Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Trở Về Việt Nam (5)


Truyện kể của Lu Hà phần 5

Mong mỏi thấp thỏm mãi cuối cùng chiếc hòm cũng về tới Việt Nam, tàu chở hàng từ cảng Rostock đã cập bến Hải Phòng. Nhận được giấy báo tôi đến ngay nhà thằng Cường có biệt danh là Cường bú tủm. May quá anh trai nó làm nghề lái xe tải. Đúng hẹn hai anh em nó chở bố con tôi đi Hải Phòng. Sau khi làm thủ tục giấy tờ giao nhận hàng xong, chiếc hòm dùng búa dìu bổ ra. Hàng của ai người ấy hối hả bốc lên xe. Số gỗ tôi cho anh em nhà thằng Cường hết, muốn bán đi hay mang về tùy ý.


Trước hết xe qua nhà tôi, xe máy , xe đạp từng cuộn ni lông, va ly vải vóc, cồn phốt xích líp, phim giấy ảnh, súng hơi v.v… bốc xuống. Do quá cấp tập tôi quên mất chiếc lưỡi cưa sẻ to bản và dài mà thằng Cường khi bốc hàng cố ý để lẫn vào số hàng của nó. Sau khi kiểm tra lại tôi mới biết còn thiếu lưỡi cưa. Chiều tối tôi đến nhà nó nài nỉ đòi lại. Nhưng nó không chịu trả, cuối cùng hai anh trai nó khuyên bảo mãi nó mới chịu trả. Thằng Cường này mồ côi cả cha lẫn mẹ, lớn lên nhờ hai anh nuôi nấng. Bố nó nghe nói từng là cán bộ tình báo của Đảng hoạt động ở Cam Pu Chia. Bố nó thời còn trai trẻ từng là nhà kinh doanh bạn thân của thái tử Norodom Sihanouk khi ông này còn trẻ tuổi ăn chơi lêu lổng có vay của bố thằng Cường một số tiền. Khi ông lên làm quốc trưởng có cùng vợ là bà Monique một thứ gái Tây lai Việt mà người Việt Nam quen gọi là bà hoàng Mônic sang thăm Việt Nam tại Hà Nội. Thằng Cường hung hăng định viết thư qua chính phủ Việt Nam đòi lại ông Sihanouk số tiền này. Hai anh trai nó phải khuyên can mãi nó mới chụ thôi. Tiền của bố nó từ đời nảo đời nao nó cũng muốn đòi lại, còn chuyện nó lấy cái lưỡi cưa của tôi, là mồ hôi công sức lao động của tôi, thì nói thẳng là lấy cắp chứ không phải sơ ý nhầm lẫn, nó nhất quyết không chịu trả. Cái cưa còn dấu trong nhà, chỉ có hai anh nó mới biết được. Vậy tôi xin cám ơn hai anh tên là Bắc và Nam nhiều lắm, bố tôi nhờ có cái cưa còn đi làm thêm thợ mộc để có đồng ra đồng vào.

Mẹ tôi mừng lắm số ni lông từng cuộn cắt ra bán cho bà con hàng xóm từng mét một. Phim giấy ảnh tự tôi đi bán, cho nên mới về Hà Nội tôi rất thạo giá cả. Sau này tôi còn hành nghề buôn phim giấy ảnh và cả xe đạp, đồng hồ ở chợ giời. Xe đạp từ Đức mang về thì để cho các em, bố mẹ tôi đi. Riêng chiếc Simson quý như vàng tôi làm chủ nhân ông hàng ngày chịu khó lau chùi nhẵn bóng để đưa người yêu đi chơi. Tôi cứ nghe tin ở đâu có thằng Việt Nam mới đi Đức về là tôi mò đến gạ mua xe đạp và phim giấy ảnh. Xe đạp thì tôi đưa ra chợ trời bán luôn, còn phim giấy ảnh thì dò dẫm từ phố này đến phố khác, cứ ở đâu trả có lãi thì tôi bán. Có lần một đứa trẻ hàng xóm đi bới rác được một bọc ni lông, bố tôi biết là thuốc phiện mới cho đứa bé ít tiền mua lại bọc ni lông đó và ông cũng đưa tôi mang đi bán. Tuy chỉ là dạng loại nhựa thô khoảng nửa cân, gói vào lá xen rồi bọc ni lông lại. Tôi một thời gian lăn lộn trên đường phố Hà Nội với cái việc săn lùng xe đạp Mifa và phim giấy ảnh sản xuất từ cộng hòa dân chủ Đức. Giá cả lên xuống trong 24 tiếng đồng hồ là tôi biết ngay.
Tôi hăng máu đưa cả thằng em út về tận Lạng Sơn nơi tôi từng học văn hóa ngày xưa để mua thuốc lá sợi và mật ong mang về Hà Nội bán. Một lần chả may đi qua trạm công an bị chặn lại, tôi chưa có bằng lái. May quá có thằng Vận lúc đó cũng đứng kiểm tra, bạn nó giữ giấy đăng ký sở hữu xe của tôi lại. Thằng Vận có người yêu ở Ngã Tư Sở, nó bảo thôi anh đưa thằng em về, nó rét run lên rồi nhìn thấy mà thương. Ngày mai sẽ mang giấy tờ xe đến tận nhà cho anh. Thời gian đó cánh công an không ác ôn như bây giờ tôi lại hay thích giao du với tụi nó. Tôi tự thấy mình là tầng lớp trên nên tôi không thể tới thăm hỏi đại ca Đức ve một tay anh chị khét tiếng ở phố Khâm Thiên nữa. Tôi cũng cảm thấy xấu hổ mình có tiền có của mà lại đi giao du với đám bụi đời của xã hội, dù cho tôi chỉ là công nhân học nghề thì cũng có tiếng là đi Tây mới về. Thằng Vận sau này học đại học công an ở  Ba Vì Hà Tây thì phải? Người yêu thằng Vận đang là học sư phạm, nhà cô ta lại gần kề nhà con Phúc đội phó cùng cánh hẩu với bọn thằng Linh, con Vượng cùng đội với tôi ở bên Đức. Khi tôi dẫn người yêu tôi đến chơi, thằng Vận định gọi con Phúc sang nhưng tôi giơ tay gạt đi. Con này nghe nói về Việt Nam chả có gì đáng giá ngoài 1 chiếc xe đạp. Trong số đám bạn bè của thằng vận có một thằng làm nghề cai tù. Người yêu tôi khi về nói với tôi: Em thấy mặt anh ấy thật là gớm ghiếc. Tôi chỉ tủm tỉm cười: Chuyện cái nghề của nó là nghề ngục tốt như Hắc Toàn Phong Lý Quỳ vậy. Quả thực anh cũng không ưa khuân mặt dữ rằn của thằng cha này, trong lòng anh cũng cảm thấy có cái gì đó tởm lợm, một khuân mặt đần độn và hung hãn vô cùng.

 Tôi còn thân với thằng Bình loại công an quân nhạc thổi kèn tí toe vì nó hay bố bố con con với ông già nhà tôi từ khi tôi còn ở Đức và thằng Hà sinh viên trường cao đẳng hội họa. Chính thằng Bình kể cho tôi hết những mánh khóe kiếm cơm vặt của cái nghề công an loại lính tráng tép riu hạng bét như nó. Nó bày cho tôi cách đánh võng, đi xe phải quắp chân vào bình xe…Nó rủ tôi cùng với nó phi xe máy về thăm quê nó ở Hà Bắc, bố nó là tỉnh ủy viên về hưu, đi đâu nó cũng ba hoa giới thiệu tôi anh Hà đây là cảnh sát hình sự… Còn nó với bộ quần áo vàng cập kè bên cạnh làm cho nhều người tưởng thật. Nó kể chuyện bọn nó bắt một thằng bé mới 16 tuổi ăn trộm cá của hợp tác xã, thằng nhỏ này có gia đình cùng khu tập thể với bố mẹ tôi. Chúng nó bày trò dùng bật lửa đốt lông dái thằng bé thật là tội nghiệp. Khi tôi đến chơi thấy gian bên có tiếng rên rỉ khóc rất là thê thảm. Tôi chỉ biết im lặng nghe nó kể, nó bảo tụi nó có phương châm bắt nhầm còn hơn bỏ xót. Tô bảo thôi hành hạ làm gì thằng nhỏ, nó gần nhà tao, nếu tha được thì tha…Lúc đó tôi còn trẻ nên tôi không thấy đó là một sự bất công dã man tàn bạo của cả ngành công an chứ không phải chỉ riêng nhóm thằng Bình. Cái tính láu lỉnh ranh mãnh mồm mép của nó thờì gian đó lại hợp với tính cách của tôi, bên ngoài  tôi cũng tỏ ra hiền lành có khi hơi ngờ nghệch nhưng bên trong lại ranh mãnh như một con chó sói. Tôi không thích làm hại ai, nhưng khi cảm thấy có ai đó muốn hại mình thì tôi sẽ có ngay lập tức thủ đoạn biện pháp ứng phó tung chiêu ra liền để tự bảo vệ mình. Có lẽ nếu không đi sang Đức lần thứ hai theo diện xuất khẩu, có lẽ tôi lại nghe theo lời bố tôi nạp đơn xin vào ngành công an? Hồi đó bố tôi có mua một bộ lưới để khi trời mưa đi bắt cá ở những nơi  sông hồ chuông rạch không cấm thì chính thằng bạn cùng đi lính với tôi lại ăn cắp mất. May nhờ có thằng Bình báo cho thằng G này thuộc loại bất hảo, nên bố tôi  mới nghi ngờ đến tận nhà thằng G nhìn lên gác sau mái nhà và thấy đúng tấm lưới ở đó, nên bố đòi lại. Bố tôi chỉ bảo: Cháu từng là bạn với con trai bác, nỡ lòng nào cháu lấy trộm của bác? Nên tôi không có lý nào thăm Đức ve là đàn anh của nó nữa. Chính ở nước ngoài lên youtube lên các trang mạng Internet, lên facebook tôi mới hiểu ra cái tồi tệ của ngành công an. Cũng là cái may cho cuộc đời tôi, nếu còn ở Việt Nam thì mình cũng ngu xuẩn, không thoát ra khỏi cỗ máy nghiền. Mình có thể là một dư luận viên, mình bị tẩy não rửa não. Lạy Chúa đã cứu vớt đời con và Ngài đã mau mau dẫn dắt con ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, con mới đủ trí tuệ mà sáng suốt nhìn lại toàn cảnh xã hội thối nát bẩn thỉu này.
Sự thật tôi ngày nay hoàn toàn là con người khác, tôi đã cao tuổi, tôi có kiến thức triết học, văn chương xã hội phong phú, chính tôi lại thấy rất bực mình khó chịu với công an Việt Nam hà hiếp áp bức dân nghèo quá đáng, tôi viết văn phê phán chế độ công an trị. Tôi đứng về phía những người dân oan khốc, những kẻ nghèo nàn bất hạnh đau thương tang tóc trong cõi đời này, văn thơ của tôi chỉ muốn đòi lại một sự công bằng.

9.7.2019 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét