Truyện kể của Lu Hà phần 2
Hình như tôi còn có nhiều duyên phận với căn nhà ở thị trấn
Pirna nơi mà bà mẹ và cô em gái nhỏ hay sao? Thiên Chúa đã mách bảo tôi phải gắn
bó với họ như trong một gia đình. Phải chăng Ngài đã chọn con làm con rể tương
lai cho một dân tộc đã từng chịu nhiều đau khổ, đầy máu và nước mắt trên thế
gian này. Tôi có linh cảm như vậy vì thấy họ gần gũi quá đỗi, nhưng không thể
nào lý giải nổi hiện tượng tâm linh thần thánh này? Nên những ngày sắp sứa chia
ly xa cách tôi thường hay ghi âm những buối trò chuyện với bà mẹ và cô em gái
nhỏ…
Cuối cùng cuối tháng 9 năm 1979 tôi phải về nước, họ thuê
xe khách bốc tất cả đám học sinh học nghề chúng tôi ra sân bay Lichtenberg ở
thành phố Bá Linh.
Va ly chỉ được mang theo không quá 30 kg và một túi sách
tay có thể mang theo người. Trước khi đó mấy tuần tôi đã ra bưu điện gửi trước
mấy cái va ly theo đường hàng không với giá cước phí bảo đảm. Nên hành trang ra
sân bay của tôi cũng đơn giản chỉ có cái va ly cân đúng 30 kg, đặc biệt trong
túi áo ngực nơi trái tim tôi là một tấm ảnh và nhúm tóc đen nhánh của cô em gái
để trong phong bì.
Rồi bỗng nhiên tôi thấy thằng Hùng đội trưởng từ đâu lừ đừ
dẫn xác tới. Ông già quản lý học sinh học nghề của sứ quán Việt Nam túm lấy tay
nó, lôi vào bắt xếp hàng để vào phòng kiểm tra cách ly. Nó cự lại cháu không về,
cháu còn vợ con ở bên này. Về nước rồi thì ai nuôi vợ con cháu? Người co kẻ kéo
rồi ông già cũng không đủ sức nữa, không lẽ gọi công an Đức đến giúp đỡ thì
cũng quá muộn rồi? Phải thừa nhận nó cũng khôn ranh, nó không bỏ trốn, nên
không có lý nào đại sứ quán phải sai người bắt trói nó? Đến giờ nó cứ ra sân
bay để có mặt rồi cứ cù nhầy trây ra đó. Về phương diện quốc gia, còn có khách
quốc tế nữa nên không ai dám dùng biện pháp chuyên chính vô sản. Vả lại thằng
này không phải là kẻ thù giai cấp, kẻ thù nhân dân. Nghe nói bố thằng này là
cán bộ quân đội miền Nam cỡ thiếu tá hay trung tá gì đó.
Lần đầu tiên tôi được ngồi trên máy bay, cảm giác khoan khoái
vô cùng, hồn tôi thân xác tôi cùng chiếc máy bay la đà trên chín tầng mây. Tôi
nhớ người em gái, nhớ bà mẹ già cô đơn, nhớ bà ngoại có nước da ngăm ngăm đen.
Rồi tưởng tượng ra cảnh gặp lại bố mẹ và
các em trai tôi ở Hà Nội. Bố mẹ tôi, các em tôi sẽ vui mừng như thế nào?
Máy bay về đến sân bay Nội Bài tôi đến phòng nhận va ly và
cứ như thể kéo chiếc va ly có lắp sẵn bánh xe, và vai đeo túi sách cuốc bộ thẳng
ra trạm xe khách thì may quá có chiếc Com măng ca chạy qua. Thì ra bố thằng Tuấn
là lái xe riêng cho ông Trần Vĩ thì phải làm chủ tịch hay bí thư gì đó của
thành phố Hà Nội và cho tôi đi nhờ. Hình như thằng Tuấn và Thằng Quốc cũng cảm
thấy lương tâm có gì đó còn dằn vặt cắn rứt khi nó nghe trộm tôi nói chuyện với
N và chúng nó bỏ chaỵ ré lên cười. Để cho N sau này hết nước mắt vì tôi?
Về đến trung tâm thành phố Hà Nội, tôi cám ơn bố con thằng
Tuấn và tiện đường đến nhà máy gỗ tìm nhà cô tôi. Thằng T em họ tôi đã lớn hẳn
lên, nó cao to lạ thường hơn hẳn bố nó ngày xưa? Có lẽ nó mang nhiều gen di
truyền của mẹ, của ông bà ngoại nên trông nó thật là vạm vỡ như một võ sĩ cử tạ.
Cô cháu gặp nhau hồ hởi cô đã có thêm hai đứa em nữa một trai một gái, cô lấy một
chú cũng người miền Nam thuộc tỉnh Cần Thơ. Trước khi tập kết chú đã có vợ ,con
chú ở trong Nam là sĩ quan quân đội cộng cộng hòa. Chú định đón cô tôi vào Nam
nhưng bà cả không chịu và chú không muốn ra Bắc nữa mà phải ở lại trong đó phụng
dưỡng cha già. Cô tôi thành ra lại cô đơn, còm cõi nuôi ba đứa em khôn lớn nên
người. Ông tôi, bố tôi vẫn thường nói con trai nhà họ Nguyễn này tài ba lỗi lạc
hiển hách lắm cả trong trường đời và trường tình đa số là hai vợ, nhưng con gái
thường là trắc trở trong đường tình duyên, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, bèo
dạt mây trôi mười hai bến nước, rồi biết phận mình về đâu?
6.7.2019
Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét