Tôi
đã đọc đi đọc lại 4 bài thơ “ Hai Sắc Hoa TiGon“ nhiều lần của một nữ thi sĩ lấy
tên là T.T.Kh. Sau lại nghe nhiều người nói khả năng là của thi sĩ Thâm Tâm.
Chính tôi lại là một người trong lúc hứng thú, bốc lên niềm cảm xúc lạ lùng về
thân phận và cuộc đời tình ái chìm nổi lênh đênh của mình mà ngậm ngùi hoạ lại
cả 4 bài thơ của nàng. Theo nhận xét của tôi thì giọng thơ này đúng là cuả một
người đàn ông thất tình, vì bị người yêu bỏ rơi thì đúng hơn.
Có
thể lắm chàng thi sĩ Thâm Tâm lại vì sĩ diện và lòng tự ái trong cảm xúc đau khổ
tột cùng cuả sự mất mát hụt hẫng mà viết ra ra thơ chăng? Bình thường ra làm
thơ rất khó nếu không phải là loại người đa cảm đa tình và biết qua một số
nguyên tắc làm thơ, sẽ ngẫu nhiên tuôn ra thay cho những dòng nước mắt. Chàng
đã viết ra 4 bài thơ tình và ký tên T.T.Kh, còn nhờ em gái mình, hay một cô gái
nào đó chép lại và tự mang đến toà soạn để khỏi bẽ mặt mình. Cả 4 bài thơ này rất
hay, cảm xúc dạt dào bi ai, sầu cảm vô cùng. Nhưng xin phép thưa với các bạn:
theo tôi nghệ thuật chưa phải vào hàng cao thủ như các ông Tản Đà, Nguyễn Bính,
Hồ Dzech thời bấy giờ trong loại thơ 7 chữ. Lục bát cũng có giới hạn cuả nó.
Nhiều người làm thơ lưu loát, điêu luyện hơn nhưng vẫn không dễ gì đi vào lòng
người bằng những câu những chữ bình dân, mộc mạc của tác giả. Tác giả cũng tỏ
ra là người thành thạo trong loại thơ 7 chữ cách gieo vần tương đối chuẩn theo
dạng thơ tứ cú, nhiều người gọi là thơ tứ tuyệt viết theo lối mới không có đối
chữ. Đáng tiếc tác giả không có gan công khai nói rõ tên mình. Có thể tác giả
qua đời sớm, nên chưa có cơ hội đính chính lại? Đến bây giờ nhiều thế hệ trôi
qua vẫn còn gọi là nghi án văn học. Ai là người thực sự sáng tác ra mà công
khai trên báo và cả cô em gái nào đó làm chứng? Nếu tác giả còn sống mà nghe
thiên hạ xôn xao bàn luận mãi về cô Khánh nào đó, mà không phải thực sự do
Khánh làm, lương tâm nào mà yên được. Cô Khánh thời đó cũng không dám lên tiếng
đính chính và cũng cố tình lờ đi và quên đi. Vì người ta chỉ viết tắt T.T.Kh
thôi, sao mình lại có thể gây sự được với anh chàng họa sĩ kiêm thi sĩ đa tình
này được. Anh ta yêu mình như vậy thì có tội tình gì và mình cũng chả từng có
những phút giây hồi hộp đó sao?
Theo
tôi giọng thơ này không phải là tâm trạng cuả một cô gái trẻ 18, 19, hoặc 20 tuổi,
nghe nói Khánh chỉ học có hết lớp 4.
„Đẹp
gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã
bạc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc
uá giết dần đời thiếu phụ
Thì
ai trông ngóng chẳng nên chờ…“
Hay:
" Ngang trái đời hoa đã uá rồi
Từng
muà gió lạnh sắc hương rơi ! „
Giọng
thơ đúng là một ngã đàn ông, có sỏi có cát trong đầu về tình ái, lại tỏ ra
thành thạo trong cách gieo vần, bằng trắc của dòng họ thơ Đường Luật, viết sang
lối mới. Tôi tin không có người con gái nào dám viết như vậy, toàn những từ ngữ
tự xỉ vả mình, tan nát, mất trinh tuyết, tóc uá, hoa rơi, nhụy tàn v.v.. Dù cho
có đến bà lão đau khổ về tình ái đến đâu cũng không dám viết ra như vậy. Thời
đó tuy là thời nho mạt, nhưng lễ giáo Khổng Tử còn nặng lắm. Nam nữ thụ thụ bất
thân, chỉ một cái nắm tay thôi cũng có chuyện rồi nếu chưa phải là vợ chồng. Thật
vô lý, tâm trạng như vậy lại gán cho một cô gái 18, 20 tuổi? Thâm Tâm hay một
thi sĩ nào đó đã làm bài thơ này vì anh đã dốc ra toàn bộ sức lực, cảm xúc, đau
đớn tột cùng? Nhưng tôi cũng trách anh, vì đó là xúc cảm cuả anh, sao lại nỡ
gán cho một cô gái, ký tên là T.T.Kh, sau đó thì biến mất dạng vì lương tâm anh
cũng có nhiều điều khó nói ra? Tất nhiên thiên hạ, độc giả là những người thưởng
thức, họ quý mến tác giả, vì thấy bài thơ hay quá lại do một người phụ nữ viết
ra. Tôi chỉ xin mạo muội tâm sự với các bạn như vậy thôi. Chính tôi cũng đã hoạ
lại cả 4 bài thơ cuả T.T.Kh sao tôi không được quyền tự do nói ra những cảm
nghĩ cuả mình nhỉ.? Theo tôi nữ thi sĩ T.T.Kh không hề có ở trên đời này, mà chỉ
là một cái tên giả tưởng cuả một chàng thi sĩ nào đó ma lanh, quỷ quái, đa tình
thời đó viết ra. Theo tôi rất có thể là Thâm Tâm làm ra 4 bài thơ này. Tài năng
cuả Thâm Tâm cũng có giới hạn, nhưng trong một lúc đau khổ tột cùng mà chàng dốc
toàn bộ tổng lực ra được 4 bài thơ tuyệt hảo và bài Tống Biệt Hành cũng đáng để
người đời ngưỡng mộ lắm rồi.
18.2.2010
Lu Hà
Thương
Cánh Hoa Tim
hoạ
Hai Sắc Hoa TiGon cuả T.T.Kh
Nhớ
muà năm ngoái đoá TiGon
Thoang
thoảng hương bay gợi nỗi buồn
Tôi
thấy lòng mình tê tái quá
Ngậm
ngùi thương mãi buổi hoàng hôn
Thuở
đó ngày xưa thật lạ lùng
Rì
rào nắng trải lót bờ phong
Ngây
thơ tôi cứ tin đời đẹp
Muôn
cánh hoa tim chẳng biến lòng.
Tôi
biết làm sao được hở trời !
Người
đi biền biệt áng mây trôi
Đường
xa vút bóng mờ sương thẳm
Để
lại vườn tình hoa lá rơi !
Người
vẫn thường hay đứng ngắm tôi
Mê
say nét bút vẽ hoa cười
Chân
dung vương vấn hồn thi sĩ
Mái
tóc mây bay sợi rối bời .
Thơ
thẩn chiều nay lại nhớ người
Một
muà hoa trắng cuả chia ly
TiGon
lả tả rèm buông phủ
Lạnh
lẽo đèn khuya giọt nến dời !
Một
bước chân đi phận bẽ bàng
Dưới
dàn thiên lý khóc bi thương
Ngoài
kia sương muối rơi nhiều lắm
Ai
biết đời tôi chịu lỡ làng.
Pháo
nổ chiều tà hoang dại thu
Cuộc
đời như thể giấc chiêm bao
Người
đi xa lắm tôi buồn nhớ
Áo
trắng cô dâu gió lững lờ…
Tôi
nhớ thương ai hận một đời
Buồng
không lạnh ngắt một mình tôi
Chồng
tôi năm tháng thêm hờ hững
Cỏ
uá cành khô cách biệt rồi…
Eỏ
lả lược gương trống trải nhà
Buồn
xem tiểu thuyết đoá hoa xưa
Có
ai viết cánh hoa tim vỡ
Như
thể lòng tôi tuyết trắng pha
Tôi
vẫn không quên tiếng thở dài
Ngày
xưa người đã nhắc cho tôi
Tình
ta như cánh hoa tim vỡ
Anh
sợ đời ta cũng thế thôi.
Tôi
nhớ canh khuya tiếng gọi đò
Bên
bờ sông vắng lá vàng thu
Đường
phong xa thẳm mù sương cát
Dấu
bóng người đi vẫn nhạt nhoà
Sau
trước thì tôi đã lấy chồng
Ngàn
thu buồn lắm bóng tà dương
Hoàng
hôn phủ xuống đời đau khổ
Người
ở phương xa có tủi lòng ?
15.2.2010
Lu Hà
Khổ
Lụy Tình Em
hoạ
bài thơ Thứ Nhất cuả T.T.Kh
Buổi
ấy thơ bay tà áo trắng
Nữ
sinh trinh bạch một mùi hương
Bỗng
đâu gió chướng từ xa lạ
Thổi
tắt lòng em nỗi xót thương
Tôi
có ngờ đâu cuộc biển dâu
Trùng
dương sóng dữ một đời hoa
Hàng
phong ủ rũ thuyền thăm ván
Bãi
biển người đi cách biệt xa…
Thui
thủi đèn khuya một bóng hình
Tôi
thương lá rụng dưới vòm xanh
Trăng
sao buồn bã vương tà áo
Ánh
sáng xa xăm khóc phận mình.
Pháo
cưới kiệu hoa đã đến nhà
Để
rồi tôi vẫn phải đi theo
Ngại
ngùng mưa nắng thương buồn nhớ
Phòng
lạnh trời ơi, gió bốn muà…
Từ
đó trở đi rũ cánh rèm
Hương
hoa hò hẹn bóng trăng yên
Còn
đâu bóng dáng bên vườn vắng
Nhặt
cánh cánh TiGon chạnh nỗi niềm
Đã
mấy thu rồi tưởng lãng quên
Bỗng
đâu gió thổi cánh hoa quen
Bâng
khuâng khơi lại dòng thương cảm
Hận
lỗi cung đàn để mất duyên
Mảnh
mai một đoá hoa tim vỡ
Như
những cuộc tình tiếc ngẩn ngơ
Lần
lưã qua đi mùi cỏ uá
Vườn
Thanh xơ xác chẳng nên chờ
Thôi
thúc lòng tôi phải viết ra
Như
tôi lỗi hẹn mối tình xưa
Hãy
quên đi nhé thương và nhớ
Đừng
khóc thở than với cả thơ
Khắc
khoải canh khuya Cuốc gọi hè
Giọng
buồn thê thảm để ai nghe
Bên
song cưả sổ trăng nhìn lén
Thiếu
phụ cô đơn lại não nề
Thôi
thế thì thôi đã hết rồi
Cánh
hoa tim ấy đã tàn phai
Tiếc
chi một mảnh tình xuân héo
Khổ
lụy thương đau nặng gánh đời !
15.2.2010
Lu Hà
Tôi
Khổ Thế Này
hoạ
bài thơ cuối cùng cuả T.T.Kh
Thu
đến, xuân đi, tháng lại qua
Mấy
muà băng giá hẹn thương đau
Ba
năm dồn lại vuơng sầu tủi
Em
vẫn âm thầm nhắc lại đâu ?
Thôi
nhé anh ơi, ngậm đắng cay
Càng
thương càng nhớ hận chia ly
Vườn
Thanh gió chướng TiGon nát
Ai
viết thành thơ sự đã rồi ?…
Tháng
lại ngày qua một nỗi niềm
Muà
đông băng giá cõi lòng em
Bài
thơ chan chưá ba người đọc
Đan
áo cho chồng thiên hạ xem …
Là
khổ đời nhau anh biết không
Ngàn
năm lễ giáo có khoan dung
Thương
đau rỏ giọt tàn canh lệ
Leo
lắt đèn khuya điệu não nùng
Rầu
rĩ canh dư một cảnh tình
Bài
thơ ưá máu khóc điêu linh
Thuyền
em thăm ván còn quay lại
Đổi
lấy hư vinh chỉ một mình…
Oán
trách làm chi một cuộc đời
Từng
đêm giông bão cánh hoa rơi
Buồng
the quanh quẩn hồn tê dại
Thương
khóc người ta chẳng giữ lời !
Tôi
giận hờn anh nỗi đắm say
Mỗi
dòng mỗi chữ viết sao đây
Tâm
hồn tù túng buồn thê thảm
Tôi
nhớ từng đêm nỗi oán dày
Héo
hắt tàn canh chẳng được yên
Ngoài
trời mưa gió cánh hoa chen
Thương
anh lầm lũi phương trời thẳm
Khổ
aỉ trùng dương tủi lụy phiền
Anh
ở phương nào có nhớ nhung
Lòng
còn thổn thức nghẹn ngào thương
Tuổi
thơ non dại đâu còn nưã
Thoang
thoảng tình em lạnh giá hương
Đông
đến thu tàn trăng mờ soi
Thương
anh sao nỡ trách không thôi
Mưa
lòng rầu rĩ theo năm tháng
Trời
hỡi, sao tôi khổ thế này?
16.2.2010
Lu Hà
Đan
Áo Dở Dang
hoạ
thơ T.T.Kh
Em
đi tìm lại bến yêu
Sầu
vương bi lụy mang nhiều khổ thương
Giang
đầu ngào ngạt mùi hương
Trái
tim theo cánh chim sương bão bùng
Mịt
mùng chẳng thấy hừng đông
Xót
xa cho kẻ lấy chồng mù tăm
Mấy
muà đông lạnh băng tâm
Áo
len đan giở trái tim chất chồng
Lồng
son buộc sợi tơ hồng
Con
chim bé nhỏ theo dòng tương tư
Bốn
muà nhạt nhẽo bơ vơ
Tiêu
sơ tàu lá bơ phờ khóc than
Rối
lòng gỡ chỉ áo đan
Đan
đi đan lại tấm thân phũ phàng
Vàng
anh ủ rũ não nùng
Làm
sao thoát khỏi lồng vàng khổ đau
Ngoài
kia mưa nắng lao xao
Còn
chi mong đợi muà hoa nắng vàng
Thương
con chim nhỏ trong lồng
Như
người nhân thế lạc vòng trần căn
Tình
thù duyên trái oán hờn
Bao
đời lễ giáo giam thân má hồng
Tháng
năm tóc uá héo lòng
Miả
mai cho kẻ cùng đường như tôi
Đời
em khổ lắm chị ơi!
Đêm
giông mà nghĩ ngày mai ngậm ngùi
Ngoài
trời tầm tã mưa rơi
Vùi
chôn sầu tủi đầy vơi tuôn trào
Áo
len dang dở nghẹn ngào
Đêm
đông gió bão bao giờ thì tan
Xứ
sở lạ, tháng năm tàn
Tìm
đâu thấy bến muôn vàn yêu thương !
16.2.2010
Lu Hà
Tiễn
Bạn Lên Đường Tòng Chinh
hoạ
theo ý thơ cuả Thâm Tâm
Đưa
tiễn bạn lòng buồn vời vợi
Tôi
có nghe sóng dội trong lòng
Hoàng
hôn rỏ giọt sương trong
Thách
ghềnh mây phủ bước đường trần ai
Bụi
hồng trần người đi kẻo mỏi
Xa
gia đình lầm lũi dửng dưng
Không
sông thiếu bóng trăng suông
Nỉ
non hò hẹn lỡ làng tuổi xuân
Dáng
côi cút trên con đường nhỏ
Dặm
nẻo xa ấp ủ chinh nhân
Quyết
nuôi chí lớn phong trần
Thương
người Li Khách dấn thân hiểm nghèo
Mẹ
ở lại ba thu mòn mỏi
Chẳng
an tâm còm cõi chờ mong
Hoa
sen nở rộ ao làng
Khuyên
em hai chị tuôn dòng lệ rơi !
Chiều
hôm trước tỉ tê trò chuyện
Nhắn
nhủ hoài căn dặn thiết tha
Sáng
nay trời chưả vào thu
Em
trai mắt biếc nghẹn ngào khăn tay
Em
bé nhỏ chia ly bịn rịn
Đi
thật rồi biết đến khi nao
Bao
giờ anh trở lại nhà
Mẹ
thà như chiếc lá đa cuối muà
Khăn
tay ướt đầm đià rỏ lệ
Chị
thì coi hạt bụi mù xa
Em
cay giọt rượu la đà
Đời
say thì mấy muà thu lá vàng
Gió
heo hút nưả vầng trăng tỏ
Mây
thu về bóng đổ thềm vương
Ngậm
ngùi Li Khách khóc thương
Tiếng
đời xô động chiến trường gọi Anh !
16.2.2010
Lu Hà
Hôm
nay đọc trang web Tra Sơn Thi Đàn tôi sực nhớ có bài thơ trả lời người yêu cuả
Thâm Tâm. Tôi tìm lại bài thơ và tôi càng khảng định 4 bài thơ hai sắc hoa Tigon
cuả T.T.kh nhất định do Thâm Tâm làm.Thâm Tâm yêu Khánh.Nhưng Khánh không yêu
Thâm Tâm tha thiết ngoài đời như mô tả trong thơ .Thâm Tâm đã mưọn tên Khánh mà
viết ra nỗi lòng mình bi thương sầu cảm vô cùng. Nhưng bài thơ trả lời ngưòi
yêu càng khảng định Khánh chẳng đằm thắm gì lắm với Thâm Tâm, nên chàng Tâm Tâm
mới lồng lộn trút hết cả bực dọc oán hận vào bài thơ. Nếu Khánh yêu Thâm Tâm thực
lòng, và hai người rất yêu nhau,sau đó Khánh bị cha mẹ ép gả cho người khác thì
Thâm Tâm không thể trách Khánh được, mà ngược lại chàng cầu chúc cho Khánh hạnh
phúc. Tình yêu là như vậy đó, không nhất thiết cứ phải lấy được nhau. Người đàn
ông có thể thà chết để bảo vệ người mình yêu .Nhưng tôi đọc bài thơ với những
câu:
“
Bao nhiêu hạt lệ còn thưà
Dành
ngày sau khóc những giờ vị vong
Bao
nhiêu những cánh hoa lòng
Hãy
dâng cho trọn nghiã chồng hồn cha
Nhắc
làm chi chuyện đôi ta…“
Hay
là:“ Tiếng xe mở lối vu quy
Hay
là tiếng cắt nàng chia cuộc đời
Miệng
chồng khánh gắn trên môi
Hình
anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ... »
Trong
« Hai sắc hoa TiGon cũng vậy “ toàn giọng than thở chuyện mất trinh của người
con gái,chỉ có thằng đàn ông nó mói ghen tuông như vậy. Chuyện người ta lấy
nhau thì ngưòi ta ăn nằm vói nhau là chuyện bình thường. Người ta còn rất trẻ mới
19, 20 tuổi đã vội phong là thiếu phụ rồi.Cho nên trong bài thơ trả lời :chàng
Tâm Tâm mới lòi ra cái bản năng cuả giống đực bị mất mồi, khi con cái đi với
con đực khác. Tôi càng suy tư và tin chắc chắn « Hai Sắc Hoa TiGon « là cuả
Thâm Tâm. Tôi có ý kiến như vậy các bạn thông cảm cho. Còn các bạn trước sau vẫn
khẳng định có nàng T.T.Kh thật và nàng hiện nay còn sống ở Pháp, Anh, Mỹ, Đức
... và nàng vẫn làm thơ thì tuỳ các bạn. Thật ra đây là một sự lưà dối cuả tâm
hồn, nhưng tôi không trách Thâm Tâm vì lúc đó Anh còn trẻ, và Anh lại mất sớm.
Tôi xin phép hương hồn Anh được chuyển thể bài thơ cuả anh. Thực ra nghi án văn
học đã chấm dứt, từ khi có cuộc di tản chạy nạn cộng sản mà có nhiều bậc văn
thi sĩ, các vị cao minh ở hải ngoại đều cùng thống nhất ý kiến không hề có nàng
T. T. Kh là nữ thi sĩ.
Tiếng
Lòng
chuyển
thể từ thơ lục bát cuả Thâm Tâm
Rượu
cứ rót say xưa tàn cuộc
Các
anh ơi, hãy chuốc thật say
Ngẫm
đời mà thấy đắng cay
Người
yêu đi mất đêm nay mộng tàn
Hãy
tắt nốt cung đàn lạc điệu
Giọng
nỉ non ảo não mưa rơi
Trăng
tàn sương rỏ trần ai
Mây
mờ che khuất đường đi lối về
Thơ
tôi viết hồn mê lạc nẻo
Thuyền
tình tôi bạc bẽo xa khơi
Trả
lời người đã phụ tôi
Đêm
trưòng mộng tưởng rằng ai là chồng….
Sáng
tỉnh dậy bàng hoàng buồn bã
Giưã
cánh đồng hoang dã thời gian
Còn
ai nâng giấc khóc than
Lá
vàng rơi rụng chiều tàn rỗng không
Tiếng
xe nghiến bụi hồng gió thảm
Chim
thì thào ảm đạm muà thu
Nàng
đi trong cõi sương mờ
Phố
phường xác pháo nhuộm màu xác xơ
Tiếng
xe chạy bơ vơ trần thế
Lối
vu quy nhạt nhẽo người ơi!
Thương
chàng lầm lũi đêm nay
Canh
khuya bóng lẻ sầu cay một mình…
Chốn
lầu ngọc buông mành trướng rủ
Phút
đê mê rượu ngọt bờ môi
Một
thời dĩ vãng xa xôi
Có
người nghệ sĩ lẻ loi hận tình
Chốn
hoang vu trời xanh mây ảo
Hồn
bơ vơ lầm lỡ đi đâu ?
Cung
đàn nưả đoạn đường tơ
Duyên
tình đã bén cánh hoa lại rời….
Còn
gì nưã Khánh ơi, đã hết
Lòng
cuả anh em biết năm xưa
Bọt
bèo trôi kiếp phù du
Hồn
anh đã chết lánh xa cuộc đời…
Em
quên mất đường bay nẻo lại
Cánh
chim xưa lạc lối trăng mờ
Chồng
con đoàn tụ từng giờ
Gia
đình yên ấm mong chờ gì ai ?
Đừng
ong bướm ngày mai lần lưã
Lá
thơ tình giang giở chưa xong
Muà
đông đan áo cho chồng
Mím
môi vá lại vết thương lại lành
Bao
kỷ niệm sầu canh đêm trái
Giọt
mưa rơi bấu viú nguồn cơn
Người
ta đan mới tơ duyên
Giữ
lòng chung thủy cúng hồn cho cha…
Đừng
nhắc lại càng sầu thêm tủi
Phận
đời anh phải chiụ phong ba
Giang
hồ sóng gió ta bà
Mong
em giữ trọn đoá hoa thuở nào…
Em
nhớ nhé muà thu trăng sáng
Đợi
muà sau lóng lánh ngàn sao
Ti
Gon nhuộm máu năm nào
Tâm
hồn nghệ sĩ nhạt nhoà nổi trôi
Trái
tim nấc ngậm ngùi chiến bại
Chốn
trường tình trơ trọi than ôi!
Vui
lên hỡi các anh ơi !
Thuyền
tình bể ái rượu say lệ tràn…
11.3.2010
Lu Hà
Bàn Luận Chia Sẻ Tâm Tình Với Các Bạn Trẻ Về Hai Sắc Hoa TiGon
Bàn Luận Chia Sẻ Tâm Tình Với Các Bạn Trẻ Về Hai Sắc Hoa TiGon
Sau
đây là cảm nghĩ của mộ số bạn trẻ Việt Nam ở ngoại quen biết rất thân tình với
tôi, có hỏi ý kiến tôi về nghi án văn học này:
Đôi
Điều Khuyên Nhủ Chân Thành Để Cổ Vũ Cô Võ Thị Linh Khi Nghiên Cứu Về Văn Học.
Võ
thị Linh viết hay lắm nhất là tóm tắt lại câu chuyện tình dang dở “
Hoa TiGon “đã
đăng trên tuần báo thứ bảy của toà soạn báo Thanh Châu. Còn
về
4 bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gon, Lu Hà tôi cũng từng bàn đến và cảm tác cả thơ nữa.
Câu chuyện tình dang dở được viết dưới dạng tiểu thuyết vẫn chưa hề được đọc.
Nay Nhờ có Võ thị Linh mà biết sơ qua về nội dung rất lý thú.
Nhớ
lại cách đây khoảng hơn 3 năm về trước. Bài luận về Hai Sắc Hoa TiGon tôi cũng
có đăng lên mạng dưới dạng hoạ thơ và tâm sự, lập tức có hai vị văn sĩ lớn tuổi
ngày xưa từng là giáo chức sĩ quan dân biểu của miền Nam cộng hòa khuyên Lu Hà
đừng bàn luận nói gì thêm nữa vì nghi vấn văn học đã được giải đáp rồi. Có thể
các vị cao tuổi đó không muốn Lu Hà thuộc thế hệ con cháu đàn em sinh sau đẻ muộn
lại lắm mồm lắm miệng như vậy?
Vì
đây là hiện tượng tâm lý:
1.
Nhiều nhà thơ tự nhận là người yêu cô T.T.Kh
2.
Tâm lý nâng đỡ mộng tưởng hóa chân tài phụ nữ. 4 bài thơ của nàng T.T.Kh
những
bài thơ tầm tầm trung bình này tại sao người ta thích? Theo tôi chỉ có 2 lý do:
-
Người ta nghĩ rằng đây là thơ của một người phụ nữ
-
Bởi câu: Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời
ơi! Người ấy có buồn không?
Cái
chữ "người ấy" rất Việt Nam hay những chữ ta thường dùng chỉ quan hệ
vợ chồng trai gái yêu nhau tình tứ: người ta, đằng ấy, ai ơi, ông xã, bà xã, ai
ai v. v...Lối nói dân gian truyền thống này đã khoan sâu vào cội nguồn tâm thức
Việt Nam do một người nữ nói ra. Chứ với trình độ Thâm Tâm khả năng làm thơ của
anh còn kém Nguyễn Bính, Tản Đà, Hồ Dzech, Hàn Mạc tử xa.
Các
giáo sư tâm lý học, học giả uyên bác về văn chương đều thừa nhận thơ của phái
nam và đều cho rằng thơ Thâm Tâm. Nhưng số đông cánh văn thi sĩ quần chúng chiếm
số đông thì lại bảo thơ của nàng T. T. Kh gì đó, nàng sống ở Sài Gòn, Pháp hay
Nhật Bổn.
3.Tâm
lý các bình luận gia các nhà khảo cứu muốn được mình là người đầu tiên phát hiện
ra chính thi sĩ Thâm Tâm mới là tác giả và kết luận: Nghi án đã được gỉải đáp
không cần bàn cãi nữa.
4.
Bệnh vĩ cuồng của số đông quần chúng yêu thơ.
Tâm
lý a dua ăn theo như thích những câu hợp với tâm trạng cá nhân muốn vươn lên của
mình như:
-"Nếu
biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời
ơi người ấy có buồn không ?"
-"
Đời vằng em rồi say với ai "
-
" Không có gì qúy hơn độc lập tự do " của Hồ Chí Minh tung ra khi
quân Mỹ nhày vào miền Nam và hàng triệu thanh niên chết oan vì câu nói đó.
Vậy
cô Võ Thị Linh muốn khảo cứu văn học, Lu Hà tôi rất ủng hộ khuyến khích, nhưng
khuyên cô: Không nên đọc hết hàng trăm bài khảo cứu trên mạng về hiện tượng
tranh cãi nghi vấn này mà cô tự chọn lấy 5 đến 10 tác giả có kiến thức văn
chương thực sự uyên bác viết về đề tài này để tránh hiện tượng chính mình cũng
bị số động đưa vào mê hồn trận. Vì số đông phần lớn thực sự không có kiến thức
văn chương nên cứ viết bừa và họ phần lớn có tâm lý nâng đỡ phụ nữ theo cảm
tính. Cô Khánh gì đó mà tác gỉa nhận nhập nhằng là nàng T. T. Kh gì đó.
Cách
tốt nhất là cô phải tự hóa thân vào tác gỉa, tự đọc nghiền ngẫm từng câu từng
chữ của 4 bài thơ và đặt mọi giải thuyết: Đây là lời Khánh viết hay đây là Thâm
Tâm, đây là tâm trạng phụ nữ tuổi 17 , 18 hay đây là tâm trạng phụ nữ tuổi 40
hay 50? Đây là tâm trạng uất hận của một người đàn ông thất tình bị bỏ rơi mà tự
lòng lý tưởng hóa người mình yêu nghĩ về mình như thế để tự an ủi trả thù đời,
trả thù tình...vân vân và vân vân, mệt lắm đấy chứ không phải dễ chơi đâu cô Võ
Thị Linh ơi! À cô còn phải trải qua tình yêu ngoài đời nữa chứ, từng yêu, từng
bị bỏ rơi, từng đau khổ hay cô đã từng bỏ rơi một chàng trai nào đó và thái độ
tâm lý chàng đó ra sao?
Theo
tôi: Nếu là nữ tác giả 4 bài thơ thì cô ấy ít ra đã là một nàng Ngân Giang,
Đoàn thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Mai Hoài Thu, Thimmyngoc Huynh, Thi Nguyên,
Vanessa Le, Chiếc Lá Vàng, Thủy Anh Lam, Liên Lưu vân vân và vân vân... Không
thể tự nhiên vô cớ chỉ độc có 4 bài thơ rồi biến mất hút con mẹ hàng lươn? Chắc
hẳn cô T.T. Kh ấy sẽ có rất nhiều thơ đường và cả một lô xich xông 7 chữ, 8 chữ,
5 chữ, lục bát mà rồng rắn nối đuôi nhau tả về cảnh trời mây nước biếc hoa lá
cành khônh nhất thiết phải là tình ái cá nhân vì nó là cái nghiệp văn chương
mà? Theo tôi phụ nữ rất thích thơ 8 chữ dễ làm dễ bày tỏ tâm trạng. Còn 4 bài
thơ này mang hơi huớng cổ phong, hơi hướng của một văn nhân có ăn học gia đình
quyền thế gia giáo như kiểu Kim Trọng đâu phải là cô gái vừa mới vỡ trinh? Nghe
giọng thơ người này chứng tỏ đọc rất nhiều thơ đường cổ và biết rất rõ thủ pháp
làm thơ dạng tứ cú tứ tuyệt viết theo lối mới. Chỉ có người cùng hội cùng thuyền
hay làm thơ kiểu dạng này mới hiểu nhau được? Đã từng nhào nặn suy tư để làm
thơ kiểu như vậy, đã từng khổ hạnh khi học làm thơ như vậy mới hiểu được tâm trạng
của tác gỉa T.T. Kh.
Rõ
ràng đây là một trò chơi tâm lý xã hội của một thi sĩ tinh quái nào đó, nhưng
trò chơi này không thể kéo dài được nếu như anh ta sống dai lên một chút? Vì
lương tâm thi sĩ không cho phép dối trá đánh đố với cả một xã hội một thế hệ về
cái gọi là trái tim yêu? Phải ngay thẳng phải chân thành, phải công khai không
nên viết tắt như vậy? Không thể lập luận người phụ nữ này sợ chồng ghen nên dấu
tên đi? Khi cô đó đã viết được như vậy chứng tỏ là người tương đối già dặn trưởng
thành, và cô ta bất chấp tất cả, tình yêu mà đâu hèn như vậy vì cái tên cho dù
là một người con gái đã đạt đến trình độ thi sĩ làm thơ thuần thục? Khốn nỗi
không phải cô ta mà một anh chàng nào đó, nên mới có gan đùa rỡn cả với trái tim
của mình. Bởi vi, sự thật người ta không yêu mình không khổ sở như lời thơ mà
chính mình là tác gỉa tự khổ tự dày vò lại dùng cách mượn hồn ve sầu lột xác,
tâm linh đàn ông xác đàn bà nên chàng mới dấu tên đi vì sợ bị tẽn tò mà phải nặc
danh giả mạo là T. T. Kh cho có vẻ là một người phụ nữ e thẹn, tình tứ, lễ
giáo, con nai vàng?
Nếu
là Lu Hà tôi chẳng hạn, một người đàn ông tuy chưa đến mức đầu đội trời chân đạp
đất vai năm tấc rộng lưng mười thước cao như Từ Hải,tuy rằng Lu Hà tôi rất
thích 4 bài thơ này của T. T. Kh chan chứa tình cảm lắm, nhưng không đồng ý
cách dùng chữ viết tắt, không dám nói là thơ tình nặc danh. Nếu phải là tôi? Lu
Hà có sẽ điên khùng lên vì cái nặc danh kiểu này? Bởi cớ sao? Bởi vì cảm thấy
mình là thằng hèn kém bất tài đã thất bại trong tình yêu, nay lại còn sợ bóng sợ
gió cả người chồng cô ta, sợ cả cô ta. Hoá ra mình từ là thằng yêu đầu thành
người yêu vét lại, nhai lại cái sái tình thừa thãi của kẻ khác làm mất đi cái vẻ
oai hùng, cái khí khái tự trọng của đấng tu mi nam tử hán, đấng mày râu. Chỉ có
bài thơ thôi mà cũng dấp dính nặc danh sao mình hèn quá vậy? Cho rằng cả 4 bài
thơ của mình hay lắm thiên hạ người ta bàn luận rầm rộ ầm cả lên mà mình vẫn phải
chui lủi dưới váy của một người đàn bà không dám khai tên thật ra, mà phải muợn
tên viết tắt chả khác gì thơ tình nặc danh nhục nhã lắm? Vì sao phải nặc danh?
Vì sợ hay tình này không có thật trong đời mình, người đàn bà trẻ đó chỉ là cái
tên giả tượng là Trần thị Khánh mà mình bịa ra? Có thể có cô Khánh thật nhưng mới
hôm qua thôi cô ta gặp mình giương mắt nhìn thố lố giáng vẽ diễu cợt khinh mình
là thằng khố rách áo ôm nghèo rớt mồng tơi ra? Nếu là tôi, Lu Hà sẽ có ý nghĩ
như vậy đó nảy sinh ra trong đầu và tôi tin tác giả đó cũng có những giây bút
buồn tủi mặc cảm dằn vặt khổ đau như vậy khi thời gian phôi phai vài năm sau?
Tâm lý tâm trạng nhà thơ rất phức tạp không phải bình thường đâu nếu tự anh ta
cảm thấy lương tâm cắn dứt vì chút hư vị, sĩ diện mà phải gỉa dối, mà đã giả dối
thì anh ta sẽ mất dần cảm hứng sáng tác thơ tiếp tục là cái chắc. Cuối cùng chỉ
tự mình chuốc lấy cảnh buồn tâm trạng bệnh tật mà chết dần chết mòn chứ hay hớm
quái gì với 4 bài thơ. Đối với thiên hạ là hay, hay lắm dàn duạ nước mắt lắm
còn mình thì nhục nhục lắm bởi vì mình là kẻ dối trá lường gạt sống để bung chết
mang đi chôn vùi sâu dưới lòng huyệt mộ.
Nghe
nói chàng Thâm Tâm lúc sắp chết cũng có trăn trở với bạn bè xung quanh là do
anh ta bày đặt ra, nhưng không chính thức đăng báo công khai thừa nhận vì cái
chết bất đắc kỳ tử đột ngột của mình do bị bệnh ho lao gì đó? Nhưng chàng cũng
có công cống hiến cho văn học và cũng có tội để lại cho hậu thế một nghi án văn
học, làm người ta mất thời gian tìm hiểu tìm tòi tranh cãi ủm củ tỏi. Theo Lu
Hà thì người này làm được 4 bài thơ theo lối thơ mới phải có kiến thức đường
thi tương đối uyên bác và đúng lý sẽ có hàng trăm bài đường thi ký tên là T. T.
Kh hay thơ 7 chữ 8 chữ 5 chữ tiếp theo. Người này sính làm thơ có vần chứ sẽ
không làm thơ tự do như kiểu ông Hữu Loan đâu.
Lu
Hà còn nhớ: Có vị văn thi sĩ bằng tuổi cha chú Lu Hà thì cũng là tuổi ông của
cô Võ Thị Linh đó, còn nói với chú Lu Hà như có ý giận dỗi:" Lu Hà ơi! Em
còn trẻ, em làm thơ em viết văn, còn anh đây chỉ là một ông lão già thôi, anh
còn sống được bao lâu nữa mà văn chương thi phú "
Cho
nên sau khi viết bài luận này có đăng đăng vào trang Trà Sơn Thi Đàn và trang
Saimon Thi Đàn của Chị Huệ Thu thấy được rất nhiều người đọc, rồi sau đó một
hai trang khác Lu Hà tôi cũng ngậm tăm luôn, không quảng bá trên mạng làm gì. Tốt
nhất là im lặng. Tôi nói vậy cô có hiểu ý tôi không? Vì T. T. Kh là thi sĩ đa
tình không phải là Trịnh công Sơn, tôi sợ bị các fun ném đá văng tục chửi bậy
vu cáo thóa mạ làm mất mặt, làm nhục nhuệ khí tâm hồn thi sĩ tình thơ đi, sợ
mình tự làm hỏng mình đi vì tâm trạng cáu gắt, mai một đi dòng suối cảm hứng của
tôi với các cô kiều nữ đang cuồn cuộn, để mà chan chứa dàn dụa ra thơ. Thế là
tôi khôn ranh đấy vì tôi hiểu thiên hạ quá đi với cái giống người Việt Nam này
nhất là lũ con cháu ông Hồ và tôi đã đi guốc vào bụng thiên hạ rồi đó. Dân tộc
mình giá được như các nước có văn minh dân chủ biết yêu thương, biết thưởng thức
nhân tài nhỉ thì may mắn biết bao cho văn thơ nhất là mảng tình thơ?
Nay
thấy cô Võ Thị Linh lại muốn bàn luận và nhiều người cũng muốn bàn thêm, nên Lu
Hà mới gửi vào để cho cô Linh và mấy chị em nhà cô tham khảo bồi bổ thêm cho kiến
thức văn học, nâng cao tầm hiểu biết cũng tốt thôi. Vì tôi có qúy có mến các cô
tôi mới gò lưng ra để viết vừa là tâm sự chú cháu, vừa là động viên khuyến
khích vừa là khuyên nhủ. Chứ người khác tôi tốn công nhọc sức làm gì? Lu Hà tôi
là thi sĩ tình thơ không những tình riêng của mình và tình của thiên hạ mà viết
thành thơ đủ sức cho Lu Hà này cảm động đều được quan tâm hết, không bỏ xót ai.
Nếu
những ai đó có một trái tim vô cảm, háo danh, hư vị nhỏ nhen thì không thể nào
làm được thơ tình được và họ cũng chỉ như người trong thiên hạ ngồi đó mà mơ mà
mộng sẽ có được một bài thơ thôi để thiên thu bất hủ, để đời. Nhiều thi sĩ văn
sĩ họ có ý nghĩ như vậy đó? Họ công khai nói thật như vậy đó trên mạng hay
trong những bài luận của họ. Nhất là cánh văn sĩ cộng sản và có những nhà văn lớn
giáo sư hẳn hoi cũng nghĩ như vậy. Riêng Lu Hà lai nghĩ khác rất hợp với tính cụ
Hà thượng Nhân, dứt khoát không chịu cho in thơ mình. Đám con cháu cụ phải bảo
nhau tự in cho cụ. Có lẽ trong đời này Lu Hà thấy có hai người Thày thật sự là
cụ Tản Đà và cụ Hà Thượng Nhân.
Rất
mến thương ngưỡng mộ tuổi trẻ như chị em nhà cô, nên tôi mới tâm sự thật lòng
như thế và để cho thiên hạ ngó qua cho vui cũng được. Nhưng mục đích chính là
viết riêng cho cô thôi đó nhé?
15.9.20132
Lu Hà
Còn
cô Nguyễn Thị Hồng có gửi một bài viết gọi là: Nghiên cứu bọn cháu về giới tính
của T.T.Kh..xin gởi đến chú Lu Hà, để cùng tham khảo. Vậy tôi xin trả lời sau:
Cám
ơn cô Nguyễn Thị Hồng đã gửi bài này. Lu Hà tôi đã đọc lướt qua một bài, nhất
là câu chuyện tiểu thuyết tuần thứ bảy, khiến Lu Hà tôi liên hệ đến tình tiết,
nội dung của 4 bài thơ. Cái làm Lu Hà tôi loé ra trong đầu một ý nghĩ thì ra cả
4 bài thơ này là loại thơ cảm tác sau khi một thi sĩ nào đó đã sáng tác ra.
Nhưng cái ranh mãnh tinh quái là tác gỉa liên hệ đến một cô Khánh vu vơ vớ vẩn
nào đó mà chính tác gỉa thầm yêu trộm nhớ là kiểu phải lòng mặt và tự thêu dệt
ra lời cô Khánh viết ra lại còn gỉa mạo nặc danh là T. T. Kh mà tự xào xáo thêm
nhiều tình tiết éo le nhập nhằng khác, cái này gọi là nghệ thuật viết văn thắt
nút cởi nút, biết tạo mâu thuẫn rồi giải quyết mâu thuẫn và thêm tí thơ sao cho
vẻ ngây thơ con nai vàng nữa tung ra để đùa cợt với độc giả
Loại
thơ cảm tác này ngày nay có một số thi sĩ đã làm họ mượn cốt truyện nào đó mà tự
thêu dệt ra. Tổ sư xa xưa là cụ Nguyễn Du là người Thày tiên phong đó.
Còn
những bài khác đọc lõ bõ vài chữ thì thôi, vì người nào cũng muốn tỏ ra mình có
lý có tài học Lu Hà chỉ nhìn qua cái tiêu đề và lướt mắt qua vài dòng là bỏ qua
vì không có thời gian.
Còn
nói đây là nghi án văn học hay án mạng hay án oan chẳng hạn. Muốn tạo thành một
vụ án có giá trị là án thì phải có 5 điểm:
1.
Bị cáo
2.
Hiện trường gây án.
3.
Nhân Chứng.
4.
Vật chứng.
5.Nguyên
cáo
Có
đủ 5 thành tố này mới đáng gọi là án hay nghi án.
1.
Bị cáo: Kẻ làm thơ ký tên nặc danh, gây nhiễu loạn tâm lý xã hội, nay đã chết.
Nhưng đây là bị cáo đáng yêu vì có công sáng tác ra 4 bài thơ dàn dụa nước mắt,
rung động lòng người.
2.
Hiện trường gây án: Bầu không khí thơ ca Việt Nam
3.
Nhân chứng: Người cùng thời đã chết, như bạn Thâm Tâm, bạn Nguyễn Bính, bạn
Thanh châu, vân vân và vân vân.
4.
Vật chứng: Chính là 4 hay 5 bài thơ gì đó.
5.
Nguyên Cáo: Chính là chúng ta: Lu Hà, cô Hồng, cô Linh, các tác giả viết luận
văn về đề tài này,lương tâm văn học, nhu cầu giải toả thắc mắc.
Cả
5 điểm trên tôi thấy chỉ có một điểm duy nhất là có gía trị, còn 4 điểm khác mờ
mịt ù xoẹ nhắng nhít thêm bớt bịa chuyện, hay văn hoa lá cành đạo cốt tiên tri
rồi cũng chỉ là con số không rỗng tuyếch. Điểm giá trị nhất đáng coi trọng
chính là 4 hay 5 bài thơ đó là Vật Chứng.
Bây
giờ chỉ còn hy vọng các vị văn bút thi sĩ mổ sẻ phanh phuii từng chi tiết nội
dung thơ và cuốn tiểu tuyết của Thanh Châu để lý giải mà thôi.
À
bà Chung này người ta gán cho bà là cô Khánh và bà đã trả lời rồi trên mạng
Internet. Bà ấy không quen biết ông Thâm Tâm hay thi sĩ nào hết biết họa, biết
vẽ cả. Bà ấy đã trả lời công khai: Tôi không phải là tác gỉả T. T. Kh. Chị em
nhà cô Hồng, cô Linh tìm ngay trang web văn tuyển mà đọc. Lu Hà tôi nhớ từ lâu
đã đọc lời qua tiếng lại và bà Chung còn đòi kiện cáo ra Toà Án về vụ thiên hạ
thêu dệt bà là cô T.T. Kh nữa. Bà muốn kiện ông nhà văn hay nhà báo nào đó, đòi
tiền bồi thường nhân phẩm danh dự. Nên tìm đọc bài viết tràng giang đại hải của
nữ văn sĩ Ngọc Thiên Hoa cũng viết về bà Chung này.
Tôi
còn nhớ bà Chung phải khóc lên mếu máo phân bua với mọi người: Nếu quả thực tôi
là thi sĩ thực sự là tác giả 4 bài thơ nổi tiếng thì là một điều vinh dự vinh hạnh
cho tôi. Việc gì tôi phải từ chối, thời gian đã lâu rồi là một kỷ niệm đẹp cho
tôi, nếu tôi là tác gỉa thực sự. Nhưng tôi không phải là tác giả nên lương tâm
tối không được phép làm cái điều vô liêm sỉ đó mà có ngườ ta cố gán cho tôi,
nhiều người gọi điện hỏi thăm chúc mừng là một sự sỉ nhục cho tôi. Bà trách người
viết bài báo cố tình làm chuyện bịa chuyện dựng bà ấy lên để làm vật trang trí
cho danh vọng hão huyền ăn ké tiếng tăm văn học. Nghe nói cái ông tác giả đó
cũng quen bà Chung đã từng gặp thì phải, vì lâu quá Lu Hà không nhớ rõ. Nhưng đại
để bà Chung viết đơn kiện tìm luật sư là có thật đăng công khai đàng hoàng trên
mạng . Vì đạo thơ mạo nhận thơ, hay làm thơ thuê cho người khác hay ký tên nặc
danh là một tôi phạm.
Vụ
kiện cáo văn học này bà Chung đã phát đơn ở Pháp thì phải, nhưng đương sự bị
cáo hình như ở Việt Nam hay ở đâu đó. Nào tiền máy bay, cước phí luật sư v.
v... trăm thứ bà rằn chồng chất lên đầu bà lão nghỉ hưu này khổ lắm nên cuối
cùng chả đâu vào đâu cả làm trò cười cho thiên hạ tủi nhục lắm thơ mới chẳng
phú văn với chẳng học, bắng nhắng loạn xị lên trên mạng rồi cũng huề cả làng chả
Toà Án nào thụ lý. Toà án Việt nam không, toà án Pháp không, toà án quốc tế
cũng không nốt.
Tôi
nghe nói thi sĩ Thâm Tâm trong thời gian chiến dịch biên giới gì đó nằm lán anh
rất ân hận lương tâm dày vò và kể chuyện cho bạn thân cùng tiểu đội là chính tớ
là tác gỉa T. T. Kh sau đó vài tháng thì thi sĩ chết.
Các
cô chịu khó tìm vậy, tôi cũng ít thời gian lắm đang xem phim Bao Công tí nữa
xem bài thơ của Trịnh công Sơn và cảm tác luôn.
Cứ
gõ chữ Ngọc Thiên Hoa trên google hay vào trang web. VănTuyển có cả đấy. Tôi chỉ
đường mách lối cho các cô biết chỗ mà tìm. Chúc vui vẻ thành công trong sự tìm
tòi khám phá này. Theo tôi cũng bổ ích nhờ đó tự học hỏi thêm về văn chương.
Hay gõ chữ Nghi Án Văn Học T. T. Kh có khi cũng tìm ra bà Chung ngay. Rất thú vị,
tôi cứ tủm tỉm cười hoài. Các cô cũng rất có cá tính. Theo Lu Hà thì khảng định
anh chàng Thâm Tâm hay anh chàng nào đó biết cách cưa sừng làm nghé. Hiểu tâm
lý phụ nữ và tương đối có biệt tài tán gái và biết dùng chữ hợp với phụ nữ nên
nói, nên nghĩ , nên bày tỏ cái cho trúng tim đàn bà, con gái.
Sở
dĩ người Việt Nam thích bài thơ đó là do phụ nữ vì nó hợp với tâm trạng phụ nữ
một thần tượng một tình yêu tác giả vì bài thơ quá hay xúc cảm. Không ai muốn
cái thiêng liêng của tâm hồn cái tình yêu cay đắng đó không phải do người phụ nữ
mà do một người đàn ông viết, càng nghĩ họ càng thấy họ là kẻ bị lưà dối. Cũng
như ngày nay rất nhiều người không muốn ông Hồ lại là ông Hồ Tập Chương cả. Họ
cảm thấy tình yêu tâm hồn bị xúc phạm. Nên nhièu người vẫn hy vọng vẫn sống bằng
ảo tượng T. T. Kh là một người phụ nữ đáng yêu tiêu biểu cho tâm hồn phụ nữ con
nhà nết na có giáo dục lễ giáo cao. Bài thơ xé ruột xé gan đó là nỗi lòng của
hàng triệu người phụ nữ Việt Nam. Thôi tự lưà dối mình cứ tin đi cũng được nào
đã chết ai, lòng mình dây phút cũng thoả mãn mãn nguyện. Ngay Phật cũng là hoá
thân của người nữ người nam đó sao?
Nam
nữ không quan trọng miễn bài thơ hay, và đừng mất công truy tìm sự thật càng
tìm càng vô vọng, thất vọng vì sự thật vẫn là sự thật như ông Hồ là Hồ Tập
Chương chứ không phải Nguyễn Tất Thành. Dù cho có tự dối lòng mình bác Hồ là
bác Hồ không thể bỗng dưng biến thành ông Tàu phù được. Nhưng thơ phú chưa biết
chừng có thể châm chước không cần sự thật miễn là thơ hay đi vào lòng người.
Nhưng thần tượng chính trị lại là chuyện khác phải nói đúng sự thật không thì
lôi kéo cả dân tộc xuống hố. Hồ chí Minh là Hồ tập Chương phải rạch ròi minh bạc,
còn cô T. T. Kh mãi mãi là cô T. T. Kh lý tưởng thần tượng đáng yêu, cả dân tộc
không thể xuống hố được. Nhưng cứ khăng khăng ông Hồ là Nguyễn Tất Thành là xuống
hố thật và ta phải kiên quyết đầu tranh co sự thật sáng tỏ.
Người
Việt mình có cái gọi là đẹp. Đó một niềm tim tâm hồn sâu lắng bất di bất dịch ,
không ai muốn tâm hồn mình bị đảo lộn nhất là tình yêu dù chỉ là một bài thơ.
Lu
Hà rất quan tâm quý các cô nên mới gò lưng ra viết để giãi bày tâm tư với các
cô không phải là sự hơn thua mà là tình thương mến cha chú con cháu anh em
trong nhà bảo ban nhau. Vì tôi luôn muốn các cô thông sáng, nên biết gì hiểu gì
là tâm sự, thấy sai thì bảo thấy đúng thì khen thấy mập mờ thì tranh luận để đến
mục đích cuối cùng là Thông Sáng. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Các cô biết
chọn tôi là biết chọn mặt gửi vàng đấy. Giao du với tôi thì đọc thỏa thích, còn
hơn giao du với bạn bè như trong lớp học chẳng hạn, những người cấm khẩu chỉ biết
khen, biết mình sai nhưng lờ đi và thậm chí còn ác tâm: Tao biết mày sai tao
càng bốc lên cho mày sai một thể, tao vừa được tiếng tốt chả mất gì chả thiệt
gì.Vì mày muốn như vậy mà thì cho mày được muốn như vậy. Cho nên các cô nên cảnh
giác khi giao du với bạn bè những ai chi khen mình và chẳng được việc gì cho cụ
thể. Khi cần đén nhờ đến hỏi đến thì biến đi. Các con gái tôi không có hạnh
phúc được tôi nói chuyện nhiều như các cô. Vì ngôn ngữ Tây- Việt khác nhau, thơ
tôi làm chả đứa nào đọc được hiểu được một câu một chữ. Chúng nó chỉ biết tôi
là một người cha tốt, nhưng tâm hồn tôi lãng mạn đa tình chúng cũng mù tịt.
Thôi nó là số mệnh vậy.
Vô
cùng thương mến. Chúc mấy chị em nhà các cô và gia đình vui vẻ bình an
17.9.2013
Lu Hà
-Ý
Kiến Của Cô Nguyễn Thị Hồng.
Chị
em cháu rất vui khi thấy chú Lu Hà đã quan tâm rất nhiều trong việc truy tìm
tung tích của Thi Sĩ T.T.Kh. Thật ra tài nghệ của bọn cháu còn non kém lắm, cần
phải học hỏi nhiều nơi chú, trong thời gian qua, bọn cháu củng học rất nhiều điều
hay nơi chú, nhứt là trong thi ca. Những tìm tòi của bọn cháu, chỉ là nhưng
khám phá thông thường, dựa trên các phân tích của một vài ý kiến trên mạng mà
thôi, chứ chưa thật sự đi sâu trong việc khám phá nghi án về văn học nầy, vì bọn
cháu còn kém cỏi trong nhiều mặt lắm. Những khám phá mà chú thấy, đó chỉ là ý
kiến riêng của bọn cháu, là một đóng góp với mấy bác và mấy chú thân quen trên
FB. Chứ đâu phải là góp ý trong phạm trù nghi án văn học nầy!! Xin chú Lu Hà hiểu
cho bọn cháu!!
Sự
góp ý của chú thật là bổ ích cho bọn cháu, và chúng cháu có nhiều dữ kiện thêm
về T.T.Kh, tư đó hy vọng kiếm được một chút ánh sánh về hình tượng
T.T.Kh....Nhưng chú Lu Hà ơi, cái gì nửa kín nửa hở bao giờ củng liêu trai hết...he..he.
Bạch hoá ra hết thì đâu còn gì hay nữa?? Nên bon cháu rất thích câu nói của nhà
văn Thanh Châu:
"Không
cần biết con người thật của T.T.Kh, tôi chỉ biết rằng đó là người đàn bà đã viết
được những vần thơ đẹp. Còn muốn gì hơn? Sao người ta cứ muốn làm nhơ bẩn những
gì gọi là trong sạch ở cõi đời này?".
Ngoài
ra, khám phá nầy bọn cháu chỉ viết cho 4 ngưòi, đó là bác Nhât Tâm, Bác Văn Cay
Bui, Chú Lu Ha và chú Thi Nhan Dao thôi, chứ bọn cháu không có phổ biến trên
FB. he..he, chỉ nói vơí 4 người thôi chu ạ! không dám nói nhiều...vì chỉ bọn
cháu chỉ có dàm tâm sự với 4 thi nầy thôi hi..hi, có trật trúng gì củng vô thưởng
vô phạt mờ..hi..hi..hi..hi
Chú
Lu Hà ơi! Chị cháu nói đúng đó, đây chỉ là suy nghỉ của bọn cháu thôi, bọn cháu
biết là sẽ còn nhiều thiếu sót, nên chỉ có gởi đi cho 4 người thôi, đó là chú
và 3 nhà thơ khác có góp ý trong bài" Hai Sắc Hoa Ti Gôn". Bọn cháu
còn rất kém cỏi trong lảnh vực thi ca và văn học....chỉ đang khảo cứu và học hỏi
từ từ thêm trong phạn trù nầy. Vì thế bọn cháu đâu dám múa rìu qua mắt thợ, nhứt
là những thi sĩ có tên tuổi như chú trên thi đàn hiện nay.
Do
đó chị cháu có ghi trong phần đầu là xin " ý kiến của các bác, chú",
sự tìm tòi đó không phải là phán quyết sau cùng của bọn cháu.
Sở
dỉ bọn cháu gởỉ có 4 ngưòi là để học hỏi thêm nới các bậc truởng thượng trong
làng thi ca mà thôi, mong chú đừng có trách bọn cháu!! Bọn cháu rất vui nhận được
sự hướng dẩn của chú về việc nầy. Cám ơn chú nhiều lắm.
Tôi,
Lu Hà đã trở lời như sau :
Thật
ra việc làm của các cô rất có ý nghĩa khơi gợi dòng máu nóng văn chương khẩu
khí của tôi và vài vị khác nữa. Các cô đã thôi thúc, thúc giục tôi và mọi người
phải lên tiếng phải phun châu nhả ngọc để cho các cô đọc. Vì vậy buộc tôi phải
suy nghĩ nhìn nhận lại vấn đề “Nghi Án Văn Học“, các dữ kiện các cô đưa ra tôi
cũng loáng thoáng đọc qua từ một hai năm về trước. Nay các cô truy tìm lại khoảng
gần 100 bài viết của thiên hạ. Tôi chỉ đọc lướt qua chỉ nhìn qua các tiêu đề, đề
mục, danh sách thiên hạ lời ra tiếng vào đã phát khiếp lên rồi. Các cô có thời
gian đọc hết cũng được.
Nhưng
với trình độ của tôi không rơi vào hiện tượng mà tôi đi thẳng vào bản chất như
tôi đã phân tích một nghi án, một vụ án phải đủ 5 thành tố. Tôi đã xem xét qua
4 thành tố kia và thấy không còn giá trị gì nữa mà chỉ giữ lại một thành tố đó
là" Vật Chứng " . Vật chứng là 4 bài thơ hay 5 bài thơ và câu chuyện
tiểu thuyết Hai Sắc Hoa Ti Gôn mà nhà văn Thanh Châu chủ bút tuần báo thứ bảy
cho đăng. Nhờ các cô tôi cung cấp tư liệu mà tôi khảng định đây là thơ cảm tác
xuất phát từ câu truyện mà ra. Có được ý nghĩ này chính là công lao đóng góp của
các cô đó. Bây giờ bằng trí thông minh và kinh nghiệm làm thơ tôi tin là không
có cô Trần Thị Khánh nào hết. Có thể có một cô Khánh vớ vẩn nào đó thật nhưng
chỉ là người thiếu nữ bình thường do sự tình cờ lọt vào đôi mắt tác giả giống
như trường hợp cô Diễm Xưa nào đó lọt vào cặp mắt Trịnh Công Sơn mà thành bài
hát: Diễm Xưa. Hay bà Nội các cô lọt vào cặp mắt nhà sư Phạm Thiên Thư mà thành
bài thơ: Ngày Xưa Hoàng Thị.
Theo
tôi tác giả 4 bài thơ và cô Khánh, giữa họ chẳng có quan hệ tình ái gì hết.
Nhưng anh chàng này dấp dính lắm chuyện nếu viết tên thật của mình là Nguyễn
Văn A, Trấn Văn Lố, Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Thanh Châu, Lu Hà ... thì 4 bài thơ
đó thiên hạ cũng coi là tầm tầm dù có trăm lần vạn lần kêu lên:" Nếu biết
rằng tôi đã có chồng - Trời ơi người ấy có buồn không? "
Chữ
trời ơi! Người ấy, đằng ấy, người ta, nhà ta, ... rất Việt Nam đã ngấm vào máu
thịt người Việt Nam từ lâu rồi, nó là cả một hệ thống truyền thống tâm tư trai
gái Việt Nam cũng thành vô vị, vô bổ. Nếu ký tên là: Trần văn Cuội. Nên tác giả
lấy tên ngay một cô gái: T. T. Kh và còn ma quái ranh mãnh thuê một cô gái nào
đó mang thơ đến toà sạn.
Đúng
là mưu mô thâm hiểm thật đánh đòn tâm lý để bài thơ mình có tiếng vang. Tác gỉa
biết thừa muốn có tiếng vang phải ẩn mình đừng có xuất đầu lộ diện phải chịu hy
sinh hào quang tên tuổi thật mình đi để đạt được cái giá bài thơ để đời. Tôi
tin tác gỉa tự phấn khích phút giây khoái cảm nào đó, tự cười thầm một mình có
khác chi Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý đâu, khi thấy làng văn thơ Việt Nam
khinh hoàng thất đảm về chuyện này? Tôi biết nói sao cho mọi người hiểu lòng
tôi cũng từng là một thi sĩ tình thơ. Đây là một sự không đàng hoàng chính danh
ngôn thuận của trái tim thi sĩ, có thể tác giả còn quá trẻ không hiểu được sự
phản đòn của tạo hoá? Tự mình một vài tháng hay trong một năm cười thầm, sau đó
tự mình rằn vặt đau khổ nhục nhã nếu như được ai đó phát hiện sự thật phơi bày công khai? Bệnh tật có thể đến
từ cái tâm bất an mà ra và tuổi thọ anh chàng thi sĩ sẽ bị trời phạt
mà rút ngắn lại? Còn 4 bài thơ này có thể vẫn sống dai dẳng cũng đáng giá thôi.
Chính ông chủ bút toà báo cũng chĩ là con vịt giời mà bị mắc bẫy tác gỉả mà
thôi. Sau khi làm ra vụ án văn học đó tác giả biến luôn để mặc thiên hạ tha hồ
mà suy đoán, cứ suy đoán kiểu Vìệt Nam cây tre xanh lũy tre làng thì hàng trăm
năm sau vẫn là nghi án.
Phải
vượt qua lũy tre làng bay lên trên hành tinh mà nhìn lại quê hương suy nghĩ về
vận mạng, tổ tiên, giống nòi, tập tục, truyền thống vân vân và vân vân may ra mới
thoát ra được cái mạng lưới tư duy Việt Nam bùng nhùng chính mình tự bủa vây
mình, tự trói buộc mình, tự kìm hãm mình bởi trái tim to hơn lý trí. Trái tim
mù quáng to bằng con bò, lý trí ngược lại chỉ bằng hạt đậu mà ra. Bây giờ phải
cân bằng lại cả hai thứ đều phải có và to bằng nhau mới được. Trái tim to bằng
quả bưởi thì lý trí cũng phải bằng quả bòng.
Kết
luận của tôi có thể độc đoán chưa biết chừng là người Việt Nam duy nhất nghĩ vậy
đó thì sao? Ý nghĩ của tôi có thể sẽ bị nhiều người chỉ trích lên án, nhưng tôi
mặc xác thiên hạ, tôi là tôi, tôi cứ nghĩ như thế thì nào thì đã chết ai, đã
làm hại làm nhục ai chưa? Nhưng phải nói chính Lu Hà này phải chịu ơn các cô.
Vì sao? Vì các cô đã tạo cơ hội cho đầu óc tôi thông thoáng đi đến kết luận lạnh
lùng của riêng mình: Thì ra đây là thơ “Cảm Tác “.
À
còn nữa có người còn suy bụng ta ra bụng người, lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân
tử bảo rằng tôi muốn nổi tiếng, nên ghen tỵ với tác giả mà dùng những lời nặng
nề thiếu tế nhị. Tôi là người thẳng thắn dám nói ra những ý nghĩ thật lòng của
mình, tôi đâu cần vì muốn đẹp lòng thiên hạ vì muốn được mọi người yêu quý ngưỡng
mộ mình mà phải trí trá a dua với thiên hạ. Chính sự thật thà ngay thẳng bộc trực
là cái vốn cơ bản để tôi làm thơ viết văn đó.
Còn
các cô có nói những gì trái với ý nghĩ của tôi, tôi không giận không trách đâu
mà lại còn thầm khen ngợi là người có chính kiến riêng. Cái quan trọng các cô
phải thật lòng đối xử với tôi như cha, như chú, như bậc đàn anh lớn tuổi trong
làng thơ văn. Không bao giờ vì nghe ai đó xúi bẩy nhắn nhe mà ăn nói hỗn hào xỉ
nhục tôi là được rồi. Tôi tin các cô đều là những nhà khoa học tiến sĩ trong
tương lai học vấn rộng chả dại gì nghe ai xúc xiểm mà hiểu lầm cách viết thơ
làm văn của tôi. Những gì các cô tự suy nghĩ nói ra thì không sao, nhưng của
thiên hạ rỉ tai là không được. Dù cho có là tình chú cháu tôi cũng quất cho mấy
roi vào đít lằn vệt ngang vệt dọc đấy. Được làm bạn thơ văn với các cô tôi rất
vui thích và hạnh phúc lắm lắm đó.
Hồng
ơi! Thế này nhé, nghe nói cô cũng sắp trở thành tiến sĩ thạc sĩ gì đó như vậy còn
trẻ mà đã có bằng cấp rồi. Cô cũng học triết học và hiểu khái niệm hiện tượng
và bản chất đúng không?
Ví
dụ như: Mọi vật chất đều cấu thành bởi các nguyên tử trong nguyên tử có hạt
nhân ta gọi là bản chất, các điện tử chuyển động xung quanh là hiện tượng. Hay
như mặt trời là bản chất, các hành tinh là hiện tượng. Bây giờ ta hãy coi tác
giả làm ra 4 bài thơ là bản chất, sau đó hiện tượng là những fun, tranh cãi, nhận
vơ người tình cô Khánh, ông Bính, ông Tâm, ông Châu, bà Chung, tôi, cô Hồng, cô
Linh và hàng trăm tác giả khác bình luận khác, ăn theo, bịa chuyện vu khống
thoá mạ người nọ người kia vân vân và vân vân là hiện tượng. Để tìm câu trả lời
giới tính của tác giả T.T.Kh, thiên hạ đểu phải lăn hết từ hiện tượng này sang
hiện tượng khác để đi tìm bản chất ai là tác giả nam hay nữ. Nói như vậy có
đúng không? Làm như vậy có đến vài thé kỷ nữa cũng không có giải đáp vì các hiện
tượng đều là giả, thời gian càng dài lâu thì hiện tượng càng nhiều như buị mờ
tăm tối. Bọn nhà văn nhà thơ bất chính ngồi không bới chuyện chúng sẽ nghĩ ra
cách làm tiền cò mồi thiên hạ, chúng sẽ bịa ra một bà Thần thị Hương Khánh hay
Trần thị Láo Toét nào đấy rồi cứ ra công vu khống nằng nặc là nàng T. T. Kh thì
sao? Cho nên không thể bám vào hiện tượng để lý giải được.
Tôi
thì ngược lại mọi hiện tượng tôi chỉ ngó lướt qua và không tin vào hiện tượng nào
hết. Tôi cho là giả hết hoặc một vài hiện tượng
có thể
đáng tin cậy một nửa. Ví dụ: Chỉ có một hiện
tượng độ tin cậy khoảng chừng 50 % thôi. Như
khi có người bạn của Thâm Tâm kể rằng: trước khi chết chàng có tâm sự chính mình
là tác giả T. T. Kh .
Vậy tôi buộc phảI đi từ bản chất mà quán chiếu ra hiện tượng. Tôi túm gáy luôn 4 bài thơ và câu chuyện tiểu thuyết Hai Sắc Hoa Ti Gon của ông Thanh Châu mà quán chiếu ra và tôi khảng định đây là thơ "Cảm Tác " chả có Khánh khiếc gì hết. Cô Khánh trong thơ đó chỉ là một giả tưởng hư cấu lên từ một tay phù thủy nấp trong bóng tối đạo diễn để đùa cợt với thiên hạ. Trong các hiện tượng này tôi đặt nhiều vào Thâm Tâm là tác giả 4 bài thơ, anh ta là hạt nhân là bản chất vụ nghi án văn học của thế kỷ. Ông Bính tôi không tin, tính nết tay Bính này qua văn thơ cũng biết rất hiếu thắng bốc đồng lắm, mà thơ ông Bính điêu luyện thành thục chứ không như kiểu thơ con nai vàng mà T. T. Kh viết. Tính ông Bính nóng nảy thẳng ruột ngựa thì việc quái gì ông phải nặc danh T. T. Kh kia chứ? Còn ông Châu là chủ bút càng không thể nào.
Vậy tôi buộc phảI đi từ bản chất mà quán chiếu ra hiện tượng. Tôi túm gáy luôn 4 bài thơ và câu chuyện tiểu thuyết Hai Sắc Hoa Ti Gon của ông Thanh Châu mà quán chiếu ra và tôi khảng định đây là thơ "Cảm Tác " chả có Khánh khiếc gì hết. Cô Khánh trong thơ đó chỉ là một giả tưởng hư cấu lên từ một tay phù thủy nấp trong bóng tối đạo diễn để đùa cợt với thiên hạ. Trong các hiện tượng này tôi đặt nhiều vào Thâm Tâm là tác giả 4 bài thơ, anh ta là hạt nhân là bản chất vụ nghi án văn học của thế kỷ. Ông Bính tôi không tin, tính nết tay Bính này qua văn thơ cũng biết rất hiếu thắng bốc đồng lắm, mà thơ ông Bính điêu luyện thành thục chứ không như kiểu thơ con nai vàng mà T. T. Kh viết. Tính ông Bính nóng nảy thẳng ruột ngựa thì việc quái gì ông phải nặc danh T. T. Kh kia chứ? Còn ông Châu là chủ bút càng không thể nào.
Tôi
tin như vậy, vì thơ viết đạt mức tương
đối lưu loát chỉ
đếm trên đầu ngón tay chỉ có vài người nhẵn mặt trên văn đàn như: Nguyễn Bính, Hồ
Dzech, Tản Đà, bà Ngân Giang, Vũ Hoàng Chương …. Bài thơ này hợp
với trình độ của Thâm Tâm hơn và chính Thâm Tâm đã hối hận từng đau khổ dằn vặt
trước khi chết kia mà và thừa nhận chính mình là tác giả, nhưng khốn nỗi chỉ có
hai ba người bạn cùng tiểu đội.
Nguyễn Bính làm thơ cao thủ nhuần nhuễn hơn nhiều, với trình độ Thâm Tâm người ta dễ nhầm với phái nữ. Thật vậy, cả 4 bài thơ đó gọi là hay, nhưng gieo vần còn non tay không bợm vần cao thủ như ông Bính. Cái nguy hiểm là sự nặc danh. Với quần chúng thì họ thích vì họ tưởng một người phụ nữ làm ra. Như trên tôi đã nói.
Bây giờ nhắc lại: Thiên hạ thì vui, nhưng với Thâm Tâm khổ tâm lắm. Vì người ta không ở tâm trạng như vậy nên không hiểu đÜợc cái khổ của anh ta. Còn cô Khánh thì nhạt như nước ốc có khi chỉ gặp nhau ngoài đường giương mắt ếch ra, nhưng anh khéo lồng thơ cảm tác từ câu chuyện tình hoa Tigon ra hình tượng cô Khánh người cùng phố luôn? Nên xấu hổ không dám xưng tên và biến luôn.
Nguyễn Bính làm thơ cao thủ nhuần nhuễn hơn nhiều, với trình độ Thâm Tâm người ta dễ nhầm với phái nữ. Thật vậy, cả 4 bài thơ đó gọi là hay, nhưng gieo vần còn non tay không bợm vần cao thủ như ông Bính. Cái nguy hiểm là sự nặc danh. Với quần chúng thì họ thích vì họ tưởng một người phụ nữ làm ra. Như trên tôi đã nói.
Bây giờ nhắc lại: Thiên hạ thì vui, nhưng với Thâm Tâm khổ tâm lắm. Vì người ta không ở tâm trạng như vậy nên không hiểu đÜợc cái khổ của anh ta. Còn cô Khánh thì nhạt như nước ốc có khi chỉ gặp nhau ngoài đường giương mắt ếch ra, nhưng anh khéo lồng thơ cảm tác từ câu chuyện tình hoa Tigon ra hình tượng cô Khánh người cùng phố luôn? Nên xấu hổ không dám xưng tên và biến luôn.
Tình
tiết đâu chỉ có như vậy vài chục năm lại có kẻ xấu bụng đổ vạ
vu khống bà Chung dẫn đến án tự tử? Thật chả
ra sao cả với ông Thâm Tâm và với thiên hạ .Thơ hay
thì có hay,
nhưng để một câu chuyện buồn và một án mạng với bao nhiêu thứ phức tạp
hàng trăm bài viết la lối hạ nhục công kích nhau xỉ nhục nhu, dọa nạt kiện
cáo chỉ vì ai là tác gỉa nam hay nữ?
Nếu như ở tôi mà giả mạo lừa dối cả thiên hạ tôi sẽ chán không còn hứng cảm làm thơ nữa vì càng nghĩ càng thấy nhục. Tại sao phải mượn lời con gái và ký tên cũng con gái? Sao mình không thể sống đàng hoàng, danh chính ngôn thuân? Người ta bảo: Danh bất chính nên ngôn bất thuận, ngôn bất thuận nên sự bất thành. Danh không có vì nhân danh tình yêu nào mà anh làm thơ? Chỉ từ cuốn tiểu thuyết anh lái sang cô Khánh nhà hàng xóm là không chính danh nên anh líu lưỡi ra ngôn bất thuận nên phải nặc danh T. T. Kh, cuối cùng sự bất thành thiên hạ sôi sục đi tìm giới tính. Còn có bao nhiêu người tưởng bở mạo nhận luôn người yêu cô Khánh. Thì ra thiên hạ cũng trí trá giả trá cả, cứ loạn xị như thế giữa say mê cuồng dại mất lý trí đến mức vu khống nhau mà dẫn đến án mạng. Một người phải quyên sinh từ dã cuộc đời chỉ vì là bảo vệ danh dự nhân phẩm như Bà Chung.
Thật rắm rối phức tạp vô cùng vì 4 bài thơ hay thì có hay với loại người muốn hay, tầm tầm với người có kiến thức văn uyên bác chương cao, thậm chí coi là thơ dưới mức trung bình? Thà Thâm Tâm cứ gọi là cảm tác từ tiểu thuyết Hai Sắc Hoa Ti Gon như ông Thế Lữ cũng làm thơ cảm tác sau khi đọc cuốn sách Đoạn Tuyệt mà ra một bài thơ.
Nếu như ở tôi mà giả mạo lừa dối cả thiên hạ tôi sẽ chán không còn hứng cảm làm thơ nữa vì càng nghĩ càng thấy nhục. Tại sao phải mượn lời con gái và ký tên cũng con gái? Sao mình không thể sống đàng hoàng, danh chính ngôn thuân? Người ta bảo: Danh bất chính nên ngôn bất thuận, ngôn bất thuận nên sự bất thành. Danh không có vì nhân danh tình yêu nào mà anh làm thơ? Chỉ từ cuốn tiểu thuyết anh lái sang cô Khánh nhà hàng xóm là không chính danh nên anh líu lưỡi ra ngôn bất thuận nên phải nặc danh T. T. Kh, cuối cùng sự bất thành thiên hạ sôi sục đi tìm giới tính. Còn có bao nhiêu người tưởng bở mạo nhận luôn người yêu cô Khánh. Thì ra thiên hạ cũng trí trá giả trá cả, cứ loạn xị như thế giữa say mê cuồng dại mất lý trí đến mức vu khống nhau mà dẫn đến án mạng. Một người phải quyên sinh từ dã cuộc đời chỉ vì là bảo vệ danh dự nhân phẩm như Bà Chung.
Thật rắm rối phức tạp vô cùng vì 4 bài thơ hay thì có hay với loại người muốn hay, tầm tầm với người có kiến thức văn uyên bác chương cao, thậm chí coi là thơ dưới mức trung bình? Thà Thâm Tâm cứ gọi là cảm tác từ tiểu thuyết Hai Sắc Hoa Ti Gon như ông Thế Lữ cũng làm thơ cảm tác sau khi đọc cuốn sách Đoạn Tuyệt mà ra một bài thơ.
Bà
Trần Thị Vân Chung là nạn nhân đáng thương bất hạnh của vụ nghi án này. Số mệnh
cay độc nghiệt ngã lại dính với bà về tuổi đã xế chiều. Tự nhiên thiên hạ lại
có kẻ ác tâm vu khống bà là tác giả T. T. Kh mà dẫn đến cái chết tủi nhục uất hận
đầy căm hờn. Nghe nói bà đã chọn đến cái chết không biết có phải là tự tử
không? Để chứng minh và như muốn tát vào mặt kẻ vu khống mất dạy chỉ vì muốn
làm thỏa mãn tâm linh, sự khát vọng của số đông mà gây ra một tội ác. Tôi Trần
Thị Vân Chung không phải là T. T. Kh là một sự thật đau lòng của lịch sử thi
ca.
Chính
tác giả T. T.Kh anh ở dưới suối vàng, anh đâu có thể ngờ bài thơ của anh rất
hay và cũng là một tội lỗi gây ra một cái chết bi thảm cho bà Trần thị Vân
Chung vì bị nghi oan.
Chúc
cho mối quan hệ giao hảo tương kính, đầy tình yêu thương ưu ái tình chú
cháu, tình bạn thơ văn gì gì đó mãi mãi vững bền.
À
vừa cảm tác xong bài thơ của anh chàng Trịnh , bây giờ gõ vào máy tính đây. Tí
nữa mời các cô đọc nhé. Giao du văn chương thơ phú với các cô cũng làm tôi thấy
hay hay vui ra phết.
Chúc
các cô Hồng, Anh, Thủy, Linh vui vẻ cùng Ba Má anh chị em họ hàng nhé.
18.9.
2013 Lu Hà
Đôi Điều Cần Chú Ý Thêm
Hôm nay bỗng nhiên trên Facebook có một người giới thiệu cho tôi xem một bài viết dài dằng dặc gồm 7 chương con kà con kê phân tích ngược xuôi, lời thơ, kiểu thơ, ý thơ rồi thẳng thừng bác bỏ hết Thâm Tâm không phải là tác giả T. T. Kh, cô Trần thị Khánh cũng không, Thanh Châu là tác giả câu chuyện tiểu thuyết Hai sắc hoa Ti Gon cũng không, Nguyễn Bính Không, Hồ Dzech không, chả ai là T. T . Kh hết. Tác giả chỉ chăm chăm chĩa mũi nhọn vào bà Trần thị Vân Chung, một người đàn bà bất hạnh đáng thương nào là ngày tháng năm có quen biết ông Thanh Châu chủ bút tòa soạn, có thể người yêu của ôngThanh Châu, và con kà con kê phân tích vì sao bà Vân Chung không nhận mình là T. T. Kh?
Đôi Điều Cần Chú Ý Thêm
Hôm nay bỗng nhiên trên Facebook có một người giới thiệu cho tôi xem một bài viết dài dằng dặc gồm 7 chương con kà con kê phân tích ngược xuôi, lời thơ, kiểu thơ, ý thơ rồi thẳng thừng bác bỏ hết Thâm Tâm không phải là tác giả T. T. Kh, cô Trần thị Khánh cũng không, Thanh Châu là tác giả câu chuyện tiểu thuyết Hai sắc hoa Ti Gon cũng không, Nguyễn Bính Không, Hồ Dzech không, chả ai là T. T . Kh hết. Tác giả chỉ chăm chăm chĩa mũi nhọn vào bà Trần thị Vân Chung, một người đàn bà bất hạnh đáng thương nào là ngày tháng năm có quen biết ông Thanh Châu chủ bút tòa soạn, có thể người yêu của ôngThanh Châu, và con kà con kê phân tích vì sao bà Vân Chung không nhận mình là T. T. Kh?
Tôi đọc đến chương thứ 4 còn mấy chương 5, 6, 7 tiếp theo
tôi nóng tiết lên sổ toẹt hết là thật sự là như vậy. Tôi không muốn đọc tiếp vì
biết thừa là một sự gán ghép ngụy taọ của người viết cốt sao cho bài báo của
mình hay, mình có lý, mình thông sáng hơn thiên hạ. Họ có thể lưà thiên hạ giữa
ông Hồ chí Minh và ông Hồ tập Chương vì có khuân mặt giống nhau như đúc nhưng một
một Nguyễn tất Thành bẩm sinh lùn tịt với một Hồ chí Minh cha già gì đó bỗng
nhiên cao ngỏng lên là một sư vô lý vô cùng khi Mao Trạch Đông muốn sai tên thủ
hạ của mình là Hồ tập Chương đóng vai Nguyễn tất Thành sau này là Hồ Chí Minh
nghểu nghện bây giờ còn đường thờ trong chùa ở Việt Nam.
Bây giờ họ vô cớ
thay bà Trần thị Vân Chung vào vai người yêu c ủa ông chủ bút tòa
soạn báo Thanh Châu và vu khống luôn là họ yêu nhau và bà Chung chính là tác giả
T. T. Kh trong khi bà Chung còn sống sờ sờ ra đấy cũng không cãi nổi với cái giọng
điệu lưu manh mất dạy của chúng.
Nhưng chúng lại không chứng minh được bà Chung có tài làm
thơ. Giống như hai anh chàng có khuân mặt giống nhau như Hồ tập Chương và Nguyễn
tất Thành. Nhưng hai anh chàng này thì lại là một anh lùn tịt và một anh cao ngỏng.
Chúng cũng cố tạo dựng gỉa mạo cho bằng
được và chúng đã thành công.
Đến bây giờ hàng triệu người Việt Nam vẫn tin lão Tàu phù năm ở Ba Đình là Hồ Chí Minh. Trường hợp bà Chung này cũng tương tự như kịch bản vu khống của một tên nhà văn nhà báo láo toét mất dạy nào đó. Một bà Chung vơ với là nàng T. T. Kh nhưng thực tế chỉ làm được thơ con cóc., Vô lý ngu xuẩn như vậy mà chúng cũng gán ghép cho bằng được mới kỳ lạ? Bọn đầu tôm vẫn gật đầu khen hay sái cổ.
Đến bây giờ hàng triệu người Việt Nam vẫn tin lão Tàu phù năm ở Ba Đình là Hồ Chí Minh. Trường hợp bà Chung này cũng tương tự như kịch bản vu khống của một tên nhà văn nhà báo láo toét mất dạy nào đó. Một bà Chung vơ với là nàng T. T. Kh nhưng thực tế chỉ làm được thơ con cóc., Vô lý ngu xuẩn như vậy mà chúng cũng gán ghép cho bằng được mới kỳ lạ? Bọn đầu tôm vẫn gật đầu khen hay sái cổ.
Trong sách tam thập lục kế ( Ba mươi sáu kế ) có kế thứ
37 là kế khốn nạn bẩn thỉu nhất chưa thấy ai nói và ghi vào sách? Tôi gọi là kế
chọn đỗ, người miền Nam gọi là chọn đậu, cộng sản gọi là kế bần nông cốt cán, bọn
phát xít gọi là kế dòng máu thượng đẳng. Nghĩa là trong một cái mẹt đỗ anh cố tình
chọn hết những hạt mẩy,hạt to, hạt chắc,
những hạt tốt đẹp loại bỏ hết. Anh dùng
mọi lý lẽ để phủ nhận nó, chê bai nó. Cuối cùng chỉ để còn xót lại trên mẹt một
hạt tồi nhất, xấu nhất, lép nhất thì anh bảo: Đây là hạt ngọc của tôi, là hạt đỗ
tốt nhất còn lại. Phương pháp này tên nhà văn nhà báo mất dạy nào đó nó đã ứng
dụng để chọn bà Trần thị Chung vơ với nào đó là nàng T. T. Kh . Những người có
khả năng nghi vấn nhất như Thâm Tâm thì nó cố tình loại bỏ mặc dù trong bụng nó
cũng nghĩ thầmThâm Tâm chắc chắn là tác giả T. T. Kh . Bởi vì, nó muốn ve vãn số đông bạn đọc, số đông
quần chúng để thủ lợi cho tham vọng cá nhân.
Ngay chính ông Châu bà Chung cực lực phản đối sự vu khống trắng trợn này cũng không lại với mồm chúng nó. Mẹ tiên sư cái đời này nó đểu cáng vô liêm sỉ trắng trợn bỉ ổi khốn nạn thế nhỉ? Tôi buộc mồm phải kêu than như vậy đó đừng vội cho là tôi mất lịch sự không tế nhị nhé.
Ngay chính ông Châu bà Chung cực lực phản đối sự vu khống trắng trợn này cũng không lại với mồm chúng nó. Mẹ tiên sư cái đời này nó đểu cáng vô liêm sỉ trắng trợn bỉ ổi khốn nạn thế nhỉ? Tôi buộc mồm phải kêu than như vậy đó đừng vội cho là tôi mất lịch sự không tế nhị nhé.
Dù cho bà Chung có
yêu ông Thanh Châu đi nữa bà ấy cũng không phải là nàng T. T. Kh chỉ vì một lý
do rất đơn giản đến đứa trẻ con nó cũng biết: Bà Vân Chung có thể làm thơ,
nhưng cả đời bà toàn làm thơ con cóc. Không có bài nào đáng gọi là thơ đủ trình
độ so sánh với 4 bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gon và chính bà Chung phải chọn cái chết
vì quá căm thù bọn khốn nạn chúng nó vẫn cố tình vu cáo bà. Đến mức buộc phải tự
tử? Hay bà còn sống trong dai dẳng đau khổ đến lứa tuổi cao mà vẫn không thể trút
được gánh nặng oan ức đè nặng tâm linh để từ dã cõi đời?
Không thể mang chuyện chuột mèo có một chút tí ti với ông Thanh Châu mà đổ vạ cho bà Chung là nàng T. T. Kh. Hãy tìm ngay cho tôi 1 bài thơ hay 2, 3 bài thơ của bà Vân Chung so sánh với 4 bài thơ nổi tiếng của T. T.Kh để tìm sự đồng dạng của bút pháp tài năng? Chả có bài nào cả đủ để chứng minh, Chỉ có những câu chuyện chim chuột riêng tư theo kiểu bịa đặt bới móc đời tư của người ta mà chả ra hẳn là chim chuột. Những chuyện thăm hỏi nhau vớ vẩn giữa bà Chung với ông Châu là khi về Việt Nam thăm bạn bè cũ thế là gán luôn bà là T. T. Kh là người tình đau khổ của ông Châu chủ bút. Chính ông Châu bà Chung thẳng thừng chúng tôi có yêu đương nhau quái gì đâu?
Không thể mang chuyện chuột mèo có một chút tí ti với ông Thanh Châu mà đổ vạ cho bà Chung là nàng T. T. Kh. Hãy tìm ngay cho tôi 1 bài thơ hay 2, 3 bài thơ của bà Vân Chung so sánh với 4 bài thơ nổi tiếng của T. T.Kh để tìm sự đồng dạng của bút pháp tài năng? Chả có bài nào cả đủ để chứng minh, Chỉ có những câu chuyện chim chuột riêng tư theo kiểu bịa đặt bới móc đời tư của người ta mà chả ra hẳn là chim chuột. Những chuyện thăm hỏi nhau vớ vẩn giữa bà Chung với ông Châu là khi về Việt Nam thăm bạn bè cũ thế là gán luôn bà là T. T. Kh là người tình đau khổ của ông Châu chủ bút. Chính ông Châu bà Chung thẳng thừng chúng tôi có yêu đương nhau quái gì đâu?
Vậy tôi vẫn tin là Thâm Tâm có khả năng là tác giả. Mặc dù vị đó bỏ công phu ra gò lưng tôm hì hục phun châu nhả ngọc để viết được 7 chương. Viết câu chuyện con kà con kê phân tích trích dẫn đủ cả nhưng phần quan trọng nhất là không đưa ra được một bài thơ nào của bà Chung những năm về sau. Không lẽ cả đời bà chỉ có 4 bài thơ nổi tiếng sau toàn làm thơ con cóc à? Vô lý như vậy mà vẫn không chịu thừa nhận vẫn cố đấm ăn xôi tiếc công mình viết 7 chương văn cực hay mà không chịu nhận lỗi là mình làm một công việc trái với lương tâm đạo đức người văn sĩ.
Thật thương cho bà Chung vô cớ bị án oan, chết rồi chúng nó vẫn không tha. Tuy rằng anh chàng bỏ công ra viết văn anh hay lai láng ra đấy, ai đọc cũng mê ly vãi cả ra quần nhưng cái điều lý lẽ đơn giản trẻ con nhất anh lại cố tình bỏ qua. Bà chung cả đời chỉ làm thơ con cóc. Không ai có thề hôm qua mình là một đại Chí Phèo, một cô thị Nở sau một đêm ngủ dậy hoá thành một thi nhân siêu quần bạt chúng cả. Không ai có thể tin một anh Nguyễn tất Thành vốn dĩ lùn tịt, sau một đêm ngủ ´dậy thành một ông Hồ chí Minh cao ngỏng lên như Tố Hữu nói:
“Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng“.
Nếu là Nguyễn tất Thành là Hồ Chí Minh thì phải viết:
“Bóng bác sao lùn tịt
Như mồ mả cha ông „
Tóm lai nếu đúng Thâm Tâm là tác giả của 4 bài thơ Hai Sắc Hoa TiGon? Cách thức trêu đùa của Thâm Tâm rất nguy hại cho hậu thế, không khác gì ngày nay trên trường không gian ảo mạng Internet có hai anh chàng cuội Chat với nhau. Một người ờ Mỹ còn một người ở Úc chẳng hạn. Anh chàng ở Mỹ tự nhận là Chí Phèo còn anh chàng ở Úc tự nhận là thị Nở. Cái mà Chí Phèo không ngờ là cô em thị Nở đó chỉ là một thằng đực rựa. Suốt cả buối tối hai anh chị quần nhau lời qua tiếng lại như giới tính khác nhau thật.
Thâm Tâm đã đóng vai T. T. Kh để vờn ngay chính tác giả cuốn tiểu thuyết Hai Sắc Hoa là ông Thanh Châu. Ngay đến ông Bính thông minh như vậy và một vài thi sĩ khác cũng còn bị mắc lừa vội tí tởn, tong tớn làm thơ nhận mình là người yêu cô Khánh. Sự việc không phải chỉ có bấy nhiêu còn hàng hà sa số xâu chuỗi giả mạo lại thi nhau trần quấy dẫn đến cái chết bi thảm của bà Trần thị Vân Chung và còn ai nữa sau bà Chung đây? Hãy tỉnh ngộ lên đừng mơ màng ảo tưởng nữa để mà kéo thêm
Nếu là Nguyễn tất Thành là Hồ Chí Minh thì phải viết:
“Bóng bác sao lùn tịt
Như mồ mả cha ông „
Tóm lai nếu đúng Thâm Tâm là tác giả của 4 bài thơ Hai Sắc Hoa TiGon? Cách thức trêu đùa của Thâm Tâm rất nguy hại cho hậu thế, không khác gì ngày nay trên trường không gian ảo mạng Internet có hai anh chàng cuội Chat với nhau. Một người ờ Mỹ còn một người ở Úc chẳng hạn. Anh chàng ở Mỹ tự nhận là Chí Phèo còn anh chàng ở Úc tự nhận là thị Nở. Cái mà Chí Phèo không ngờ là cô em thị Nở đó chỉ là một thằng đực rựa. Suốt cả buối tối hai anh chị quần nhau lời qua tiếng lại như giới tính khác nhau thật.
Thâm Tâm đã đóng vai T. T. Kh để vờn ngay chính tác giả cuốn tiểu thuyết Hai Sắc Hoa là ông Thanh Châu. Ngay đến ông Bính thông minh như vậy và một vài thi sĩ khác cũng còn bị mắc lừa vội tí tởn, tong tớn làm thơ nhận mình là người yêu cô Khánh. Sự việc không phải chỉ có bấy nhiêu còn hàng hà sa số xâu chuỗi giả mạo lại thi nhau trần quấy dẫn đến cái chết bi thảm của bà Trần thị Vân Chung và còn ai nữa sau bà Chung đây? Hãy tỉnh ngộ lên đừng mơ màng ảo tưởng nữa để mà kéo thêm
nhiều tội
lỗi nghiệp
chướng
không muốn nói là vô nhân đạo. Một lời khuyên chân thành với nhân thế.
Cái tôi bực mình khó chịu nhất là một số tác giả hay thích bàn luận về vấn đề này thiếu nghiêm túc, để câu khách gợi trí tò mỏ thích đi sâu bịa ra hay bới móc những chi tiết vụn vặt về đời tư của đương sự mà mình cố tính vu khống là nàng T. T. Kh nhất là họ thuộc về phái nữ. Những ai đó đạt đến trình độ của nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Dù cho chỉ là thơ văn hạng bét dưới đáy của hàng văn sĩ họ cũng đều biết tâm lý quần chúng hàng triệu người rất thích tác giả T. T. Kh phải thuộc về phái nữ. Cho nên để câu khách, câu độc gỉa họ có xu hướng bịa chuyện tạo dựng ra một một lô xich xông các nàng T. T. Kh rởm, không phải chỉ có một bà Chung là nạn nhận? Với chiều hướng này còn có thể xuất hiện các bà như Nga, Hồng, Bạch, Tuyết, thị Nở v. v… chẳng hạn nữa tiếp tục ra trình làng là nàng T. T.Kh.
Cái tôi bực mình khó chịu nhất là một số tác giả hay thích bàn luận về vấn đề này thiếu nghiêm túc, để câu khách gợi trí tò mỏ thích đi sâu bịa ra hay bới móc những chi tiết vụn vặt về đời tư của đương sự mà mình cố tính vu khống là nàng T. T. Kh nhất là họ thuộc về phái nữ. Những ai đó đạt đến trình độ của nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Dù cho chỉ là thơ văn hạng bét dưới đáy của hàng văn sĩ họ cũng đều biết tâm lý quần chúng hàng triệu người rất thích tác giả T. T. Kh phải thuộc về phái nữ. Cho nên để câu khách, câu độc gỉa họ có xu hướng bịa chuyện tạo dựng ra một một lô xich xông các nàng T. T. Kh rởm, không phải chỉ có một bà Chung là nạn nhận? Với chiều hướng này còn có thể xuất hiện các bà như Nga, Hồng, Bạch, Tuyết, thị Nở v. v… chẳng hạn nữa tiếp tục ra trình làng là nàng T. T.Kh.
Tôi nhắc lại dù văn các anh có hay ho chan chứa dàn dụa lâm ly vãi nước ra đấy, tình tiết vu khống éo le phức tạp ngày tháng năm đủ cả. Nhưng cái điều mấu chốt cơ bản là các anh phải chứng minh được cho tôi đương sự có chân tài, có những bài thơ tương ứng ra để so sánh với 4 bài thơ. Nếu không có ai thì nhân vật T.T. Kh nặc danh đó tôi vẫn nghĩ là Thâm Tâm. Các vị đừng có bảo rằng tôi là thằng hậu sinh khả úy viết lách nhăng cuội, sinh sau đẻ muộn biết quái gì mà cũng nói.
Chấm hết.
Ta cũng không thể trách mãi Thâm Tâm được vì lúc đó anh còn quá trẻ, khi anh nhận ra sai lầm thì Chúa cứ nhất thiết gọi anh về trời để làm thơ, nên không còn thời gian phân trần nữa. Thật là đau lòng cho hậu thế hôm nay và ngày mai.
19.9.2013 Lu Hà
Ý kiến của nhà văn nhà báo Chinh Nguyên:
Hi anh Lu Hà. Tiếc quá tôi mất bài viết về nguồn gốc bài thơ Hai Sắc Hoa tigon của nhà văn, nhà báo và cũng là nhà chịnh trị QDĐ, Bác Nguyễn Thạch Kiên. Ông vìết gởi ra ngoài quần chúng, và có PW cho tôi. Tôi đánh mất sau khi máy PC bị virus. Tuy nhiên tôi nhớ là Bác Nguyễn Thạch Kiên viết nói rằng Thâm Tâm là T.T. Kh và là tác gỉa của bài thơ Hai Sắc Hoa Tigon như anh tra khảo...
Chúc vui.
Trả Lời: Thưa Anh Chinh Nguyên! Các vị đó là những bậc đàn anh đi trước. Những ai có kiến thức văn chương uyên bác ngay thẳng chân thành hết lòng với dân tộc không vụ lợi, không ham phú quý danh vọng hư vi họ đều có ý nghĩ như em.
Em không dám tự phụ rằng: những người có trí tuệ cao và có một tấm lòng với văn học và dân tộc không ai bảo ai nhưng đều gặp nhau ở một điểm trong cách suy luận đặt vấn đề giải quyết vấn đề, có khả năng quy nạp và tổng hợp cao. Những người đó phải được xã hội trân trọng ưu ái đánh giá đúng mức tài năng khả năng của họ không vì một lý do cá nhân hẹp hòi nào mà định kiến phủ nhận những cống hiến sức lực thần kinh của họ.
Thâm Tâm là tác giả T. T. Kh. Những vị như vậy theo em lác đác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn số đông chả có kiến thức quái gì suy luận linh tinh chạy theo thị hiếu quần chúng số đông lại được số đông tán thành hưởng ứng nhiệt liệt. Nghiên cứu văn học là lĩnh vực chuyên môn của một vài người chứ không thể lấy ý kiến tập thể thiểu số phải phục tùng đa số như trong nguyên tắc tổ chức của đảng mafia .
Cám ơn Anh đã quan tâm đến đứa em của lòng đam mê văn học nghệ thuật.
20.9.2013 Lu Hà
Trả Lời: Thưa Anh Chinh Nguyên! Các vị đó là những bậc đàn anh đi trước. Những ai có kiến thức văn chương uyên bác ngay thẳng chân thành hết lòng với dân tộc không vụ lợi, không ham phú quý danh vọng hư vi họ đều có ý nghĩ như em.
Em không dám tự phụ rằng: những người có trí tuệ cao và có một tấm lòng với văn học và dân tộc không ai bảo ai nhưng đều gặp nhau ở một điểm trong cách suy luận đặt vấn đề giải quyết vấn đề, có khả năng quy nạp và tổng hợp cao. Những người đó phải được xã hội trân trọng ưu ái đánh giá đúng mức tài năng khả năng của họ không vì một lý do cá nhân hẹp hòi nào mà định kiến phủ nhận những cống hiến sức lực thần kinh của họ.
Thâm Tâm là tác giả T. T. Kh. Những vị như vậy theo em lác đác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn số đông chả có kiến thức quái gì suy luận linh tinh chạy theo thị hiếu quần chúng số đông lại được số đông tán thành hưởng ứng nhiệt liệt. Nghiên cứu văn học là lĩnh vực chuyên môn của một vài người chứ không thể lấy ý kiến tập thể thiểu số phải phục tùng đa số như trong nguyên tắc tổ chức của đảng mafia .
Cám ơn Anh đã quan tâm đến đứa em của lòng đam mê văn học nghệ thuật.
20.9.2013 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét