Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Trở Về Việt Nam (3)


Truyện kể của Lu Hà phần 3

Thằng em họ con bà cô ruột tôi đúng là lưng dài vai rộng, nó cao to vạm vỡ quá, chả bù cho bố nó ngày xưa nhỏ con tí xíu. Nó gồng lưng bắp thịt nổi lên cuồn cuộn đèo tôi trên gác ba ga, tôi cũng nặng gần 60 kg, cộng thêm cái va ly 30 kg với cái túi đeo ở cổ mà xe đạp không bị nổ lốp mới lạ? Thằng em này cũng ngót 70 kg. Vậy tổng cộng cái xe đạp thống nhất tàng tàng khổ hạnh phải chở khoảng 60+70+30=160 kg, ấy là tôi không tính thêm cái túi vải đeo ở cổ cho tròn số. Dọc đường nó cứ kể lể thằng B em trai thứ ba của tôi đã vào đại học bách khoa, nay đã to lớn đen thui như Chử Đồng Tử, vạm vỡ như một lực sĩ. Còn thằng thứ hai trắng trẻo giống mẹ thì đi bộ đội, thằng út đang học lớp 7 ở nhà vớt bèo nuôi lợn…


Về đến nhà tôi cặm cụi lôi cái va ly, thằng em xăm xăm dựng xe trước cửa nhà bên trái bếp và gọi hai bác ơi! Ra mà xem ai đây này?
Bố mẹ tôi và hai thằng em ùa ra mừng rỡ chạy ra đón tôi. Bố tôi nhờ có tôi thường xuyên tắc tế nên có tiền lai thêm cái bếp đủ kê một cái giường và cửa sổ chấn song sắt đàng hoàng. Tôi cầm tay bố mẹ và các em mà rưng rưng nước mắt, bố tôi già đi đôi chút ông không còn đạp xích lô để kiếm thêm tiền. Tiền bạc từ bán giấy ảnh mà tôi thường xuyên gửi về bố mua một chiếc xích lô nay cho người ta thuê. Một ông vệ quốc đoàn, rồi bộ đội bị thương tật đầy mình về hưu lại phải đi đạp xích lô để kiếm thêm tiền. Bố bảo ở nhà buồn nên mua cái xích lô đạp chơi, nhưng bố không tranh nổi khách vì đám thanh niên trai tráng đắt khách hơn, chả ai muốn ngồi trên xe một ông lão tóc bạc phơ này phải gò lưng vã mồ hôi ra chở người chở đồ. Bố tôi từng là sĩ quan quân đội có thời hét ra lửa, thế mà khi về hưu lại trở thành thân phận cu li đầy tớ cho thiên hạ. Tôi còn nghe nói  ở Hà Nội có ông từng là thiếu tướng phải bán lạc rang, và đại tá chạy lon ton với chiếc bơm xe đạp trên vỉa hè thật là nhếch nhác. Vậy bố tôi cấp bậc thấp hơn  dù có phải đạp xích lô nghĩa là vẫn còn nở mặt nở mày hơn các vị kia từng là sư trưởng, hay quân đoàn trưởng khi  bị thải hồi về nhà phải bơm xe và bán lạc rang.

Trong va ly tôi cũng mang mấy tập giấy ảnh, tôi cũng bọc giấy bạc ở ngoài để tránh bị tia la de, hồng ngoại tuyến gì đó chiếu vào khi kiểm tra bên cửa ra vào ở sân bay. Bố tôi chỉ cho tôi chỗ một cửa hàng chụp ảnh ở phố Khâm Thiên cũng là chỗ quen biết. Tôi bán số giấy ảnh để mẹ có tiền đi mua thức ăn, mở tiệc ăn mừng. Bố tôi điện cho thằng em trai thứ hai của tôi đang làm lính nghĩa vụ ở Thanh Hóa nhưng nó không về được. Thằng em thứ hai chịu ảnh hưởng của tôi, noi gương tôi mà ở Việt Nam nó được vào trường Chu Văn An một lớp chuyên toán cùng học với thằng Tiệp gì đó, nó gọi là thằng Tiệp sún. Thằng em tôi cũng có danh sách đi thi toán quốc tế cũng với tụi thằng Lê Bá Khánh Trình ở trường quốc học Huế, Phạm Hữu Tiệp, Bùi Tá Long gì đó ở trường Chu Văn An? Tôi không thể nhớ đích xác tên mấy đứa này chỉ nghe em tôi kể lại loáng thoáng như vậy. Nhưng em tôi bị ốm nên ở lại, sau này thi đậu vào trường đại học bách khoa Hà Nội. Tôi rất mừng cho nó.

Tôi đến thăm bác gái có người chồng quá cố từng là anh em kết nghĩa với bố tôi. Nhưng khi tới nhà chơi vì cô con gái lớn đã từng viết thư cho tôi… Tôi thấy cô em này lùn tịt, tôi cũng chẳng cao to gì nhưng tính tôi giống như hoàng đế Napoleon Ponaparte chỉ thích những cô cao lớn chân dài để lai giống. Tôi không muốn con cái tôi sinh ra đứa nào cũng lùn tịt. Cô em xinh đẹp thật như nàng Triệu Phi Yến của vua Đường Minh Hoàng, nhỏ bé kiều diễm. Nhưng tôi thì mãi mãi vẫn là cái thằng tôi, đời tôi chỉ được phép lấy một vợ đâu có lắm cung tần phi nữ mà ôm tất cả đàn bà trên thế gian này vào lòng. Nên  tôi tỏ ra lạnh nhạt, trong bữa ăn cô em uất quá nghẹn lên cổ, mà nôn thốc nôn tháo ra…Cảm nhận của người phụ nữ rất tinh tế, những chuyện khác có thể là ngờ nghệch nhưng chuyện ái tình linh cảm thì rất chính xác. Cô em cũng vẫn cố liều muốn thử lòng tôi. Một buổi chiều em đạp xe đến nhà nhờ tôi đưa em, bảo vệ em đến nhà máy dệt thảm len, em bảo trời tối quá nên em sợ. Tôi  đưa em đến Ngã Tư Sở chỉ dặn dò qua loa chiếu lệ rồi về.

 Tôi cũng thuộc loại người ngũ đoản như ông tướng Giáp, ông Giáp chỉ là tướng rỏm chả mà người ta cố tình bơm lên để lấy le, vẽ râu vẽ ria về thiên tài quân sự, thực sự ra ông chẳng có tài cán gì ngoài việc nướng quân như nướng chả. Trận Điện Biên Phủ là thành tích mấy ông tướng Tàu như La Quý Ba, Trần Canh, Vi Quốc Thanh gì đó chứ ông Giáp thì đánh đấm thao lược cái gì? Nhưng ít ra ông Giáp cũng giống tính tôi chỉ thích giao phối với những cô gái cao lớn chân dài thôi. Tôi chẳng là tướng tá quái gì, chỉ là thằng hạ sĩ quèn, nhưng tôi là văn sĩ. Khi tôi chết đi thì văn thơ của tôi còn đó, rải rác trên mạng Internet. Còn ông Giáp chết thối ra chẳng ai còn biết đó là đâu?


Tha Lỗi Cho Anh

Mỗi lần anh đến chơi
Mẹ lại gọi em về
Nhưng em còn bé lắm
Bao muà hoa phượng rơi

Khi anh đã lên mười
Thì em mới lên hai
Mà chưa từng được bế
Em gái nhỏ đi chơi

Cha em và cha anh
Là những người chiến binh
Chia bùi cùng sẻ ngọt
Những năm dài chiến chinh

Các cụ đã hẹn nhau
Em sẽ là con dâu
Và anh là con rể
Cho hai nhà thông gia

Trước giờ phút chia ly
Nước mắt cứ chảy hoài
Nắm tay người đồng đội
Hy vọng vào tương lai...

Khi anh đã đi xa
Nhớ em anh gửi quà
Nhưng tình anh lơ lửng
Như con bướm cành hoa

Em đem lòng yêu anh
Một tình yêu tâm linh
Thiết tha em thổ lộ
Trang giấy hồng xinh xinh

Anh khấp khởi mừng thầm
Mấy năm chờ vấn vương
Rồi khi anh trở lại
Tấm lòng thành thương thương

Biết em sầu tương tư
Nhưng anh biết làm sao
Anh chưa hề hưá hẹn
Cánh chim trời bao la…

Không muốn làm em gái
Chỉ muốn làm vợ anh
Biết làm sao cho được
Cho tâm tình điêu linh

Bữa ăn thành mất ngon
Hội ngộ thành thê lương
Khi lòng anh trống rỗng
Bóng hình tan khói hương

Nghẹn ngào khi nhớ lại
Mỗi lần anh đến chơi
Tuổi thiếu niên xao xuyến
Em gái thời xa xôi...

Biết rằng em khổ đau
Tuổi thơ ấu xa xưa
Khi em còn bé lắm
Anh thầm nhớ trộm yêu

Khi em đã lớn lên
Và anh thành chinh nhân
Tâm tình anh thay đổi
Còn đâu là thiếu niên...

Hãy tha lỗi cho anh
Con chim hận trời xanh
Người cha nơi chín suối
Thương kiếp đời phù du...

2008 Lu Hà

Vì là tình nghĩa giao hảo giữa hai nhà, vì tình huynh đệ giữa bố tôi và bố cô em. Nên tôi phải dứt khoát, không thể xập xí xập ngậu như người thiên hạ. Đã yêu thì bảo là yêu, không yêu là tình anh em. Tình cảm đó cũng rất đáng trân trọng trong cõi đời này. Bài thơ này để bày tỏ nỗi lòng tôi. Tôi rất thích cô em gái thứ hai, dáng người dong dỏng cao. Nhưng không lẽ chặt mía chặt cả cụm tham lam quá đỗi. Tôi không thể học theo ông nội tôi cưới cả hai chị em làm vợ, cuối đời ông phải bị bại liệt vì uống quá nhiều rượu, vì chú út tử trận trong Nam và bà hai oán hận ông tôi. Vả lại cô em thứ hai này đang có người khác tấn công cưa cẩm rồi, tôi không thể thớt mặt mà nhảy vào vòng chiến ái tình được.

7.7.2019 Lu Hà









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét