật mặc tuốt? Viết như vậy có khác chi nhạo báng lăng nhục Phật?
Voi nằm yên ngủ trong thiền mộng? Voi nào? Voi sống hay voi đá? Nhưng nằm ngủ trong thioền mộng là viết láo. Đả nhập thiền là lạc vào cảnh giới chân không hư vô tĩnh tại, các căn thức đều khóa lại. Nếu còn mộng là còn vọng tâm . Đã có vọng tâm là trái với lề lối nhà Phật.
Nước vỗ đôi bờ trắng bông lau? Ông tả hang động hay là tả dòng sông đây? Theo tôi đây là một bài thơ nhí nhố bậy bạ linh tinh.
Xin có thơ sau:
Hang Sâu Thăm Thẳm
Hang sâu nhũ đá tạc hình voi
Thấp thoáng trần cao mấy cánh giơi
Đốt đuốc dìu nhau lần bóng tối
Nôn nao tâm dạ thấy bồi hồi
Ngũ qủa Phật đài hương khói bay
Một dòng nước chảy vẫn vơi đầy
Đạo tràng tay chắp dăm ba vị
Du khách gần xa cũng ngất ngây
Hang này thăm thẳm ngày xưa đó
Là chỗ dung thân khởi nghiã binh
Khởi nghiệp từ đây Đinh Bộ Lĩnh
Trời xanh chẳng phụ tấm lòng thành
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Hang Tối
27.8.2012 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét