Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Bình Thơ Bài: Đà Lạt Tím Hoàng Hôn

 

Rồi ngày ấy khi em tròn mười tám
Bóng hình nào đưa em tới hoàng hôn
Để rồi đây và sau này mãi mãi
Đọng lại trong em lưu luyến mối duyên đầu.


Em vẫn biết hai đứa mình hai lối
Cuộc chia tay cay đắng đến ngọt ngào
Nhưng không thể nào làm phai nhạt
Dấu ấn đầu đời luôn đọng mãi trong tim.

Hai chúng ta bên đôi bờ hạnh phúc
Cho Cam Ly ai gọi Thác tuôn trào
Hồ Than Thở lưu hồn ai một thuở
Mỗi khi về Đà Lạt đứng hoàng hôn.

Bao mộng mơ trong Quán Thơ còn đó
Giếng Giải Oan không vơi được nỗi sầu
Hồn vương vấn bâng khuâng lòng lữ khách
Cam Ly ơi! Sao đưa lối lạc đường?

Bên lối hẹn phiến đá sầu hoang lạnh
Cho câu thơ ai khắc lại nỗi tơ lòng
Kỷ niệm đắng-ai trao?-ai giữ lại?
Văng vẳng chuông chiều, Đà Lạt tím hoàng hôn.

NN (đêm 16.12.2011)


Chuông Chùa Hồn Bay
chuyển thể từ thơ Nguyệt Nhi: Đà Lạt Tím Hoàng Hôn

Từ ngày mười tám tuổi xuân
Bóng hình anh đã theo vần thơ bay
Để rồi mãi mãi chia ly
Âm dương đôi ngả chai lỳ tháng năm

Sương mù vương vấn âm thầm
Chia tay cay đắng tím bầm ruột gan
Lửng lơ kià đám tro tàn
Dấu đời in đọng trăm ngàn con tim

Kià ai thơ thẩn đi tìm
Cam Ly thác đổ dấu chìm bóng mơ
Xa xa ma khóc bên hồ
Mỗi khi Đà Lạt mờ mờ khói sương...

Quán thơ tình cũ còn vương
Giếng oan rưả hết nỗi lòng tương tư
Hoàng hôn cho lữ khách sầu
Cành thông lá trúc cam lồ lệ tuôn

Phiến sầu đá lạnh tê hồn
Câu thơ ai khắc bồn chồn lòng ta
Biết bao kỷ niệm la đà
Lừ đừ cá lội chuông chuà hồn bay....!

18.12.2011 Lu Hà


Tôi rất xúc động khi đọc bài thơ của Nguyệt Nhi. Một thiếu nữ mới tập làm thơ mà tâm hồn rất sâu lắng thiết tha với tình đờ. Giống như Hàn Mạc Tử chỉ một bức ảnh tặng của cô Hoàng thị Cúc tức nữ sĩ Hoàng Hoa mà Tử cũng viết được bài thơ Đây Thôn Vĩ Giạ nổi tiếng.

Ngày xưa các cụ nhà ta hay làm thơ đường luật. Các cụ thường bám theo vần để hoạ lại thơ cuả nhau. Nhiều bài chỉ giữ lại vần bằng, nếu thơ theo lối vằn bằng. Còn hoạ theo vần trắc tôi chưa thấy trường hợp nào, nếu thơ theo lối vần trắc ở chữ cuối cùng như câu 1, 2, 4, 6 và 8. Hình như trong lịch sử tôi chưa thấy ai làm. Người ta mới chỉ xét theo luật bằng trắc tình từ chữ thứ 2 trong câu 1 là bằng hay trắc mà gọi cả bài thơ theo luật bằng hoặc trắc. Còn Thơ theo lối vần trắc ở chữ cuối cùng trong 5 câu, 1, 2, 4, 6, 8 rất khó hoạ, nếu là đường thi 8 câu 5 vần. Nếu là 5 vần trắc cả thì 3 vần kia các chữ cuối cùng phải vần bằng như các câu thứ 3, 5 và 7. Làm thơ theo 5 vần trắc, ba vần bằng trong thể thơ thất ngôn bát cú về nguyên tắc không có gì phải bàn, nhưng theo lối này rất hiếm hoi.Tuy hoạ lại thơ nhưng ý nghiã nội dung tư tưởng thì muôn hình muôn vẻ theo từng trạng thái cảm xúc cuả từng cụ. Người thì hiệp vận, kẻ thì hiệp vận đối luật, có nguời thì giữ nguyên vận tức là cả vần và ý theo đúng như nguyên tác. Tôi chỉ hiểu biết sơ thiển như vậy thôi, rất mong các vị đàn anh cao minh chỉ giáo cho.

Ngày nay các văn thi sĩ hải ngoại đã tiến lên thêm một bước là người ta hoạ thơ cuả nhau ở tất cả mọi thể loại, không chỉ đơn thuần là Đường Luật mà còn Song Thất Lục Bát, Lục Bát, 8 chữ, 5 chữ v.v...

Hoạ thơ cũng vất vả như làm thơ vậy. Yêu cầu thì khắt khe ngặt nghèo, nguyên tắc chỉ được theo vần bằng, còn vần trắc thì bất chấp. Nếu toàn bộ bài thơ theo lối vần bằng ở chữ cuối cùng trong câu. Các chữ đứng trước vần bằng ta muốn hoạ theo không được trùng với nguyên tác cuả bài thơ gốc. Ví dụ như tứ tuyệt thì chỉ được hoạ theo đúng 3 vần bằng, còn các chữ khác yêu cầu không được dùng lại cuả tác giả bài thơ gốc, chỉ trường hợp bí chữ vào ở thế kẹt, không dùng lại không xong, nhưng chỉ được phép đúng một chữ Tôi có suy nghĩ như vậy là theo thiển ý cuả tôi. Vì tới nay chưa ai nêu ra một quy tắc hoạ thơ hoàn hảo tổng hợp các thể loại mà chỉ là những quy định cổ truyền mà ta cứ thế mà làm.

Nội dung cảm xúc các bài thơ hoạ phần lớn rất khác với bài thơ gốc. Cho nên theo tôi cũng rất trân trọng những bài thơ hoạ, bởi vì nhiều thi sĩ cũng phải chắt lọc gửi gắm vào đó bao nhiêu tâm tư, tình cảm và sáng tạo cuả riêng mình. Chuyển thể thơ cũng là một hình nghệ thuật độc đáo, nhiều người còn gọi là dịch thơ như ý kiến cuả nhà văn Võ Phiến và nữ thi sĩ Huệ Thu.

Thơ phú cũng giống như một viả than lộ thiên khinh khủng cuả nhân loại. Nếu ta biết trân trọng nó, biết đâu đấy ta lại chẳng luyện ra dưọc một thứ than cốc cốc tuyệt hảo, cho ta năng lượng dồi dào hơn để sưởi ấm trái tim băng giá trên kỷ nguyên băng hà cuả vật chất, hưởng thụ và ích kỷ .

Tôi đã chuyển thể bài thơ cuả nàng Nguyệt Nhi ra lục bát. Phải thưà nhận Nguyệt Nhi có trí tưởng tượng rất cao, cũng mênh mông ly kỳ không kém Hàn Mạc Tử. Đây là một người con gái có tài văn thơ.
Nhưng Nhi chưa được một bậc đàn anh nào cao thủ nào về thơ giúp đỡ nên thơ Nhi chỉ đạt ở mức tâm hồn rung động tức thời khi cõi lòng tăm thẳm cuả tâm hồn và tình yêu trỗi dậy. Từ hình ảnh thực tế thẩm thấi vào bộ óc và phản chiếu lại một cảm quang trìu tượng như một phụ nguyên thần cảm hứng từ một không gian nào đó điều khiển viết ra những dòng não ruột ưá gan.

Bài thơ này rất hợp với trình độ cuả một cô gái xa Việt Nam đã lâu, giỏi tiếng Tây nhưng thủ pháp gieo vần cuả thể thơ 8 chữ chưa đạt. Lúc thì 7 chữ, 8 chữ, 9 chữ. Tôi tin rằng Nhi đã đọc thơ Việt Nam và bắt chước theo lối gieo vần chéo và chưa thật đúng vần.
 Tôi không muốn phân tích nhiều về kỹ năng gieo vần cuả Nhi, về thủ pháp làm thơ 8 chữ, vì chẳng có ai bày vẽ chỉ bảo cho Nhi cả. Tôi chỉ xin đi sâu vào trí tưởng tượng siêu kỳ cuả nàng, vô tình nàng đã đạt đến cảnh giới cuả thơ như trường hợp Hữu Loan vậy một thể thơ rất tự do chả theo một lề luật gì cả.

"Rồi ngày ấy khi em tròn mười tám
Bóng hình nào đưa em tới hoàng hôn"

Qua hai câu đầu đã giới thiệu đề: cô gái đó khi tròn 18 tuổi là ai? Là Nhi thì chưa chắc? Có thể là từ một cuốn tiểu thuyết tình nào đó cuả các nhà văn miền Nam mà Nhi vô tình được đọc?
Chuyện tình Lan và Điệp cũng là một sản phẩm cuả hư cấu, do trí tưởng tượng cuả một nhà văn nào đó, có hàng trăm nghìn cô gái thất tình đi tu thì thiếu gì đề tài để mà sáng tác? Nói như vậy
không có nghiã cô gái nào xuống tóc đi tu đều thất tình cả.

"Để rồi đây và sau này mãi mãi
Đọng lại trong em lưu luyến mối duyên đầu."

Nàng gặp chàng là  duyên hay nợ? Mối tình đầu là mối tình đẹp nhất cuả Nhi có thể ở ngay đất Tiệp hay những chuyến về Việt Nam thăm nhà được khéo léo lồng vào cảnh Đà Lạt khi xem tấm ảnh thật là một trí tưởng tượng tuyệt vời như Hàn Mạc Tử chẳng quen biết gì cô Cúc mà cũng:" Áo em trắng quá nhận không ra...."

" Em vẫn biết hai đứa mình hai lối
Cuộc chia tay cay đắng đến ngọt ngào
Nhưng không thể nào làm phai nhạt
Dấu ấn đầu đời luôn đọng mãi trong tim "

Một tình yêu oan trái thực sự cuả Nhi hay chỉ trong cuốn tiểu thuyết Lan Và Điệp đây? Biết không thể lấy được nhau vì đẳng cấp, tôn giáo, tuổi tác, hay một lý do nào đó nhưng vẫn cứ yêu nhau để tạo ra một dấu ấn trong tim không bao giờ phai nhạt? Thật là sầu khổ quá Nhi ơi, mong rằng chuyện đó không thực sự sảy ra trong cuộc đời cuả Nhi mà chỉ là sản phẩm nghệ thuật Nhi hư cấu mà ra.

"Hai chúng ta bên đôi bờ hạnh phúc
Cho Cam Ly ai gọi Thác tuôn trào
Hồ Than Thở lưu hồn ai một thuở
Mỗi khi về Đà Lạt đứng hoàng hôn."

Đúng là cảnh trong mấy bức ảnh rồi, ảo não vơ vẩn cuả những linh hồn ma.... Biết bao cô gái đã lao đầu xuống hồ tự tử đây? Thác đau thương, hồ than thở, suối chia ly buồn quá Nhi ơi là Nhi.
Tôi chưa hề biết Đà Lạt nhưng nhìn mấy tấm ảnh này mà cũng thấy buồn vui lẫn lộn, và có cảm giác rờn rợn. Vui vì cảnh đẹp trữ tình thơ mộng, rờn rợn vì những hồn ma mặc áo trắng chưa siêu thoát được....

"Bao mộng mơ trong Quán Thơ còn đó
Giếng Giải Oan không vơi được nỗi sầu
Hồn vương vấn bâng khuâng lòng lữ khách
Cam Ly ơi! Sao đưa lối lạc đường?"

Bốn câu này theo tôi hay nhất, tuy rằng cách gieo vần chưa đạt. Nhi còn phải cố gắng hơn nhiều mới được để trở thành một nhà thơ thực sự. Nhưng tiềm năng, trí tưởng tượng thì lại rất phong phú. Làm thơ theo tôi trí tưởng tượng còn cần thiết hơn cả lý trí.

"Bên lối hẹn phiến đá sầu hoang lạnh
Cho câu thơ ai khắc lại nỗi tơ lòng
Kỷ niệm đắng-ai trao?-ai giữ lại?
Văng vẳng chuông chiều, Đà Lạt tím hoàng hôn."

Rất hay, rất trìu tượng, rất tình tứ, chan chưá, cảm động nên tôi bỏ qua về kỹ thuật gieo vần thủ pháp làm thơ cuả Nhi. Chúc Nhi sáng tác nhiều hơn nưã .

18.12.2011 Lu Hà













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét