Trích: Đạt Ma
Đạt Ma sư tổ nhắm MẮT thiền
Thiện NAM tín NỮ có kiếp duyên
Phổ độ chúng sanh từ BAO kiếp
Đền thiêng ngài ngự ở bên thềm
Đạt Ma sư tổ nhắm MẮT thiền
Thiện NAM tín NỮ có kiếp duyên
Phổ độ chúng sanh từ BAO kiếp
Đền thiêng ngài ngự ở bên thềm
Hoàng quang Thuận
Chỉ tủn mủn có 4 câu mà phạm những 4 lỗi đường qui. Lịch sử bốn ngàn năm văn hóa của cha ông ta, có kế thưà chọn lọc luật đường thi của Tàu là 4 dạng niêm. Xuất sứ thơ này có từ đời nhà Đường do các văn thi sĩ thời đó tạo dựng nên và trải qua hàng nghìn năm đã tinh hoá được 16 phép niêm theo luật bằng trắc.
Người Việt Nam do bọn quan trường hủ lậu ngu dốt làm giám khảo ở các kỳ thi hương, hội, đình, nên chỉ mới tiêu hoá nổi có 4 dạng niêm thông dụng nhất, giới học thuật cao thủ đường thi thường gọi là giải số. Nhưng ngày nay con cháu ông Hồ còn tồi tệ hơn viết bậy nhắng nhít họ gọi là hiện đại, biến cách, biến thể đường thi. Nói bậy như vậy là thói bắt chước ăn cắp ngôn ngữ cách gọi của lục bát biến thể, hay song thất lục bát biến thể, vài trường hợp để hợp lý hoá rất hiếm hoi vài câu thơ lục bát, hay thơ song thất lục bát.
Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la (sa. prajñādhāra) và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình. Đạt Ma sư tổ đã được đền thờ nào ở Việt Nam mà ông Thuận dám bảo vua Trần nhập đồng đọc cho ông chép. Không những thế thơ viết bậy sai niêm luật không thể so sánh thơ đường như thơ lục bát ở dạng biến thể được. Nhưng biến thể của lục bát cũng có quy tắc rất chặt chẽ.
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ! ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông xáo với măng....
Thơ như thế gọi là biến thể; vì chữ đêm chữ cuối câu 6 ở trên vần với chữ mềm vị trí số 4 câu 8 ở dưới. Do vậy cấu trúc của câu 6 trên cũng thay đổi tạm thời không theo nguyên tắc nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Ta thấy rất hiếm hoi và rất hạn chế trong thơ lục bát biến thể loại này, nhưng hợp lý văn cảnh tình thì thơ lại rất hay. Nguyễn Du thỉnh thoảng cũng biến thể lục bát trong Truyện Kiều. Thơ thế mới chỉ gọi là bỏ luật phá niêm một chữ thôi là được. Nhưng thơ ông Thuận rối loạn tùng phèo và để bảo vệ cho cái dốt của Thuận, vây cánh các cai thầu thơ văn lại tôn xưng là ông Thuận giỏi quá, cực giỏi đã biết làm thơ đường biến thể, sáng tạo hiện đại vô cùng, thật là trơ tráo bỉ ổi quá mức. Cả nền lịch sử văn hiến 4 nghìn năm cuả dân tộc, phút chốc bị họ thiêu hủy khinh thường, đạp xuống bùn đen, lạị còn mạo danh lăng mạ cả tài thơ văn cuả tiền nhân là một điều chỉ có thể sảy ra dưới chế độ kiêu binh công an trị.
Đạt Ma sư tổ nhắm mắt thiền? Ai dám chắc sư tổ một bậc đại thiền sư lúc nào thiền cũng phải nhắm mắt, người giỏi thiền thâm sâu mở to mắt vẫn thiền được kia mà? Ông này xuyên tạc cả phong thái thiền cuả ngài bồ đề Đạt Ma.Thiện nam tín nữ có kiếp duyên? Câu này nói như vẹt chẳng dính dáng gì với ngài Đạt Ma cả? Phổ độ chúng sanh từ bao kiếp - Đền thiêng ngài ngự ở bên thềm. Đạt Ma đã ở trong đền rồi, có toà sen, có chư Phật, chư Tăng mà ông Thuận lại bảo Ngài Đạt Ma chầu rìa ngồi ở bên thêm như chúng sinh bình thường? Ông viết vậy có khác chi sỉ nhục Ngài Đạt Ma tổ sư ở bên Tàu?
Vậy tôi cũng có thơ sau để ca tụng công đức Ngài bồ đề Đạt Ma thật sự từ tấm lòng ngưỡng mộ của tôi, chứ chẳng vì tiền bạc danh vọng quyền lực quái gì như ông Thuận đâu nhé.
Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư
Lịch đại thiền tông đệ nhất tổ
Đạt Ma vượt biển đến Trung Hoa
Ấn Độ cà sa màu nhuộm đỏ
Thiếu Lâm Phật tự chọn đường tu
Bồ đề Tây Trúc sang Yên Tử
Đức Phật quảng thông cả Á Châu
Cầu vồng hiển lộ chòm mây sắc
Tinh tấn nhân gian đức hiếu hoà
Trăng soi sáng tỏ bên thềm Việt
Tâm lắng xua tan mọi nỗi niềm
Phổ độ chúng sinh về cực lạc
Quy y tam bảo vững bền thêm
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do cuả Hoàng quang Thuận: Đạt Ma
28.8.2012 Lu Hà
Trích : Rốn Nước
Địa linh nhân kiệt trời Hoa Lư
Rốn nước điều âm dương khí trừ
Thông gió thông mưa thông lũ lụt
Rốn trời nước lũ có bao dư.
Hoàng quang Thuận
Bài thơ này đọc lên với lối nói kiêu ngạo dâm loạn chứ ca ngợi quái gì cái rốn cuả thần Cao Sơn. Điạ linh nhân kiệt trời Hoa Lư. Mở đầu như vậy tạm được
Rốn nước điều âm dương khí trừ? Ông viết vậy có khác chi tả bộ phận sinh dục cuả người phụ nữ. Cái rốn nằm ở vùng bụng dưới người đàn bà để điều hòa khí âm dương.
Thông gió thông mưa thông lũ lụt. Khí dương cuả người đàn ông bế tắc lại cần cái âm hộ người đàn bà để thông khí như tránh những cơn điên ngập lụt dục vọng?
Rốn trời nước lũ có bao dư? Một câu thơ vô nghĩa ngớ ngẩn dâm loạn gán sang cả cho thần Cao Sơn?
Tôi cũng có thơ sau:
Thần Cao Sơn Hút Nước
Từ đền thần núi Cao Sơn xuống
Có một trũng sâu hút nước dư
Cứu giúp muôn dân trừ ngập lụt
Kinh đô Đại Việt cả Hoa Lư
Rồng vàng cất cánh gọi Thăng Long
Bồi đắp phù sa lớp sóng hồng
Đại La thành lũy bao triều đại
Lũ giặc ba Tàu có biết không?
Rốn nước tạo ra chàng Sơn Khánh
Công lao con rể đức vua Hùng
Tản Viên xếp đá cao từng bậc
Thủy quái lùi xa biển trập trùng.
thơ làm nhân đọc 4 câu thơ tự do của Hoàng quang Thuận: Rốn Nước
28.8.2012 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét